khktmd 2015
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018
Новичо́к – Kẻ đến sau hay Người mới tới - Tác giả Trần Gia Huấn
Xóa sổ một gia đình
Bốn giờ chiều ngày 4 tháng Ba, 2018, tại siêu thị ở thị trấn Salisbury miền Nam nước Anh, một người đàn ông và một phụ nữ lên cơn co giật, sùi bọt mép, rồi bất tỉnh. Đội cấp cứu được gọi tới. Cảnh sát lao vào hiện trường cũng đột ngột bị bất tỉnh theo.
Vài tiếng sau, cảnh sát Anh thông báo danh tính nạn nhân. Người đàn ông là cựu đại tá tình báo Nga, Sergei Skripal, 66 tuổi và con gái ông Yulia Skripal, 33 tuổi, vừa từ Nga đến thăm cha sau bao năm xa cách. Hai cha con ăn trưa ở một nhà hàng, rồi đi dạo thì đại họa xảy ra.
Sergei Skripal sinh 1951, tốt nghiệp kỹ sư quân sự năm 1972, phục vụ Binh chủng Không quân, Hồng quân Liên Xô rồi vào ngành tình báo, dưới vai ngoại giao. Khi Liên Xô sụp đổ, ông trở thành điệp viên Nga, trong vai tùy viên quân sự, hoạt động tại địa bàn Âu châu.
Khoảng 1995, Sở Tình báo Ngoại tuyến Anh (M16) tuyển dụng Skripal như là một điệp viên nhị trùng. Năm 1996, ông mắc chứng tiểu đường, về làm việc tại Phòng Tổ chức Tình báo Ngoại tuyến Nga (GRU). Tháng Chạp 2004, ông bị bắt tại nhà riêng ở ngoại ô Moscow, khi vừa về nhà sau chuyến du lịch Anh. Tháng Tám 2006, ông bị tuyên tội phản bội, chịu hình phạt 13 năm biệt giam không ân xá.
Tháng Bảy 2010, Mỹ chơi ván bài đổi 10 ăn 1. Mỹ trả cho Nga 10 điệp viên, đổi lấy Sergei Skripal.
Ngay sau khi được phóng thích, Skripal chọn Salisbury là quê hương cuối cùng. Chưa kịp lo cho vợ đi cùng, thì bà đột ngột qua đời. Tháng Ba 2017, con trai 43 tuổi cũng chết đột ngột không rõ nguyên nhân. Rồi, anh ruột của Skripal cũng chết trong hoàn cảnh tương tự. Thi thể của vợ và con trai được ông mang tới Anh mai táng tại nghĩa trang gần nơi ông ở. Con gái Yulia ở lại Moscow với bà nội 90 tuổi. Đầu tháng Ba năm nay, cô đến thăm cha thì lâm nạn.
Skripal và con gái đang thoi thóp. Hơn hai mươi ngày đã qua, nhưng cả hai vẫn hôn mê sâu. Nếu họ không qua được, gia đình ông coi như bị xóa sổ hoàn toàn.
Hiện trường được phong tỏa. Các chuyên gia vũ khí hóa học được huy động. Họ tìm thấy dấu vết của Новичо́к (Novichok).
Новичо́к = “Người mới tới” hay “Kẻ đến sau”
Tiếng Nga Новичо́к (Novichok) nghĩa đen là “Người mới tới” hoặc “Kẻ đến sau”. Nó được mệnh danh là vũ khí hóa học “thế hệ thứ tư”, mạnh hơn chất độc thần kinh VX đến 8 lần. Chất VX đã giết Kim Chính Nam, anh cùng cha khác mẹ với Kim Chính Ân, vào tháng Hai 2017 tại phi trường Kuala Lumpur, Malaysia.
Liên Xô là quốc gia duy nhất nghiên cứu và bào chế Novichok từ 1970 đến giữa 1980. Khi Liên Xô tan rã, kho vũ khí hóa học khổng lồ ngày thuộc Nga. Theo báo cáo của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học Thế giới (OPCW) riêng năm 2017 Nga đã tiêu hủy khoảng 40 000 tấn Novichok vì quá tốn kém để bảo vệ, bảo trì. Hơn nữa, nó bị cấm sử dụng trong bất kỳ mọi hình thức chiến tranh.
Khoa học gia Liên Xô, Vil Mirzayanov, trưởng nhóm bào chế Novichok, đang sống lưu vong tại Mỹ cho biết. Đó là loại vũ khí hóa học chiến lược, có ba đặc điểm nổi bật vượt xa những loại khác: Một, cực kỳ độc, chỉ cần hàm lượng nhỏ vẫn tiêu diệt được đối phương. Hai, cực kỳ khó định tính. Tránh được mọi cuộc điều tra. Phải là chuyên gia lão luyện và phòng xét nghiệm hiện đại mới hy hữu tìm ra. Ba, cực kỳ hiểm. Hiệu ứng nhanh từ 30 giây đến 2 phút và không có thuốc đặc trị.
Để an toàn cho việc chuyên chở, bảo quản, và dễ tấn công đối thủ, Novichok được bào chế dưới dạng nhị phân, tồn tại ở cả các dạng: rắn, bột, lỏng, và khí. Tùy hoàn cảnh mà áp dụng hình thức tấn công qua đồ ăn, thẩm thấu qua da, hay qua đường hô hấp.
Ông cũng cho biết hợp chất nhị phân này phải trải qua một quá trình sản xuất vô cùng phức tạp, tối tân, nghiêm ngặt, và tốn kém. Chỉ ngân quỹ quốc gia mới chịu nổi. Không viện bào chế tư nhân nào có thể sản xuất được Novichok.
Putin
Khi các chuyên gia tìm thấy dấu vết của Novichok tại hiện trường và mẫu bệnh phẩm của các nạn nhân ở Salisbury, Thủ tướng Anh Theresa May chỉ đích danh Nga và đưa ra hai giả thiết: hoặc Nga là thủ phạm, hoặc Nga vô tình để độc tố rơi vào tay kẻ xấu. Bà yêu cầu Nga giải thích.
Với Putin, mạng người là cỏ rác và lời cảnh cáo của Thủ tướng Anh cũng chỉ để sướng miệng. Máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không của Nga, 298 người toi mạng vào đêm 17-7-2014. Có ai làm gì được Putin.
Tất nhiên, Putin bác bỏ. Nga không là thủ phạm, và không sở hữu Novichok. Nga lý giải: Nhiều nước tàng trữ Novichok. Bởi, nhóm khoa học gia Liên Xô đảo ngũ, đã mang theo công thức giúp phương Tây bào chế nó tràn lan.
Ngày 18-3-2018 bầu cử tổng thống Nga. Putin chiến thắng. Ông vượt thành tích ngồi ghế lãnh đạo lâu hơn cả lãnh tụ Leonid Brezhnev. Người Nga đùa: Từ khi Putin bước vào Điện Cẩm Linh đến nay, Mỹ đã thay đến 4 đời tổng thống, Pháp 5 đời mà Putin vẫn trơ như đá vững như đồng.
Trung Quốc, Venezuela, Syria, rồi Iran gởi điện mừng Putin. Phương Tây im lặng. Hai ngày sau, Tổng thống Trump ngẫu hứng bốc điện thoại chúc mừng Putin chiến thắng vẻ vang. Truyền thông Hoa Kỳ mỉa mai. Hỡi Trump! Vẻ vang gì khi có tới ba ngàn vụ gian lận phiếu. Vẻ vang gì khi một mình một chợ. Vẻ vang gì khi lươn lẹo hiến pháp. Biến 2 thành 4 nhiệm kỳ. Biến mỗi nhiệm kỳ 4 năm thành 6 năm. Vẻ vang gì một tay trùm tung tin giả.
Sóng thần trục xuất…
Lòng kiêu hãnh của Vương quốc Anh bị Putin hạ nhục. Ngày 15-3-2018, Thủ tướng Anh tuyên bố “Chúng ta không bao giờ chấp nhận sự đe dọa tính mạng trên lãnh thổ Vương quốc Anh”. Bà trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và không gởi đại diện Hoàng gia tới dự lễ Khai mạc Cúp Bóng đá Thế giới 2018.
Nga trả đũa không thương tiếc, trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh và đóng cửa Trung tâm Văn hóa, Lãnh sự quán Anh ở St. Petersburg. Câu chuyện ăn miếng trả miếng tưởng như chỉ giới hạn ở hai quốc gia Anh, Nga. Có ai ngờ đã lan rộng trên thế giới.
Trung phong Trump lại ngẫu hứng, đột ngột đổi chiều từ đối tác thành đối đầu với Putin. Ông trục xuất đến 60 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại Seattle. Ông bảo rất nguy hiểm, phải nhổ tận gốc rễ ổ gián điệp Nga ngay trong lòng thủ phủ của Boeing và Microsoft. Đến nay, tổng số 27 quốc gia và các định chế quốc tế trục xuất 147 nhà ngoại giao Nga. Đây là chiến dịch trục xuất lớn nhất trong lịch sử.
Ca đầu tiên mưu sát bằng Novichok trên lãnh thổ Âu châu kể từ Thế chiến II. Các thám tử tìm thấy nồng độ Novichok rất cao ở ổ khóa cửa trước nhà Sergei Skripal. Vương quốc Anh càng tức giận. Ngoại trưởng Anh tuyên bố Nga đừng đánh giá thấp Âu châu.
Nga bị cô lập và cô đơn chưa từng thấy. Đến cả những nước cộng hòa nhỏ bé thuộc Liên Xô cũng bỏ rơi Nga. Nguyên trung tá điệp viên KGB, Putin đang bận quốc tang nhưng ông bảo: Đừng khiêu khích. Đừng coi thường.
