khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

Khánh Hà , Từ Uptight đến Giọng Ca Hàng Đầu





CÁT BỤI TÌNH XA - Trịnh Công Sơn - Thúy Hà Tú





Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án bà Nguyễn Phương Hằng.





Tòa án đưa nhà báo công dân Lê Trọng Hùng ra xét xử, người nhà không hề hay biết.





"Mỹ trung bình gửi 10 tên lửa chống tăng cho mỗi tăng Nga ở Ukraine" - Tổng thống Joe Biden





Thủ tướng Đan Mạch, Tây Ban Nha đến Kyiv hứa viện trợ hàng trăm tấn vũ khí hiện đại





Thủ tướng Đan Mạch, Tây Ban Nha đến Kyiv hứa viện trợ hàng trăm tấn vũ khí hiện đại





Nga: Cháy viện nghiên cứu tên lửa phòng không khiến 6 người thiệt mạng





Lầu Năm góc giải thích về 120 chiếc "Bóng ma Phượng hoàng" vừa hứa chuyển cho Ukraine





Người tị nạn Ukraine rời Mariupol





Dịch COVID-19 “tạm ổn”, vắc-xin “made in VN” giờ ra sao?





Hoa Kỳ tài trợ 100 triệu đô la giúp VN xây dựng năng lực cạnh tranh cho DNTN





Tập Cận Bình phê phán Phương Tây cấm vận Nga





Hai nhà máy nước bỏ hoang, dân “khát” nước sạch





Gia đình ở Mariupol, Ukraine vượt 5000 km đi tị nạn





TT Zelenskyy: "Sẽ không có nước CHND Kherson nào được chấp nhận!"





Video blog của lính Nga về cuộc chiến ở tuyến đầu ở Ukraine





Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

Lại một "Sài Gòn" được dựng lên bên ngoài Việt Nam sau 47 năm viễn xứ





Mẹ Viet Nam ơi chúng con vẫn còn đây





Chiến sự Ukraine mới nhất: Giai đoạn hai có gì đáng chú ý?





Thỏa thuận RCEP giúp tàu cộng xuất khẩu nhiều hơn vào các nước ASEAN





Tình nguyện viên kể chuyện đi nhặt xác trên đường phố ở Ukraine





Chủ tịch Hội đồng châu Âu thăm Kyiv, bày tỏ đoàn kết với Ukraine





Mùa đi nông trại ở Mỹ





Việt Nam sắp ra quy định siết chặt quản lý mạng xã hội





Đại sứ Mỹ tại VN kêu gọi nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược





Lên án Nga tội ''diệt chủng'' : Vì sao phương Tây chia rẽ ?





Khám phá cuộc sống Bắc Triều Tiên qua rác thải





Nga thử tên lửa "bất khả chiến bại", hủy lệnh tấn công nhà máy Azovstal ở Mariupol





Cấm vận dầu hỏa Nga - Thực tế không đơn giản đối với Liên Hiệp Châu Âu





Miền Đông Ukraina : Vài điều cần biết về Donbass





Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraina: Một thách thức lớn cho Phương Tây





Phần Lan đứng trước ngã rẽ lịch sử : Trung lập hay gia nhập NATO ?





Nước Pháp mong chờ cuộc đọ sức Macron-Le Pen





Putin tự tuyên bố "giải phóng Mariupol" mặc dù Tiểu đoàn Azov không đầu hàng





Slovakia bắt cựu bộ trưởng nội vụ, người liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.





Nga nói phóng thành công tên lửa "xuyên thủng mọi hàng phòng thủ"





Bộ đội tự đập điện thoại, có thái độ là bị "ăn vả"





Người Ukraine tị nạn trong lâu đài ở Ireland





Bắt các lãnh đạo cấp cao tham nhũng trước hội nghị Trung ương 5 nhằm mục đích gì?