Liệu cơn sóng thần có biến thành Đại Hồng Thủy vào năm Chó này không? Putin tuổi Rồng kẻ tử thù không đội trời chung với Chó. Thông điệp đầu năm 2018, Putin khoe đầu đạn nguyên tử tàng hình, xuyên qua mọi lá chắn, mọi hàng phòng thủ, bắn trúng mọi mục tiêu, ở mọi cự ly.
Chỉ còn 80 ngày nữa là khai mạc Giải Vô địch Túc cầu Thế giới ở Moscow. Ngôn ngữ truyền thông toàn là trục xuất, đóng cửa, trả đũa, điều tra…Putin thề sẽ đáp trả không nương tay. Giải Vô địch Bóng đá 2018 sẽ đi về đâu?
Putin và nền dân chủ quản trị - Tác giả Việt Nguyên
Đầu thế kỷ 21, chiến thắng của những lãnh tụ ma giáo kẻ thù công nhân, những nhà độc tài của những quốc gia độc đảng Nga và Trung Quốc đã đưa thế giới về lại không khí của thế kỷ 20 với phong trào cộng sản lan tràn trên thế giới. Sau Tập Cận Bình sửa đổi hiến pháp để tiến lên con đường chủ tịch muôn năm, nay Putin thắng cử lần thứ tư cho thấy hình ảnh hai nhà độc tài hoàn tất hình ảnh “Ta là con sói giữa bầy cừu ngoan, khủng bố là phương pháp cai trị”. Thế giới năm 2018 đi theo chu kỳ của lý thuyết Sekhmet, mỗi 22 năm đời sống từ chính trị đến lối sống của con người thay đổi theo từ trường của Thái Dương Hệ.
Vladimir Putin năm nay 65 tuổi, lãnh tụ người nhỏ, đi đôi khi nghiêng vẹo như con vịt, gương mặt lạnh lùng, lãnh đạo Nga, quốc gia lớn nhất thế giới trải dài qua 11 múi giờ qua hai lục địa Âu Á, đã thắng cử với đa số tuyệt đối 80% số phiếu. 18 năm trước, V. Putin, khi được bầu làm tổng thống, là một nhân vật vô danh, cựu nhân viên tình báo KGB, trung thành với đảng cộng sản, thời hậu Sô Viết Putin giữ một con đường phục thù, nhằm đánh đổ nền dân chủ Hoa Kỳ. Sáu năm trước biểu tình khắp các thành phố lớn kể cả Moscow và Petersburg chống V. Putin ra tái tranh cử nhiệm kỳ 3, dân biểu tình gọi Putin là tên ăn cắp, 6 năm sau giới trẻ, không hề biết đời sống xã hội nghèo đói thời cộng sản, ủng hộ Putin. “Tổng thống mạnh, nước Nga mạnh” chủ trương quốc gia cực đoan của Putin toàn thắng. Nước Nga không thể thiếu Putin, thiếu Putin giới đồng tính luyến ái lan tràn sẽ làm Nga suy sụp. Putin tượng trưng cho lá cờ của Nga, cho sự thịnh vượng của nước Nga, nghèo đói giảm 50%. Chu kỳ kinh tế trên thế giới giúp các nhà độc tài cai trị nước giàu nhưng vẫn cô lập như thời cộng sản, dân không có tiếng nói trong thời dân chủ quản trị của Putin. Thời gian cầm quyền 18 năm của Putin đã lâu hơn thời Tổng bí thư Leonid Brezhnev. Giới trẻ Nga so sánh V. Putin với thời Boris Yeltsin, nước Nga không còn bị phá sản như năm 1998, kinh tế tăng trưởng nhờ giá dầu tăng qua khỏi cơn khủng hoảng năm 2008, năm nay nhờ chính sách dầu hỏa của T. T. Donald Trump giá dầu tiếp tục tăng giúp nền kinh tế Nga. Cũng giống như ở Hoa Kỳ, công nhân ở vùng quê, ở vùng Tây Liberia như Kemevora dân với tinh thần quốc gia quá khích ủng hộ Putin nhiều hơn ở các thành phố lớn.
Chính sách của Putin gây ra nền kinh tế bất quân bình giàu nghèo, chú trọng đối ngoại nhiều hơn các vấn đề trong nước. Năm 2012 khi Putin tranh cử nhiệm kỳ 3, đồng Ruble mất nửa giá so với đồng Euro, lợi tức người Nga xuống liên tiếp 4 năm cho đến năm 2016. Putin đổ tội cho Âu Châu, với nước mắt mừng chiến thắng năm 2012, V. Putin đổ tội cho bọn biểu tình đòi dân chủ là bọn phản quốc, tay sai ngoại quốc khiến Nga suy yếu, tinh thần quốc gia cực đoan lên cao, người trẻ Nga xem Putin là thần tượng. 27 năm sau ngày Sô Viết sụp đổ cờ cộng sản thay bằng cờ Nga ba màu dân Nga muốn ổn định và nền tự hào quốc gia hơn là tự do dân chủ. Người hùng Putin của giới trẻ Nga đứng lên đối đầu với Âu Mỹ, ổn định Nga hậu cộng sản. Kinh tế Nga ổn định nhờ cải tổ kinh tế từ thời Yeltsin và Gorbachev, giá dầu tăng, lợi tức mỗi đầu người tăng 70% dưới thời Putin so với lợi tức tăng 17% ở các nước Âu Châu. Công việc ổn định. Số tỷ phú gia tăng với 88 nhà tỷ phú ở Moscow. Quyền lợi kinh tế vào tay nhóm tài phiệt trung thành với Putin mặc dù những dự án lớn như xây dựng trung tâm điện tử Silicon valley ở Skolvoko thất bại.
Dân Nga cho rằng nhờ V. Putin, nước Nga đã đứng lên sau bao nhiêu năm qùy gối trước Âu Mỹ. Nhờ tinh thần quốc gia quá khích dân Nga quên các vấn đề trong nước. Càng đàn áp uy tín T. T. Putin càng lên vì Nga đã đối đầu với Hoa Kỳ trên bình diện ngoại giao. Năm 2014, Nga sát nhập Crimea, gởi quân qua Ukraine, can thiệp vào Syria năm 2015, trước ngày bầu cử 2018 Putin tối tân hóa vũ khí nguyên tử với hỏa tiễn liên lục địa có thể bay qua Hoa Kỳ. Các nước thuộc khối Sô Viết cũ, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp nay trở lại thân thiện với Nga. Các quốc gia ở Trung Đông như Do Thái, Iran, Saudi Arabria nay có mối giao hảo tốt với V. Putin ngay cả thủ tướng Benjamin Netanyahu thân với Hoa Kỳ nhưng vẫn thường hỏi ý kiến Putin về Syria và Lebanon. Hạm đội Nga nay kiểm soát Bắc Hải và lập căn cứ ở Địa Trung Hải.
Tái cử năm 2018, T. T. V. Putin năm nay là lãnh tụ lâu đời nhất ở Nga sau nhà độc tài Stalin với bàn tay sắt đàn áp đối lập. Năm 2006 ở Luân Đôn Alexander Livitnenko bị giết với chất phóng xạ Polonium 210, năm 2013 Boris Berezovsky thân với Livitnenko bị giết, tháng 3 năm nay Nikolai Glushkov thương gia 68 tuổi chống V. Putin bị ám sát ở Luân Đôn trước ngày bầu cử.
Phương pháp cai trị lừa đảo, bạo động từ trong đến ngoài nước của T. T. Putin giống Stalin nhưng ý thức hệ của Putin là ý thức hệ của triết gia Ivan Ilyin chứ không phải của Lenin.
Ivan Ilyin triết gia Nga với tinh thần Thiên Chúa Giáo Phát xít, viết năm 1920 đến 1945, và1950 cho thế hệ tương lai của nước Nga sau khi cộng sản Sô Viết chấm dứt. Tổng cộng ông viết 20 cuốn sách ở Nga và 20 cuốn sách ở Đức chỉ đường cho các nhà độc tài, vẽ con đường Phát Xít, nguyên tắc cai trị của các nhà độc tài là phá hủy nền luật pháp và nói láo với quần chúng: “Quyền Lực thay cho luật pháp”. Năm1954, Ilyin chết để lại nguyên tắc cho chế độ hậu cộng sản khi Sô Viết sụp đổ năm 1991. Sách của Ilyin bây giờ là cẩm nang của các nhà lãnh đạo hậu Sô Viết và của V. Putin để cai trị Cộng Hòa Nga trong 18 năm.
Kinh tế bất bình đẳng ở Nga được Ilyin xem là hậu quả bình thường của phát triển kinh tế, không đặt nặng như thời cách mạng Marx Lenin, được bọn tài phiệt và V. Putin cổ võ. Nội dung của triết lý Ivan Ilyin là cải tổ kinh tế chính trị ở trong nước sau đó xuất cảng ý tưởng chính trị ra ngoài, tạo kẻ thù chung: Âu Châu và Hoa Kỳ là những địch thủ nguy hiểm cho an ninh Nga.
Lenin không biết Ilyin nhưng trong nhiều bài xã luận Lenin đã dùng biệt hiệu Ilyin, triết lý Lenin và Ilyin vì vậy đôi khi lẫn lộn. Lenin và Ilyin cùng bị ảnh hưởng của Hegel nhưng Lenin theo con đường của Marx lấy chiêu bài đấu tranh cho gia cấp công nhân còn Ilyin theo con đường Phát Xít. Lenin vô thần, Ilyin theo đạo Thiên Chúa.
Năm 1922, Ilyin rời Nga, ảnh hưởng lên Mussolini khi nhà độc tài làm cách mạng Phát Xít ở La Mã. Nói là theo Thiên Chúa Giáo nhưng tinh thần của Ilyin ngưỡng mộ Phát Xít, thất vọng với dân Nga da trắng đã không theo Phát Xít từ đầu để Ý đi trước. Bỏ luật pháp, bỏ tinh thần Thiên Chúa, Ilyin cổ võ một xã hội vô luật pháp, giết người thay cho tinh thần bác ái.
Thời thế chiến thứ hai, Ilyin ca ngợi Hitler và một nước Nga thay đổi nhưng chế độ Sô Viết sau thế chiến làm Ilyin thất vọng. Ilyin vẽ con đường hậu Sô Viết cho Nga: chế độ phải giống chế độ Phát Xít trước thế chiến, cần nhà độc tài, nhà lãnh đạo “nam tính” phải mạnh giống Mussolini, quyền lực của kẻ mạnh sẽ làm dân qùy phục và thế giới sẽ cúi đầu trước nước Nga. Lãnh tụ có trách nhiệm cho mọi hành động và nắm hết tất cả quyền hành từ lập pháp, tư pháp, hành pháp đến tổng tư lệnh quân đội (Tập Cận Bình thực hiện trước Putin!) Những hành động chính trị của lãnh tụ không dựa trên nguyên tắc dân chủ vì nguyên tắc dân chủ vô trách nhiệm. Bầu cử phải là phương pháp chứng tỏ dân phục tùng lãnh tụ chứ không phải là chọn người lãnh đạo (Putin đã làm được qua bầu cử tháng 3, 2018). Nga sẽ là một quốc gia không đảng phái, không đảng nào kiểm soát đất nước chỉ có lãnh tụ giữ nhiệm vụ này. Đảng là một thành phần xã hội. Giới trung lưu phải được đặt xuống hàng thấp nhất không phải là rường cột xã hội. Theo đúng nguyên tắc của Ilyin, “Tự Do cho Nga” được Putin cổ võ có nghĩa là tự do cho Nga và Putin chứ không phải là tự do cho dân.
Từ ngày Putin lên cầm quyền, ý thức hệ Ilyin được xử dụng triệt để, kiểm soát giới truyền thông, bắt giới trẻ đọc sách Ilyin, các chính trị gia và giới tài phiệt cũng cần đọc các sách này, nhà thờ chính thống giáo Nga ngày Chủ Nhật cũng rao giảng lời Ilyin!
Con đường của V. Putin trong 6 năm tới tiếp tục chính sách của Ilyin. Putin và Tập Cận Bình trở lại thời Stalin và Mao. Lãnh tụ già (Putin 65, Tập Cận Bình 64) không người thay thế, tạo hình ảnh lãnh tụ để thờ phượng không đảng chính trị mạnh không khác gì thời sau Lenin. Khi Lenin chết năm 1924 bạo động xảy ra trong đảng cộng sản đưa nhà độc tài Joseph Stalin lên cầm quyền. Joseph Stalin biến đổi chủ nghĩa Bolshevism từ khoa học chính trị thành tôn giáo. Cộng sản thành tôn giáo mới.
Trong sách của Max Eastman “Chúc thư của Lenin” trích đăng trên báo New York Times năm 1926, vào cuối đời Lenin đã kêu gọi đảng loại Stalin khỏi chức vụ tổng bí thư vì Stalin có khuynh hướng bạo động, Stalin đã cho người giết Trotsky lãnh tụ đối lập chạy qua Mexico. Năm 1926 Trotsky bị đập đầu bằng búa, không nhẹ nhàng như các lãnh tụ đối lập bị Putin giết!
Ngày thứ bảy 17/3/2018, tôi có dịp đến dự buổi ra mắt sách, những cuốn sách về tự do dân chủ, ở học viện công dân do giáo sư Nông Duy Trường chủ trương, việc làm này khiến tôi nhớ đến một câu viết: “Không cần đánh chiêng, không cần đánh trống, chỉ cần gieo hai chữ Tự Do vào đầu những người trẻ tuổi từ những ngày đầu khi họ bước chân vào đời”.
Nội Qui Trong Lớp Học Tại Các Trường Trung Và Tiểu Học Hoa Kỳ - Tác giả Nguyễn Tường Tâm
Trong mỗi lớp đều có dán bản nội qui thật ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể và dễ nhớ. Mỗi lớp cô thầy giáo có thể có bảng nội qui khác nhau nhưng tựu trung chú trọng 7 điều được giới thiệu ở đầu bài.
Điều cần lưu ý là mặc dù đây là nội qui áp dụng cho học sinh nhưng các cô thầy cũng phải tuân thủ bởi vì cô thầy không thể dậy các em những điều cô thầy không thực hiện. Do đó dưới đây tôi chỉ phân tích, nói rõ hơn bẩy (7) điều các cô thầy phải làm hay không được làm đối với học sinh.
1. Phải tôn trọng người khác: Bảng tôn chỉ của trường tôi đang làm việc như ghi trên tấm phướn treo ở cột điện trong sân trường dưới đây ghi tôn chỉ đầu tiên là “Tôn trọng người khác”.
Văn hóa Hoa Kỳ và phương tây hoàn toàn khác Việt Nam. Họ không dậy học trò phải tôn trọng cô thầy mà họ dậy cả cô thầy lẫn học trò phải tôn trọng lẫn nhau cũng như phải tôn trọng tất cả mọi người. Đó là một trong các ưu điểm khiến ở trường học Hoa Kỳ và phương tây hầu như tuyệt đối không có sự kiện cô thầy bạo hành (thể xác và tinh thần) học sinh dưới bất cứ hình thức nào. Cũng vì vậy không có tệ nạn cô thầy dùng biện pháp khủng bố tâm lý học sinh để học sinh phải “tự nguyện dưới sự ép buộc” ghi tên học thêm tại nhà cô thầy.
2. Không được dùng những lời làm tổn thương người khác (no hurtful words).
Cô thầy không được nêu nhận xét tiêu cực về học sinh trước đám đông như lớp học, toàn trường hay buổi họp toàn thể phụ huynh.
Khi học sinh có lỗi, cô thầy phải kêu em học sinh đó ra khỏi lớp để nói chuyện riêng với em đó mà không để ai nghe thấy, không bao giờ được nêu khuyết điểm của học sinh trước lớp hay trước bất cứ ai.
Khi muốn trao đổi những khuyết điểm của học sinh với phụ huynh thì phải họp riêng với phụ huynh của em đó thôi chứ không được nêu những khuyết điểm của học sinh trong các phiên họp phụ huynh toàn lớp hay toàn trường.
Không được loan báo các hình phạt đối với học sinh trước toàn thể lớp học hay toàn trường hay trước bất cứ ai, vì đó là hình thức làm nhục học sinh. Không được chê bai công khai trong lớp khi một em học sinh làm bài kém.
3. Không được chửi thề. Dĩ nhiên cô thầy thì không được chửi thề.
4. Không được la lớn tiếng (no screeming). Một khi đã dậy học sinh không được la lớn tiếng thì dĩ nhiên cô thầy cũng không được làm điều đó.
5. Không được lên giọng (no raising voice).
Dĩ nhiên cô thầy cũng không được lên giọng khi nói với học sinh. Lúc nào cô thầy cũng phải nói nhẹ nhàng với học sinh cho dù là lúc khiển trách. Tuy nhiên, vì cũng là con người, nên thỉnh thoảng, (rất ít khi) cô thầy ở trường Mỹ cũng nóng giận lớn tiếng với học sinh. Nhưng không quá 5 phút sau cô thầy sẽ phải xin lỗi ngay (say sorry!) và nhận lỗi “Hồi nẫy tôi quá nóng, đáng lẽ tôi không nên lớn tiếng với em!”.
6. Không được đụng tới thân thể hay tài sản của người khác (keep your hands for yourself).
Điều này là tuyệt đối cấm. Dĩ nhiên cô thầy cũng không bao giờ được đụng tới thân thể học sinh. Ngay cả một đụng nhẹ cũng không được.
Lấy ví dụ, trong lúc hướng dẫn sinh hoạt vui chơi, khi cần đụng vào một em nào đó để bảo em đó xoay người cho đúng hướng thì phải xin phép (đúng nghĩa đen) và nói thế này: “Xin phép, tôi đụng vào lưng em được không?” (May I touch your back?). Nếu em học sinh đó không đồng ý thì dứt khoát không được đụng vào người em, đụng vào là đi tù dễ như chơi (nếu em đó hay mẹ em đó khiếu nại với hiệu trưởng).
Để cho an toàn, không bao giờ cô (thầy) ngồi trong lớp học đóng kín cửa với chỉ một em học sinh khác phái. Trên đại học, ngay cả bà khoa trưởng khi tiếp một mình tôi văn phòng bà ấy cũng mở cửa. Cẩn thận cho an toàn; các cụ ta thường nói “Đi ở ruộng dưa không dừng lại sửa dép, ở dưới cây mận không dừng lại sửa mũ”vì làm như vậy sẽ dễ bị ngờ là hái trộm dưa, trộm mận (Trong bài “Quân tử hạnh” của Nguỵ Vũ Đế).
Ngay cả không nên dùng cầu tiêu, tiểu của học sinh. Tôi cũng không biết điều này cho tới một lần, để tiện, tôi dùng cầu tiểu của học sinh ở gần chỗ đứng. Khi trở ra, gặp viên cảnh sát, ông ta hỏi tôi làm gì trong đó. Tôi nói là đi tiểu. Ông ta hỏi tôi có học sinh trong đó không. Tôi nói “không!”. Ông ta hỏi tôi sao không dùng cầu tiểu của thầy giáo. Tôi nói là quên mang chìa khóa. Ông ta bảo lần sau không nên dùng cầu tiêu tiểu của học sinh.
Đánh học sinh là điều không bao giờ xảy ra. Ngay cả việc đánh bất cứ ai cũng bị cảnh sát còng tay ngay tức khắc. Khi xích mích người ta có thể chửi mắng, lớn tiếng, phùng mang trợn mắt, dí sát mặt vào nhau nhưng tuyệt đối không bao giờ nên đụng vào người đối phương trước. Nếu đụng vào người đối phương trước thì 5 phút sau cảnh sát được gọi tới sẽ còng người động thủ trước mà không cần hỏi lý do.