Nhiều chuyên gia đề nghị tiếp tục đấu giá các lô “đất vàng” còn lại ở Thủ Thiêm





Nga: Công ty dầu khí Rosneft đòi thanh toán bằng đồng Rúp





Ân xá Quốc tế chỉ trích luật buộc Facebook "gỡ bỏ nội dung bất hợp pháp trong 24 giờ”





Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

"Việt Kiều Bay" Hai Mang - Tác giả Thạch Thảo

 

Là một trong những khu phố giàu tại thành phố Cypress - Texas của nước Mỹ, thời gian gần đây trong hơn trăm ngàn gia đình Mỹ sinh sống trên vùng đất này lại xuất hiện một số lượng người Việt Nam ở không phải ít và hầu hết nói giọng Bắc người Hải Phòng, Hà Nội. Cùng làn sóng xuất ngoại với các hình thức khác nhau, họ đã thành công khi tiền rừng bạc biển. Chỉ cần một dự án, một phi vụ, một chữ ký thì đô la sẽ có cách vào tài khoản của người có quyền.
Mỗi căn nhà giá trị từ nửa triệu đến 2 triệu đô la trở lên. Mua nhà xong là một chuyện, điều quan trọng là tiền đâu để đóng thuế? Nếu bạn thu nhập cao mấy trăm ngàn đô hàng năm thì chỉ là chuyện nhỏ dù tiền thuế địa trạch rất cao ( từ 20.000 Mỹ kim trở lên mỗi nhà /1 năm ) với khu vực tương tự. Vào cổng khu phố sang trọng khách phải trình giấy tờ, hoặc bấm số bảo mật mới được; cuối tuần thì hàng loạt chiếc du thuyền trên mặt nước.

Với xứ tư bản, hưởng theo năng lực; nhiều người Mỹ giàu bằng tài năng công sức, lao động chân chính trong một số lãnh vực xứng đáng có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc đúng nghĩa. Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Mỹ không phải là thiên đường, vẫn còn một số Việt kiều lâu năm sống trong chung cư, không mua nổi cái nhà nhỏ với nhiều lý do riêng tư. Đó là sự thật. Vậy mà với thành phần " Việt kiều bay " không hiểu họ giàu từ đâu dễ dàng, mua nhà trả đứt tiền mặt, vui vẻ với mức thuế tuy không làm một ngày nào trên đất Mỹ. Đối tượng này bí mật đi qua đi về nhằm mục đích có lợi cho gia đình và bản thân trong tương lai.
Oái oăm thay, họ còn bắt tay với một số Việt kiều tại đây để rửa tiền dưới hình thức tinh vi. Các hệ thống kinh doanh ra đời bao gồm trung tâm thương mại, nhà hàng, hàng trăm tiệm Nails nguy nga như cung điện, có sự đầu tư quy mô trên 1/2 triệu đô la mục đích rửa tiền. Thực trạng nhiều địa điểm vắng hoe khách nhưng vẫn vô tư hoạt động để hợp thức hóa chuyển tiền.

Vấn đề quan trọng là tiền đâu ra mà một số " Việt kiều bay " mới đến đất Mỹ trong tình trạng tài chính triệu phú mà không ai biết. Mỗi năm về Việt Nam vài tháng và rồi qua Mỹ trình diện để khỏi rắc rối ( nếu chưa có quốc tịch). Cứ thế, trở lại - qua về như cơm bữa với kịch bản có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Khôn ngoan, một số cố tình giữ song tịch. Nhiều người vẫn làm việc tại Việt Nam, đang là đảng viên giữ chức vụ. Họ biết dọn đường cho con cháu qua Mỹ từ lâu. Con đến trường Mỹ, cha ( mẹ) đi về Việt Nam hoạt động cho chính quyền hoặc kinh doanh cá nhân vì nơi ấy dễ kiếm tiền hơn.
Nghịch lý, trong khi ấy người ta khen chế độ, bắt người khác nghe, tin và sợ mình. Dân phải chịu cúi đầu im lặng dưới nguồn máy điều hành mà họ liên quan trực tiếp hay gián tiếp. Nhờ sức mạnh đồng tiền, người ta đã đạt giấc mơ Mỹ trong tầm tay.

Thật sự bất công cho những người không được may mắn phải chịu đựng thiệt thòi mọi hệ lụy, cùng tương lai không lối thoát sống với Trung Quốc.
Phải chăng đây là bi kịch cho một dân tộc chịu dưới tay của những người không có lòng tự trọng và biết làm người tử tế. Họ lợi dụng lòng tốt của nước Mỹ, con cháu hưởng nhiều quyền lợi xã hội, y tế cùng nền giáo dục miễn phí từ tiền thuế dân còng lưng đóng cho chính phủ.