Không những không được đụng vào thân thể học sinh mà ngay cả tài sản của học sinh như cặp, túi đeo lưng cũng không được tự ý mở ra (để lục soát khi có học sinh kêu mất đồ).
Trong trường hợp có học sinh trong lớp kêu mất đồ mà nghi em nào đó lấy thì không được tự ý lục soát đồ đạc, quần áo, cặp hay túi đeo lưng của em. Muốn lục soát thì phải hỏi xem em đó có đồng ý không. Nếu em đó không đồng ý thì tuyệt đối không được đụng vào. Nếu em đó đồng ý cho lục soát thì mình cũng không được tự tay mở cặp hay túi đeo lưng của em mà phải yêu cầu chính em mở cặp (túi đeo lưng) của em để mình xem (cũng như khi đi qua cửa kiểm soát an ninh ở phi trường, để lục soát túi của hành khách nhân viên an ninh không bao giờ tự ý mở ví, túi xách của hành khách mà yêu cầu chính hành khách làm điều đó).
Tuyệt đối không được lục túi quần, túi áo của học sinh. Nhiều lắm là cô thầy yêu cầu chính em học sinh lục túi áo, túi quần của em và lấy những đồ trong túi ra để xem xét. Thậm chí sách vở hay bài làm của học sinh cô thầy cũng không được tự ý cầm lên xem nếu không “xin phép” học sinh trước.
Ví dụ khi đi vòng quanh lớp để xem các em học sinh làm bài, nếu thấy bài của em nào đó mình muốn cầm lên xem thì phải hỏi “Em cho tôi xem được không?” (May I see it?) Chứ không phải ỷ là cô thầy thích là cầm bài vở của học sinh lên mà xem. Nếu học sinh không đồng ý thì mình cũng không được đụng tới.
7. Luôn luôn tươi cười (smile)
Đây là điều khuyến khích nên làm. Dĩ nhiên cô thầy phải thực hiện trước. Phải nói là trong 1 tiết học có lẽ khoảng 80% thời lượng cô thầy Mỹ luôn nở nụ cười với các em.
Buổi sáng khi các học sinh tới trường hay tới lớp hầu như các cô thầy phải cười chào với học sinh trước. Việc chào nhau cũng giản dị và vui vẻ thôi, cũng giống như bạn bè chào nhau chứ không có lễ nghi gì cả.
Học trò không phải đứng nghiêm cúi đầu chào cô thầy. Khi học trò vào trường gặp thầy hiệu trưởng không bắt buộc phải chào. Nhưng khi đi gần thầy hiệu trưởng quá thì nếu thích chỉ cần chào “Hi!” hay “Morning!” và nở một nụ cười, thế là đủ. Và thầy hiệu trưởng cũng cười chào lại như vậy. Có khi cô thầy đứng ở cửa lớp đón chào các em học sinh. Câu chào thường kèm theo tên ví dụ “Hi! John.” “Morning! Mari” và học trò cũng chào lại “Hi!” hay “Morning!” và cả hai cùng trao nhau nụ cười, thế thôi.
Khi học sinh vào lớp mà cô thầy đang ngồi ở bàn cô (thầy) giáo thì thường học sinh không chào vì cũng hơi xa. Trong trường hợp đó thường thì cô thầy cười chào các em học sinh trước, khi đó các em chào lại. Các thầy giáo lại thường hay chào học sinh nam nữ bằng cách “high five” hay “hit fits” đó là cách chào không chính thức nhưng rất phổ biến giữa những người có một sự quan hệ thân tình.
Quan hệ giữa hiệu trưởng, cô thầy giáo với học sinh rất là vui vẻ, bình đẳng. Ví dụ giờ ra chơi thầy hiệu trưởng và cô thầy nhiều khi chơi bóng rổ với học trò. Hay trong những buổi party trong trường cô thầy giáo cũng tham gia nhẩy múa (dancing) với học sinh
Tàu Cộng Tự Hủy
Dù đang giữa ngày xuân mới nhưng xin được viết những dòng này để nhắc về một cái không được quên.
Những đề tài sát với cuộc chiến biên giới phía bắc, rồi Hoàng Sa, Trường Sa xin nhường lời cho các cây viết khác.
Hôm nay tôi viết vài dòng để nói về cái mà hôm nay, mười năm nữa, hai mươi năm nữa đất nước này vẫn phải suy ngẫm về thân phận mình lại bắt đầu ngay từ ngày…hôm nay chứ không phải những cái từ năm xưa.
Đề tài VN-TQ cũng là một đề tài kéo dài khoảng chục số và đây là bài đầu, còn những bài sau, xin được chậm lại đến thời điểm thich hợp.
Bài viết này xin được coi là nén nhang hướng nguyện về các chiến sỹ đã hy sinh trong những trận chiến chống phương bắc.
Trung quốc sẽ không đánh Việt Nam.
Những khi có những vụ gây hấn của quân China ngoài biển khơi hoặc có những động thái ngoại giao u ám giữa hai nước, nhiều bạn hữu hỏi tôi : Liệu “Nó” có đánh Việt Nam không?
Tôi trả lời: Không!.
Để làm bạn hữu yên lòng, tôi nêu ra ba cái lý.
KHẨU VỊ TRUNG QUỐC LÀ THÍCH NÔ DỊCH.
Khi tôi khẳng định TQ sẽ không đánh VN, có thể có đôi ý kiến hoài nghi. Để làm rõ ý này tôi xin trình ra hai hình ảnh dưới đây.
Một là, với lực lượng quân sự hùng hậu, tich tụ năng lực quân sự từ 1950 đến giờ không phải đánh ai (Trừ cuộc chiến chớp nhoáng với Việt Nam).
Một tiềm năng quân sự được xây dựng để đương đầu với Mỹ, Nhật, Nga, Đài Loan, đã xuất khẩu máy bay sang Mỹ từ năm 2008,hiện nay đang xuất khẩu máy bay chiến đấu sang hàng chục nước, trở thành nước xuất khẩu vũ khí mạnh thứ 3 trên thế giới sau NGa và MỸ, đã tự sản xuất được bom nguyên tử từ năm 1966.
Một chính sách quân sự của một nước độc đảng, coi dân như cỏ, dân có thể đói khổ nhưng nhà nước có thể chi vợi ngân sách cho quân sự như Triều Tiên và một số… nước khác.
Một địa bàn cụ thể là Việt Nam mà họ đã thuộc từng ngõ ngách.
Thì:
Nếu đánh, họ có thể dập tắt toàn bộ năng lực quốc phòng của ta trong một tháng.
Nhưng.
Đánh chiếm xong, họ sẽ mất (Có thể là 100 năm) hao tiền tốn của, tổn sinh mạng để giữ lấy mảnh đất muôn năm thù hận họ, rồi cũng mất, họ không thể giữ được.
Cái mất lớn nhất là hai chục năm nay, bằng nhiều nỗ lực, họ đang xóa mờ đi ý thức chống họ ở một bộ phận người Việt Nam, nếu để tình hình yên ả thêm 20 năm nữa trong cuộc trường chinh nô dịch người Việt, thì việc xóa mờ hẳn ý thức chống họ sẽ đến.
20 năm nữa, lớp người tham chiến năm 1979 và Hoàng Sa đã chết gần hết.
20 năm nữa, lớp người lúc này dưới 20 tuổi, thế hệ yêu smartphone hơn tổ quốc sẽ là lực lượng chủ công, họ muốn làm gì họ mới tính.
Vào thời điểm này ( hoặc trong 10 năm nữa) mà họ thổi bùng ngọn lửa chiến tranh, thì họ lập tức kết nối ngay lập tức với quá khứ ngàn năm, lịch sử Việt-Trung nặng nề kia với hiện tại.
Từ đó ý thức chống Trung Quốc của người Việt lại dầy thêm, sâu sắc thêm!.
Cho nên tôi nói: Trung Quốc chưa thích đánh Việt Nam là từ suy luận này.
Trung Quốc chỉ thích nô dịch hóa Việt Nam, làm cho Việt Nam yếu đi, làm cho Việt Nam khốn khổ, là cái đích của họ.
TRUNG QUỐC VỸ ĐẠI.
Xin bạn đọc dễ xúc động đừng cả giận khi nghe câu tuyên bố này. Nó là thực tế.
Như trên đã nói, Trung Quốc chỉ thich nô dịch hóa Việt Nam.
Và họ đã làm rất tốt việc này.
Cái vỹ đại của họ là so với chính cha ông họ, cái hơn hẳn cha ông họ là chính sách nô dịch hóa Việt Nam thực chất đã thành công.
Họ đã xây dựng hoàn hảo một loại “Kẻ thù” truyền kiếp thành một mô hình kẻ thù tuyệt vời:
-Biết thần phục họ.
-E sợ họ khi muốn quan hệ với các thế lực khác trên thế giới.
-Trực tiếp làm giầu cho họ.
-Luôn tự làm yếu mình.
Đó, khi làm được một “Kẻ thù” được đặc định trong bốn dòng trên, thì TQ hoàn toàn yên tâm thu hoạch những gì họ muốn.
Đó là những gì?.
Trong một bài viết dạng FB, xin tóm tắt thật gọn bằng vài nút nhấn như thế này:
1.Họ tạo nên sự phân hóa, nghi kỵ, dao động trong đời sống tinh thần.
-Chẳng ai tin ai.
-Những nhóm đặc quyền dính tới TQ mạnh lên từng ngày.
-Các chính sách kinh tế lệ thuộc phần lớn vào họ.
-Một xã hội mà nhân tâm tao loạn, hẫng hụt niềm tin là điều họ mong muốn nhất và họ đã đạt được.
2.Một nền kinh tế, công nông nghiệp dặt dẹo, phụ thuộc.
Để nói về vấn đề này rất dài, chỉ xin nêu vài hình ảnh:
Nếu xảy ra chiến tranh, một bộ phận nông dân, tiểu thương miền bắc tầm hơn 5 triệu người khốn khổ ngay vì ngưng giao thương với TQ.
Hiện nay, 70% phụ tùng thay thế, sửa chữa xe cơ giới nhập từ TQ.
Hiện nay, một năng lực tài chính đang “Ôm show” các dự án tầm trung trở lên tại Việt Nam là của Trung Quốc trị giá hàng trăm tỷ USD.
3.Một cuộc chạy đua vũ trang không cân sức.
Với cách dương đông khich tây, đầu tư quân sự hóa biển đông, tuyên bố mạnh miệng về quyền lợi Trung Quốc trên biển, Trung Quôc đã đặc biệt thành công trong việc đẩy VIệt Nam vào thế chạy đua mua sắm khí cụ chiến tranh ngầm.
Nét trội nhất là trong khi nợ công của ta lấp ló ở ngưỡng cao, kinh tế trồi sụt thất thường, nhiều ngành kinh tế thoi thóp, giá dầu thô suy giảm v.v.. thì vẫn phải dành ra một tỷ trọng tài chính cực lớn để mua sắm vũ khí tối tân và nuôi dưỡng, phát triển quốc phòng.
Cung cách này, nhiều nước rất mạnh như nước Nga (Thời 1985-1992) đã ăn đòn đủ bới “Cuộc chiến tranh trên các vì sao” do Mỹ khởi sướng.
Cần biết, riêng khoảng tiền bảo trì, hoạt động, huấn luyện, vận hành trong thời bình của 06 con tàu ngầm Kilo và 50 chiếc phản lực chiến đấu nhập thời trước 2015 thôi, trong 10 năm dư đủ để xóa 30 trạm BOT (tương đương 2000 km đường mới, đường cao tốc) khỏi tay bọn đầu nậu, góp phần phát triển đất nước.
Và nhân đây xin được nói “sớm” một chút rằng: Những “của quý” này, trên bàn cờ chiến tranh, có thể nó lạc hậu ngay sau khi người ta bán cho mình sau 03 năm và khoảng 10 năm sau ( khoảng 2025) nó đã vô dụng hoặc nói theo cách của Tể tướng lưu gù là “Không dọa được ai nữa”!.
Nên biết, người Nga sau khi bán tầu ngầm cho ta, họ bán luôn cả cho nước đối kháng lớp tàu ngầm hiện đại hơn!.
Đó.
Thưa các bạn.
So với cha ông họ, chỉ đánh chiếm được Việt Nam một thời gian ngắn rồi có lúc bị thua tan tác, trở về, gây thù chuốc oán ngàn đời.
Nay chính quyền Trung Quốc hiện tại gần như triệt tiêu hàng loạt năng lực vươn lên của ta, buộc ta nhập siêu mỗi năm ba chục tỷ USD, tương đương với việc gián tiếp nuôi dân ba tỉnh của họ.
Buộc ta “Nhường sân” cho họ trong hàng loạt đề án vỹ mô như sân bay, quốc lộ, xây dựng những tụ điểm bờ biển. Đưa “lao động” họ vào sâu trong đất nước mình v.v…
Thì Trung Quốc thật là vỹ đại nếu nhìn từ lịch sử bành trướng của chính họ với Việt Nam.
Và hôm nay, những người tâm huyết với đất nước, hàng ngày lên mạng để biểu thị tinh thần của mình, cũng dùng hạ tầng kỹ thuật viễn thông 100% của Trung Quốc!.
HY VỌNG.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thập kỷ này vẫn là kế thừa cả ngàn năm của ông cha họ.
Vẫn là “Vây, lấn, tấn, phá”.
Điều này có thể đạt được những mục tiêu hữu hạn.
Trong một giai đoạn nào đó, nó có thể ức chế những thế lực chống họ, trong đó có Việt Nam.
Nhưng.
Về đối nội thì cần phải nói:
Lịch sử Trung Quốc là một lịch sử của những cuộc tương tàn giữa họ với nhau.
Những động thái đương đại của nhà cầm quyền TQ đang là một tiền đề tạo nên thùng thuốc súng khổng lồ.
Khi nó phát nổ, nhiều giá trị Trung Hoa, kể cả những cái “Vỹ đại” hôm nay sẽ bị tiêu hủy ngay lập tức.
Nhưng, với người Việt Nam, không thể chỉ chờ “Ngày ấy” bằng cách hô khẩu hiệu “Chống tầu” hôm nay và cách công bố “Đạt chuẩn” cho hàng ngàn giáo sư trong lúc muốn van xin Trung Quốc đừng đóng cửa (thử) một tuần lễ ở mấy cửa khẩu biên giới phía bắc kẻo hàng vạn nông dân chấp chới, sắp chết đói!.
Và cũng không thể trông chờ gì như một “cơ may” khi ngành giáo dục nước nhà vẫn được níu kéo bởi một ông Bộ trưởng nói tiếng Việt chưa thành tự!
Paul Jobin, L'Affaire Formosa au Vietnam- un bilan (2016-2018)
Ngày 29 tháng Ba, 2018, ban Việt ngữ thuộc đại học Paris-Diderot đã có buổi nói chuyện về Vấn đề Formosa thông qua những ghi chép trong chuyến đi tìm hiểu thực ...tế của ông Paul Jobin, nghiên cứu gia xã hội học thuộc Học Viện Khoa Học Quốc Gia Đài Loan (Académia Sinica ở Đài Bắc). Buổi nói chuyện được chính chủ nhiệm khoa Việt học của Đại Học Paris Diderot, Emanuel Poisson điều hợp.
Ông Paul Jobin đồng thời cũng là giảng viên của Đại Học Paris Diderot. Ông đã có các công trình nghiên cứu xã hội học liên quan đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng sau những thảm hoạ môi trường như trường hợp cháy nổ lò hạt nhân ở Fukushima Nhật-bổn. Về thảm họa môi trường xảy ra ở Việt Nam, ông cũng đã theo dõi vấn đề Formosa kể từ khi nó mới bắt đầu vào giữa năm 2016.
Sở dĩ có chuyến đi tìm hiểu thực tế kể trên là vì cho đến nay ông vẫn chưa tìm được những thông tin cần thiết cho nhiều câu hỏi còn bỏ ngõ. Đó là một chuyến đi khảo sát chớp nhoáng và đầy khó khăn trong bối cảnh bị kiểm soát và theo dõi gắt gao. Ông đã đến tận nơi các tỉnh miền trung Việt Nam, những vùng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa môi trường Formosa. Đó là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và cả Nghệ An, nơi mà chính quyền Việt Nam không công nhận là đã bị ảnh hưởng môi trường từ Formosa. Ông cũng thú nhận đây là lần đầu tiên ông có kinh nghiệm làm việc trong môi trường của một thể chế độc tài, nơi mà tất cả mọi thông tin đều bị kiểm duyệt chặt chẽ, mọi cuộc gặp gỡ dù là bình thường nhất cũng có thể trở nên căng thẳng và nguy hiểm. Ông cũng nhấn mạnh đây chỉ là những chia sẻ về những điều mắt thấy tai nghe, chứ chưa phải là kết luận của một công trình nghiên cứu khoa học thật sự và vì nhiều vấn đề tế nhị ông đã yêu cầu không ghi hình hay thu âm buổi nói chuyện. Vì vậy bài viết này chỉ là sự thuật lại của một thính giả qua những gì đã ghi chép và nhớ được. Vì vậy rất có thể sẽ có một số chi tiết sai lệch, hoặc là do người viết ghi chép không đầy đủ, hoặc là do không hiểu hết ý của diễn giả. Sự việc ấy nằm ngoài chủ ý của người thuật lại.
Buổi nói chuyện được diễn ra trong một căn phòng nhỏ gần như một lớp học với hơn 30 người tham dự. Có chừng 20 người Việt hay gốc Việt, phần còn lại là các giáo sư, nhà nghiên cứu người Pháp. Trong số các người Việt thì có đủ mọi lứa tuổi với khoảng chừng một chục sinh viên. Phần còn lại là giáo viên; các cá nhân một thời từng ủng hộ chính quyền cộng sản VN; một vài nhà giáo, nhà nghiên cứu đã về hưu. Tất cả đều tỏ ra rất quan tâm và am hiểu ít nhiều về thảm họa môi trường do Formosa gây ra và những hệ lụy mà nó đã đem lại cho người dân của 4 tỉnh miền trung nói riêng và toàn thể đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam nói chung.
Ông Paul Jobin bắt đầu buổi nói truyện bằng câu trích dẫn bài viết của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, được đăng trên trang tờ quảng cáo của nhật báo nổi tiếng Le Monde nhân chuyến công du nước Pháp cách đây vài ngày. Ý rằng chính phủ Việt Nam rất quan tâm và đặt để vấn đề môi trường lên hàng đầu trong các chính sách. Tuy nhiên thật tế thì lại rất khác.
Theo như thông báo thì công ty Formosa đồng ý bồi thường thiệt hại là 500 triệu usd. 255 triệu usd cho đợt một kể từ tháng bảy 2017 và 245 triệu cho đợt hai và dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng Giêng 2018. Tuy nhiên không có một bằng chức xác thực nào cho việc bồi thường kể trên. Số tiền ấy có thật sự đến tay người dân bị nạn hay không thì vẫn còn là một ẩn số.
Trong chuyến đi tìm hiểu thực tế, việc đầu tiên ông Paul Jobin để ý đến đó là số lượng và thể loại hải sản được đánh bắt hay bày bán ở các chợ. Ở những thành phố lớn như Huế, nơi có nhiều du khách thì công việc ấy khá dễ dàng. Càng đi xa đến các thành phố nhỏ như Đồng Hới thì mọi chuyện càng trở nên khó khăn hơn. Theo những hình ảnh ông chụp được thì có khá nhiều cá thu loại nhỏ và vừa, một số cá nước ngọt và một vài loại cá mà ít người biết đến. Hải sản vẫn được bày bán bình thuờng vì không có một khuyến cáo phòng tránh nào được đưa ra, thậm chí chính quyền còn khuyến khích người dân tiêu thụ, cho dù chưa có một thống kê hay phân tích cặn kẽ chính thức nào được công bố với đủ tính thuyết phục cần thiết.