Đất nước Hoa Kỳ đã tạo ra kẻ hổng pháp luật để con cháu cộng sản hưởng lợi, trong khi cá nhân và gia đình không phục vụ cho quốc gia này ngày nào. Suy cho cùng, sống không thật lòng, không trung thành Tổ Quốc nào là "Việt kiều bay " thời đại.
Có lẽ người ta qua mặt được người dân yếu thế, u mê; nhưng không qua mặt được người hiểu biết sống lâu tại Mỹ.

Tất cả là góc tối phũ phàng. Người trong nước tôn sùng họ, nhưng nào có biết một khi hết thời hết nhiệm kỳ họ đã có chỗ hạ cánh an toàn trú ẩn ấm thân, để lại phía sau một đất nước suy tàn. Nếu ai từng đi qua những nơi người Việt mới nhập cư giàu hơn người Việt lưu vong vượt biển vượt biên lâu năm sẽ không khỏi ngậm ngùi tháng Tư buồn.
Thua trận chạy đã đành, nay thắng trận cũng chạy. Cuối cùng, dân chịu trận.

Những bài hát hay về người lính VNCH





Khánh Ly hát Hát Trên Những Xác Người





Hoàng Trang hát Hát Trên Những Xác Người





Triển lãm về diệt chủng người Rohingya





Covid và chiến tranh Ukraina thách thức kinh tế tàu cộng





Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Tôi đã chọn lựa dựa trên những yếu tố tình cảm - Tác giả Gs Nguyễn Đăng Hưng

 