Tại Quảng Bình ông đã đến bãi biển Cảnh Dương, nơi có từ 2 đến 3 ngàn ngư thuyền vẫn nhộn nhịp hoạt động đánh bắt hải sản. Thế nhưng số lượng hải sản được đánh bắt lên lại rất khó tiêu thụ tại tỉnh nhà vì tâm lý lo sợ của người dân bản xứ. Số hải sản ấy mặc nhiên được chuyển đi khắp nơi mà hầu như không có một sự kiểm soát nào. Người dân bản địa ý thức rất rõ nguy cơ tiềm ẩn trong các sản phẩm đánh bắt được, nhưng họ không có lựa chọn nào khác, họ vẫn phải ăn thứ hải sản ấy chỉ vì đơn giản đó là thực phẩm thiết yếu của họ. Tác hại của ô nhiễm tất nhiên là sẽ không có dấu hiệu ngay tức thời. Chỉ một thời gian lâu sau thì mới biết thật sự những tác hại của nó. Nguyên tắc của các nước tân tiến và tự do là một khi đối mặt với một vấn đề môi tường nghiêm trọng thì sức khỏe cộng đồng được đặt để lên hàng đầu và trước khi có được kết quả giám định khả tín thì tất cả mọi sản vật nằm trong bán kính bị phơi nhiễm đều phải bị nghiêm cấm.
Đông Yên là nơi được nói đến nhiều nhất vì nó nằm sát ngay khu công nghiệp phức hợp Formosa về phía Đông Bắc nằm ngay bờ biển, đó cũng là nơi có giáo xứ Đông Yên. Năm 2014-2015, để xây dựng nhà máy Formosa, người dân xã Đông Yên bị vận động di dời về phía Đông Nam Formosa, đoạn gần QL1 để lập nên một làng Đông Yên khác. Tuy nhiên có khoảng 180 hộ, nghĩa là gần 800 người, đã quyết định không chịu di dời và cố ở lại giữ đất. Quang cảnh người dân sống lẫn trong đống xà bần của những ngôi nhà đã bị giải tỏa và đập nát dễ cho người ta có cảm tưởng lạ lùng về một xứ sở thanh bình. Hình ảnh ấy không khác gì quang cảnh đổ nát của một nơi đang có chiến tranh như Syria. Theo như được biết thì kể từ khi Formosa khởi động vận hành vào giữa năm 2017 thì đã gây ra rất nhiều khói bụi. Ngoài ra sự hiện diện của Formosa cũng đã làm thay đổi diện mạo trong vùng. Rất nhiều quán Karaoke, khách sạn, quán ăn đua nhau mọc lên theo luật cung cầu và tất nhiên cũng kéo theo cả tệ nạn mại dâm. Tại cửa Bắc Formosa, nơi từng nổ ra một cuộc biểu tình quy mô, giờ đây còn có cả một doanh trại quân đội được thiết lập nhằm kịp trở tay trước một cuộc xuống đường tương tự.
Khi ông đi khảo sát, có một số ngư dân đã tỏ ý muốn lên tiếng vì gần đây sự hiện diện của báo chí hầu như đã thưa dần, mọi thông tin đều bị kiểm soát gắt gao. Một ngư dân cho biết, ngày trước mỗi lần đi biển đều thu về chừng 200 đến 300 ký hải sản. Bây giờ thì số lượng ấy chỉ còn khoảng từ 40 đến 60 ký. Thế nhưng đem đi tiêu thụ thì chỉ bán được chừng chục ký với giá là 1 usd 1 ký. Tâm lý lo sợ đè nặng đến nỗi, ngay cả cát sỏi xưa nay vẫn được ngư dân thu gom và bán lại như là một nguồn thu nhập phụ trội, nay cũng không còn mấy ai mua. Một số ngư dân phải bỏ nghề đi biển mà xoay qua nuôi trồng nấm mối để có thêm thu nhập. Một chủ vựa thu gom hải sản trước kia có thu nhập chừng 5000 usd thì giờ đây chỉ còn là 2000 usd. Những gia đình di dời từ làng cũ đến làng mới còn phải đối đầu với những khó khăn trong công việc đi biển vì làng nằm khá xa mặt nước. Những khi gió lớn thì xem như chôn chân tại chỗ.
Tại Quảng Bình đời sống có vẻ khó khăn hơn. Nhiều thanh niên thiếu nữ đã phải bỏ nghề biển truyền thống, mượn nợ để đăng ký đi lao động ở nước ngoài. Chỉ khi ấy họ mới được kiểm nghiệm máu. Còn bình thường thì không có một chương trình thử máu diện rộng nào cả. Trong những hóa chất được tìm thấy như chì, cadmenium và thủy ngân còn có cả chất Arsénite và Phénol, một chất cực độc đã từng được Đức quốc xã xử dụng trong các trại tập trung. Một người cư ngụ tại Quảng Bình kể rằng, nhờ quan hệ rộng và có hộ khẩu ở Huế nên đã có thể đi thử máu tại bệnh viện trung ương Huế vì hầu hết các bệnh viện ngoài Quảng Bình đều từ chối thông báo kết quả xét nghiệm. Ông còn đến thăm một thanh niên bị công an đánh rất nặng đến chấn thương cột sống trong lần biểu tình vào tháng 6 năm 2016. Ông cũng đã gặp một người chăn nuôi sò, nay cả ruộng sò chỉ còn mênh mông nước, không còn gì mà tương lai thì không biết đến bao giờ mới chăn nuôi trở lại được như trước. Nói chung thu nhập của người dân đều bị suy giảm trầm trọng. Các ngành nghề thủy hải sản đều bị ảnh hưởng nặng nề. Cũng nên lưu ý là khi xảy ra các hiện tượng ô nhiễm biển tại miền trung thì nhà máy Formosa chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm, chưa chính thức đi vào hoạt động. Trong một chuyến đi vào tháng 10 năm 2017, các ngư dân đã vớt được một con cá lớn sống ngoài khơi xa chết dạt vào bờ, họ đã cắt lấu mẫu cá để gởi đi xét nghiệm, nhưng kết quả kiểm nghiệm thì không bao giờ được thấy. Ông Jobin cũng đã lấy một ít mẫu cá, ép chân không gởi về Đài Loan để làm thí nghiệm.
Theo như bản sơ đồ thống kê tầm ảnh hưởng ô nhiễm qua những ghi nhận về địa điểm phát hiện cá chết hàng loạt thì Nghệ An cũng nằm trong khu vực bị ô nhiễm. Thế nhưng chính quyền VN lại không công nhận điều này. Riêng tại Hà Tĩnh vấn đề ô nhiễm còn có liên quan ít nhiều đến nhà máy nhiệt điện Vũng Áng.
Thảm họa môi trường còn kéo theo hàng loạt các nạn nhân khác với những bản án thật nặng nề. Tại giáo xứ Song Ngọc, các giáo dân và cha Đặng Hữu Nam thậm chí còn bị doạ giết. Cho đến nay đã có hơn 13 người bị cầm tù vì có liên quan ít nhiều đến việc lên tiếng về tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do Formosa gây ra. Trong số ấy phải kể đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị 10 năm tù. Nguyễn Văn Hóa bị 7 năm. Trần hoàng Phúc bị 6 năm. Người bị án nặng nhất là Hoàng Đức Bình bị đến 14 năm tù. Bình là người đã livestream cảnh biểu tình qua flycam. Nguyễn Nam Phong, tài xế của cha Nguyễn Đình Thục thì bị 2 năm tù. Theo cha Thục thì chuyện nguy cơ bị bắt là chuyện các giáo dân và cha đã lường trước, nhưng không thể ngờ là họ lại tuyên án nặng đến vậy.
Sau một tiếng đồng hồ trình bày thì đến phần trao đổi. Qua đó nổi bật nhất chính là vấn đề thiếu vắng thông tin từ phía chính quyền lẫn các tổ chức dân sự cũng như các tổ chức phi chính phủ. Phải nói là các NGO cũng tránh đề cập đến vấn đề nhạy cảm về môi trường này. Ngay cả các nhà khoa học cũng tỏ ra lo ngại. Một nhà Việt Nam Học gốc Pháp cũng tỏ ra thận trọng và e ngại vì không muốn bị rắc rối với chính quyền khiến ảnh hưởng đến công tác đi lại thường xuyên của ông về VN.
Còn về trách nhiệm của chính quyền địa phương, chính quyền trung ương và của các nhà máy liên quan đến Formosa thì cũng vẫn là một mê hồn trận. Thoạt tiên chính quyền địa phương và trung ương đã tỏ ra cố tránh né vấn đề bằng cách tảng lờ và chỉ nói về hiện tượng thủy triều tảo đỏ đồng thời tìm cách trấn an dư luận bằng mọi giá. Rồi đùng một cái, lại có thông tin là Formosa chấp nhận bồi thường. Một thính giả nhắc lại là Việt Nam cũng như Trung Quốc điều áp dụng điều lệ không cho phép công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp trong các lĩnh vực mang tính chiến lược mà luôn luôn phải có một công ty nội địa đi kèm. Vậy công ty ấy là ai ? Phần trách nhiệm như thế nào ? Chỉ có một công ty hay còn có nhiều công ty ngoại vi có liên quan ?
Mặc dù đã có nhiều chuyên gia được mời tham gia việc nghiên cứu kiểm định nhưng rồi các bản báo cáo vẫn bặt vô âm tín. Cũng vẫn là những dấu hỏi to tướng dành cho người quan tâm. Cũng nên nhắc lại là Formosa chỉ là cách gọi vắn tắt của công ty Đài Loan Formosa Plastics Corpration đã hiện hữu từ những năm 50 của thế kỷ trước. Chỉ vào khoảng những năm 2000 thì tập đoàn Formosa Plastics mới chập chững bước chân vào lĩnh vực luyện thép. Dự án nhà máy thép Formosa thoạt tiên được dự tính xây dựng ở miền trung Đài Loan nhưng vì bị dân bản địa phản đối dữ dội nên dự án ấy đã trôi dạt về miền trung Việt Nam. Có một điều rõ ràng đó là chính quyền VN đã cố ra sức bảo vệ công ty Formosa. Còn dư luận Đài Loan thì cho rằng Formosa đã bị áp lực cũng tương tự như việc quản lý đã bị bắt làm con tin, vì vậy Formosa đã phải chấp nhận bồi thường. Phải nói là đa phần người Đài Loan không quan tâm lắm đến vấn đề thảm họa môi trường đã và đang xảy ra tại VN.
Có nhiều ý kiến xoay quanh việc trách nhiệm thuộc về ai ? nguyên nhân và nguồn gốc thật sự của thảm họa môi trường ấy là gì ? Tại sao cho đến nay các bản tường trình và các kết quả xét nghiệm đều không được công bố ? Việc chính quyền cứ lẫn tránh công bố minh bạch kết quả thí nghiệm thì chỉ khiến cho dư luận càng tỏ ra hoài nghi. Theo một thính giả cũng là một nhà khoa học có cộng tác với các đồng nghiệp tại VN thì cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp về việc xét nghiệm và nghiên cứu về nguyên nhân ô nhiễm tại 4 tỉnh miền trung chính là Viện nghiên cứu thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Các cuộc nghiên cứu điều đã được tiến hành một cách khoa học và đầy đủ. Và một số kết quả đã được công bố. Tuy nhiên vấn đề Formosa không chỉ đơn thuần là vấn đề môi trường. Nó đã trở thành một vấn đề chính trị mang nhiều yếu tố nhạy cảm vì vậy mà đại án Formosa cho đến giờ cũng vẫn là một ẩn số lớn lao đối với tất cả những người quan tâm.
Một thính giả khác thì cho rằng, về tình hình xã hội, sở dĩ đã không xảy ra xung đột gay gắt giữa người dân và chính quyền sau các cuộc biểu tình rầm rộ của ngư dân và giáo dân, phần nhiều là nhờ vào sự khôn khéo và bình tĩnh của các Cha ở các giáo phận nơi xảy ra thảm trạng ô nhiễm. Buổi nói chuyện kết thúc khi vấn đề đang trở nên sôi nổi. Còn nhiều câu hỏi, nhiều ý kiến chưa được nêu lên.
Theo thiển ý thì liệu tình trạng gia tăng đàn áp và thiếu minh bạch từ phía chính quyền sẽ có nguy cơ dồn ép các nạn nhân đến bước đường cùng ?
Sở dĩ có chuyến đi tìm hiểu thực tế kể trên là vì cho đến nay ông vẫn chưa tìm được những thông tin cần thiết cho nhiều câu hỏi còn bỏ ngõ. Đó là một chuyến đi khảo sát chớp nhoáng và đầy khó khăn trong bối cảnh bị kiểm soát và theo dõi gắt gao. Ông đã đến tận nơi các tỉnh miền trung Việt Nam, những vùng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa môi trường Formosa. Đó là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và cả Nghệ An, nơi mà chính quyền Việt Nam không công nhận là đã bị ảnh hưởng môi trường từ Formosa. Ông cũng thú nhận đây là lần đầu tiên ông có kinh nghiệm làm việc trong môi trường của một thể chế độc tài, nơi mà tất cả mọi thông tin đều bị kiểm duyệt chặt chẽ, mọi cuộc gặp gỡ dù là bình thường nhất cũng có thể trở nên căng thẳng và nguy hiểm. Ông cũng nhấn mạnh đây chỉ là những chia sẻ về những điều mắt thấy tai nghe, chứ chưa phải là kết luận của một công trình nghiên cứu khoa học thật sự và vì nhiều vấn đề tế nhị ông đã yêu cầu không ghi hình hay thu âm buổi nói chuyện. Vì vậy bài viết này chỉ là sự thuật lại của một thính giả qua những gì đã ghi chép và nhớ được. Vì vậy rất có thể sẽ có một số chi tiết sai lệch, hoặc là do người viết ghi chép không đầy đủ, hoặc là do không hiểu hết ý của diễn giả. Sự việc ấy nằm ngoài chủ ý của người thuật lại.
Buổi nói chuyện được diễn ra trong một căn phòng nhỏ gần như một lớp học với hơn 30 người tham dự. Có chừng 20 người Việt hay gốc Việt, phần còn lại là các giáo sư, nhà nghiên cứu người Pháp. Trong số các người Việt thì có đủ mọi lứa tuổi với khoảng chừng một chục sinh viên. Phần còn lại là giáo viên; các cá nhân một thời từng ủng hộ chính quyền cộng sản VN; một vài nhà giáo, nhà nghiên cứu đã về hưu. Tất cả đều tỏ ra rất quan tâm và am hiểu ít nhiều về thảm họa môi trường do Formosa gây ra và những hệ lụy mà nó đã đem lại cho người dân của 4 tỉnh miền trung nói riêng và toàn thể đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam nói chung.
Ông Paul Jobin bắt đầu buổi nói truyện bằng câu trích dẫn bài viết của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, được đăng trên trang tờ quảng cáo của nhật báo nổi tiếng Le Monde nhân chuyến công du nước Pháp cách đây vài ngày. Ý rằng chính phủ Việt Nam rất quan tâm và đặt để vấn đề môi trường lên hàng đầu trong các chính sách. Tuy nhiên thật tế thì lại rất khác.
Theo như thông báo thì công ty Formosa đồng ý bồi thường thiệt hại là 500 triệu usd. 255 triệu usd cho đợt một kể từ tháng bảy 2017 và 245 triệu cho đợt hai và dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng Giêng 2018. Tuy nhiên không có một bằng chức xác thực nào cho việc bồi thường kể trên. Số tiền ấy có thật sự đến tay người dân bị nạn hay không thì vẫn còn là một ẩn số.
Trong chuyến đi tìm hiểu thực tế, việc đầu tiên ông Paul Jobin để ý đến đó là số lượng và thể loại hải sản được đánh bắt hay bày bán ở các chợ. Ở những thành phố lớn như Huế, nơi có nhiều du khách thì công việc ấy khá dễ dàng. Càng đi xa đến các thành phố nhỏ như Đồng Hới thì mọi chuyện càng trở nên khó khăn hơn. Theo những hình ảnh ông chụp được thì có khá nhiều cá thu loại nhỏ và vừa, một số cá nước ngọt và một vài loại cá mà ít người biết đến. Hải sản vẫn được bày bán bình thuờng vì không có một khuyến cáo phòng tránh nào được đưa ra, thậm chí chính quyền còn khuyến khích người dân tiêu thụ, cho dù chưa có một thống kê hay phân tích cặn kẽ chính thức nào được công bố với đủ tính thuyết phục cần thiết.
Tại Quảng Bình ông đã đến bãi biển Cảnh Dương, nơi có từ 2 đến 3 ngàn ngư thuyền vẫn nhộn nhịp hoạt động đánh bắt hải sản. Thế nhưng số lượng hải sản được đánh bắt lên lại rất khó tiêu thụ tại tỉnh nhà vì tâm lý lo sợ của người dân bản xứ. Số hải sản ấy mặc nhiên được chuyển đi khắp nơi mà hầu như không có một sự kiểm soát nào. Người dân bản địa ý thức rất rõ nguy cơ tiềm ẩn trong các sản phẩm đánh bắt được, nhưng họ không có lựa chọn nào khác, họ vẫn phải ăn thứ hải sản ấy chỉ vì đơn giản đó là thực phẩm thiết yếu của họ. Tác hại của ô nhiễm tất nhiên là sẽ không có dấu hiệu ngay tức thời. Chỉ một thời gian lâu sau thì mới biết thật sự những tác hại của nó. Nguyên tắc của các nước tân tiến và tự do là một khi đối mặt với một vấn đề môi tường nghiêm trọng thì sức khỏe cộng đồng được đặt để lên hàng đầu và trước khi có được kết quả giám định khả tín thì tất cả mọi sản vật nằm trong bán kính bị phơi nhiễm đều phải bị nghiêm cấm.
Đông Yên là nơi được nói đến nhiều nhất vì nó nằm sát ngay khu công nghiệp phức hợp Formosa về phía Đông Bắc nằm ngay bờ biển, đó cũng là nơi có giáo xứ Đông Yên. Năm 2014-2015, để xây dựng nhà máy Formosa, người dân xã Đông Yên bị vận động di dời về phía Đông Nam Formosa, đoạn gần QL1 để lập nên một làng Đông Yên khác. Tuy nhiên có khoảng 180 hộ, nghĩa là gần 800 người, đã quyết định không chịu di dời và cố ở lại giữ đất. Quang cảnh người dân sống lẫn trong đống xà bần của những ngôi nhà đã bị giải tỏa và đập nát dễ cho người ta có cảm tưởng lạ lùng về một xứ sở thanh bình. Hình ảnh ấy không khác gì quang cảnh đổ nát của một nơi đang có chiến tranh như Syria. Theo như được biết thì kể từ khi Formosa khởi động vận hành vào giữa năm 2017 thì đã gây ra rất nhiều khói bụi. Ngoài ra sự hiện diện của Formosa cũng đã làm thay đổi diện mạo trong vùng. Rất nhiều quán Karaoke, khách sạn, quán ăn đua nhau mọc lên theo luật cung cầu và tất nhiên cũng kéo theo cả tệ nạn mại dâm. Tại cửa Bắc Formosa, nơi từng nổ ra một cuộc biểu tình quy mô, giờ đây còn có cả một doanh trại quân đội được thiết lập nhằm kịp trở tay trước một cuộc xuống đường tương tự.
Khi ông đi khảo sát, có một số ngư dân đã tỏ ý muốn lên tiếng vì gần đây sự hiện diện của báo chí hầu như đã thưa dần, mọi thông tin đều bị kiểm soát gắt gao. Một ngư dân cho biết, ngày trước mỗi lần đi biển đều thu về chừng 200 đến 300 ký hải sản. Bây giờ thì số lượng ấy chỉ còn khoảng từ 40 đến 60 ký. Thế nhưng đem đi tiêu thụ thì chỉ bán được chừng chục ký với giá là 1 usd 1 ký. Tâm lý lo sợ đè nặng đến nỗi, ngay cả cát sỏi xưa nay vẫn được ngư dân thu gom và bán lại như là một nguồn thu nhập phụ trội, nay cũng không còn mấy ai mua. Một số ngư dân phải bỏ nghề đi biển mà xoay qua nuôi trồng nấm mối để có thêm thu nhập. Một chủ vựa thu gom hải sản trước kia có thu nhập chừng 5000 usd thì giờ đây chỉ còn là 2000 usd. Những gia đình di dời từ làng cũ đến làng mới còn phải đối đầu với những khó khăn trong công việc đi biển vì làng nằm khá xa mặt nước. Những khi gió lớn thì xem như chôn chân tại chỗ.
Tại Quảng Bình đời sống có vẻ khó khăn hơn. Nhiều thanh niên thiếu nữ đã phải bỏ nghề biển truyền thống, mượn nợ để đăng ký đi lao động ở nước ngoài. Chỉ khi ấy họ mới được kiểm nghiệm máu. Còn bình thường thì không có một chương trình thử máu diện rộng nào cả. Trong những hóa chất được tìm thấy như chì, cadmenium và thủy ngân còn có cả chất Arsénite và Phénol, một chất cực độc đã từng được Đức quốc xã xử dụng trong các trại tập trung. Một người cư ngụ tại Quảng Bình kể rằng, nhờ quan hệ rộng và có hộ khẩu ở Huế nên đã có thể đi thử máu tại bệnh viện trung ương Huế vì hầu hết các bệnh viện ngoài Quảng Bình đều từ chối thông báo kết quả xét nghiệm. Ông còn đến thăm một thanh niên bị công an đánh rất nặng đến chấn thương cột sống trong lần biểu tình vào tháng 6 năm 2016. Ông cũng đã gặp một người chăn nuôi sò, nay cả ruộng sò chỉ còn mênh mông nước, không còn gì mà tương lai thì không biết đến bao giờ mới chăn nuôi trở lại được như trước. Nói chung thu nhập của người dân đều bị suy giảm trầm trọng. Các ngành nghề thủy hải sản đều bị ảnh hưởng nặng nề. Cũng nên lưu ý là khi xảy ra các hiện tượng ô nhiễm biển tại miền trung thì nhà máy Formosa chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm, chưa chính thức đi vào hoạt động. Trong một chuyến đi vào tháng 10 năm 2017, các ngư dân đã vớt được một con cá lớn sống ngoài khơi xa chết dạt vào bờ, họ đã cắt lấu mẫu cá để gởi đi xét nghiệm, nhưng kết quả kiểm nghiệm thì không bao giờ được thấy. Ông Jobin cũng đã lấy một ít mẫu cá, ép chân không gởi về Đài Loan để làm thí nghiệm.
Theo như bản sơ đồ thống kê tầm ảnh hưởng ô nhiễm qua những ghi nhận về địa điểm phát hiện cá chết hàng loạt thì Nghệ An cũng nằm trong khu vực bị ô nhiễm. Thế nhưng chính quyền VN lại không công nhận điều này. Riêng tại Hà Tĩnh vấn đề ô nhiễm còn có liên quan ít nhiều đến nhà máy nhiệt điện Vũng Áng.
Thảm họa môi trường còn kéo theo hàng loạt các nạn nhân khác với những bản án thật nặng nề. Tại giáo xứ Song Ngọc, các giáo dân và cha Đặng Hữu Nam thậm chí còn bị doạ giết. Cho đến nay đã có hơn 13 người bị cầm tù vì có liên quan ít nhiều đến việc lên tiếng về tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do Formosa gây ra. Trong số ấy phải kể đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị 10 năm tù. Nguyễn Văn Hóa bị 7 năm. Trần hoàng Phúc bị 6 năm. Người bị án nặng nhất là Hoàng Đức Bình bị đến 14 năm tù. Bình là người đã livestream cảnh biểu tình qua flycam. Nguyễn Nam Phong, tài xế của cha Nguyễn Đình Thục thì bị 2 năm tù. Theo cha Thục thì chuyện nguy cơ bị bắt là chuyện các giáo dân và cha đã lường trước, nhưng không thể ngờ là họ lại tuyên án nặng đến vậy.
Sau một tiếng đồng hồ trình bày thì đến phần trao đổi. Qua đó nổi bật nhất chính là vấn đề thiếu vắng thông tin từ phía chính quyền lẫn các tổ chức dân sự cũng như các tổ chức phi chính phủ. Phải nói là các NGO cũng tránh đề cập đến vấn đề nhạy cảm về môi trường này. Ngay cả các nhà khoa học cũng tỏ ra lo ngại. Một nhà Việt Nam Học gốc Pháp cũng tỏ ra thận trọng và e ngại vì không muốn bị rắc rối với chính quyền khiến ảnh hưởng đến công tác đi lại thường xuyên của ông về VN.
Còn về trách nhiệm của chính quyền địa phương, chính quyền trung ương và của các nhà máy liên quan đến Formosa thì cũng vẫn là một mê hồn trận. Thoạt tiên chính quyền địa phương và trung ương đã tỏ ra cố tránh né vấn đề bằng cách tảng lờ và chỉ nói về hiện tượng thủy triều tảo đỏ đồng thời tìm cách trấn an dư luận bằng mọi giá. Rồi đùng một cái, lại có thông tin là Formosa chấp nhận bồi thường. Một thính giả nhắc lại là Việt Nam cũng như Trung Quốc điều áp dụng điều lệ không cho phép công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp trong các lĩnh vực mang tính chiến lược mà luôn luôn phải có một công ty nội địa đi kèm. Vậy công ty ấy là ai ? Phần trách nhiệm như thế nào ? Chỉ có một công ty hay còn có nhiều công ty ngoại vi có liên quan ?
Mặc dù đã có nhiều chuyên gia được mời tham gia việc nghiên cứu kiểm định nhưng rồi các bản báo cáo vẫn bặt vô âm tín. Cũng vẫn là những dấu hỏi to tướng dành cho người quan tâm. Cũng nên nhắc lại là Formosa chỉ là cách gọi vắn tắt của công ty Đài Loan Formosa Plastics Corpration đã hiện hữu từ những năm 50 của thế kỷ trước. Chỉ vào khoảng những năm 2000 thì tập đoàn Formosa Plastics mới chập chững bước chân vào lĩnh vực luyện thép. Dự án nhà máy thép Formosa thoạt tiên được dự tính xây dựng ở miền trung Đài Loan nhưng vì bị dân bản địa phản đối dữ dội nên dự án ấy đã trôi dạt về miền trung Việt Nam. Có một điều rõ ràng đó là chính quyền VN đã cố ra sức bảo vệ công ty Formosa. Còn dư luận Đài Loan thì cho rằng Formosa đã bị áp lực cũng tương tự như việc quản lý đã bị bắt làm con tin, vì vậy Formosa đã phải chấp nhận bồi thường. Phải nói là đa phần người Đài Loan không quan tâm lắm đến vấn đề thảm họa môi trường đã và đang xảy ra tại VN.
Có nhiều ý kiến xoay quanh việc trách nhiệm thuộc về ai ? nguyên nhân và nguồn gốc thật sự của thảm họa môi trường ấy là gì ? Tại sao cho đến nay các bản tường trình và các kết quả xét nghiệm đều không được công bố ? Việc chính quyền cứ lẫn tránh công bố minh bạch kết quả thí nghiệm thì chỉ khiến cho dư luận càng tỏ ra hoài nghi. Theo một thính giả cũng là một nhà khoa học có cộng tác với các đồng nghiệp tại VN thì cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp về việc xét nghiệm và nghiên cứu về nguyên nhân ô nhiễm tại 4 tỉnh miền trung chính là Viện nghiên cứu thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Các cuộc nghiên cứu điều đã được tiến hành một cách khoa học và đầy đủ. Và một số kết quả đã được công bố. Tuy nhiên vấn đề Formosa không chỉ đơn thuần là vấn đề môi trường. Nó đã trở thành một vấn đề chính trị mang nhiều yếu tố nhạy cảm vì vậy mà đại án Formosa cho đến giờ cũng vẫn là một ẩn số lớn lao đối với tất cả những người quan tâm.
Một thính giả khác thì cho rằng, về tình hình xã hội, sở dĩ đã không xảy ra xung đột gay gắt giữa người dân và chính quyền sau các cuộc biểu tình rầm rộ của ngư dân và giáo dân, phần nhiều là nhờ vào sự khôn khéo và bình tĩnh của các Cha ở các giáo phận nơi xảy ra thảm trạng ô nhiễm. Buổi nói chuyện kết thúc khi vấn đề đang trở nên sôi nổi. Còn nhiều câu hỏi, nhiều ý kiến chưa được nêu lên.
Theo thiển ý thì liệu tình trạng gia tăng đàn áp và thiếu minh bạch từ phía chính quyền sẽ có nguy cơ dồn ép các nạn nhân đến bước đường cùng ?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)