Lên máy bay về Việt Nam lần này, tôi không ngớt miên man suy nghĩ về những lựa chọn của mình trong tương quan với quê hương tôi. Lần này tâm trạng tôi khác hẳn với chuyến bay ngược chiều rời Việt Nam trở lại Bỉ cách đây đã 12 năm (1979). Lúc ấy tôi có một tâm trạng nặng nề bế tắc. Tôi đã nghĩ phải cố quên cố quốc.
Thật vậy, với ý định hồi hương giúp nước nhà phát triển tái thiết, tôi đã gặp phải một bức tường thép khép kín của một doanh trại kiên cố, lạnh lùng, khô cạn, xơ cứng. Sau ba chuyến đi Việt Nam (1976- 1977- 1979), nắm bắt tình hình, khảo sát thực tế, tôi đã quá thất vọng. Tôi đi đến quyết định dứt khoát là sẽ phải cố gắng không nghĩ đến ngày về nếu không có gì thay đổi tại Việt Nam. Đây chính là tâm trạng của một người tình bị phản bội.
Lần này tôi phải đối diện với một hoàn cảnh khác. Sau Đại hội VI, Việt Nam đã có đổi thay theo chiều hướng cởi trói. Nhưng năm nay (1991) công cuộc đổi mới bị khựng lại. Tôi đang lao vào một công việc phức tạp với nhiều bất trắc hiểm nguy đang chờ đợi tôi. Tôi chọn lựa một hướng đi mà rất nhiều người bè bạn quen biết khuyên tôi nên suy nghĩ lại. Tôi có thể dừng lại sau sự cố không được cấp visa, bằng lòng với nghiệp vụ khá hấp dẫn mà tôi đang có tại Bỉ. Tôi đang là giáo sư trưởng, giảng dạy những giáo trình công nghệ cao cấp dành cho các kỹ sư hai năm cuối hay các lớp cao học, tuy học trò không đông nhưng giỏi và ngoan. Tôi đang thực hiện những dự án công nghệ kỹ thuật được Ủy ban Châu Âu tài trợ với ngân sách khá dồi dào. Tôi đang ở giai đoạn sung mãn của một nhà nghiên cứu, có giao lưu quốc tế rộng rãi, có quyền và thường được tài trợ đi tham dự hội nghị quốc tế, xa ra khỏi Châu Âu (Á, Mỹ, Úc, Phi Châu) hai lần và trong địa bàn Châu Âu ba lần mỗi năm. Vì là người đứng đầu ê kíp phát triển cách tính toán thẩm định các vết nứt của cấu trúc phức tạp trong phần mền vạn năng SAMCEF, tôi cũng thường được các công ty lớn tại Châu Âu mời đi thỉnh giảng công nghệ với thù lao rất cao (1000Euro/ngày, khách sạn 4 sao miễn phí, chìa khoá xe hơi cao cấp trao tay ngay khi xuống máy bay). Tôi cũng vừa được chọn là thành viên của nhóm nghiên cứu cấu trúc lò nguyên tử (CEE-AG2) của Ủy ban Châu Âu với khả năng được ưu tiên cấp ngân sách…
Chọn hướng thường xuyên đi Việt Nam, vắng mặt dài hạn, tôi phải hạn chế các công việc này và nếu không hạn chế được thì khi trở lại Bỉ, tôi phải cật lực lao động để bù đắp các khoảng trống. Còn thu nhập thì khỏi phải nói, không bao giờ có chuyện trả tiền lương phụ cấp cho chuyên gia đã có lương tại Bỉ và không có mặt thường xuyên trong các dự án hợp tác phát triển, giúp các nước nghèo như Việt Nam. Nhưng tôi đã không do dự nhiều khi chọn lựa về Việt Nam tiếp tục triển khai các dự án đang dang dở. Ngẫm nghĩ lại tôi mới ngộ ra rằng tuy là một nhà khoa học sống tại trời Âu gần 2/3 đời người, sự chọn lựa này chỉ dựa trên những yếu tố tình cảm:
Tôi hằng nghĩ phải làm gì cho Việt Nam như là số phận của một người Việt Nam đã may mắn được sống yên bình ở trời Tây trong giai đoạn khốc liệt của lịch sử dân tộc. Và thời gian không chờ đợi tôi, tôi chỉ còn lại mười lăm năm trước ngày hưu trí.
Sự khích lệ ân cần và lòng tin tưởng ưu ái của hai người nước ngoài: Ông Roger Dehaybe (Chủ nhiệm cơ quan tài trợ cơ quan CGRI) và ông Arthur Bodson (Viện trưởng Viện Đại học Liège). Khi hay tin dự án của tôi nhận được tài trợ, ông Bodson đã tiếp riêng tôi và bảo:“Tôi tin tưởng ở ông và tôi ưu tiên ủng hộ giúp Việt Nam phát triển. Một đất nước đã quá nhọc nhằn vì chiến tranh như Việt Nam thì cần những chiếu cố đặc biệt”. Khi người nước ngoài, chưa bao giờ đến Việt Nam mà họ có tấm lòng như vậy thì là người Việt Nam trước lương tâm, tôi khó chọn hướng khác!
Vợ tôi nguyên là một giáo viên Pháp văn một trường trung học tại Sài Gòn, đã phải vượt biển, bất chấp hiểm nguy để đổi đời, tìm tương lai. Nhưng cô ấy không hề oán trách quá khứ. Cô ấy luôn luôn khuyến khích tôi về Việt Nam và rất vui gặp lại gia đình bà con những dịp tháp tùng tôi về Việt Nam công tác. Đó cũng là lý do mà nhiều người hiểu lầm về việc tôi làm, về sự chọn lựa của tôi, ngay cả cơ quan an ninh Việt Nam. Nó không chút nào thuần lý, yếu tố tình cảm gần như bao trùm.
Tôi bị chiếu cố rất đặc biệt
Chuyến đi này không mấy thuận lợi. Tôi biết rõ thân phận của tôi. Không còn sinh mệnh chính trị nữa thì chỉ có thể là “thế lực thù địch”. Tôi kiểm tra rất kỹ máy tính xách tay để không chất chứa bất kỳ tài liệu nào có vấn đề. Ngay cả những bài hát tôi ưa thích ra đời trước 75 mà chính quyền mới chưa cho phép lưu hành, tôi cũng xoá tận gốc. Tôi kiểm soát lại từng trang giáo trình, từng trang sách khoa học mang về, không để dính theo bất kỳ điều gì để người ta có quy kết tôi là làm chính trị, tán phát tài liệu. Ngay cả tờ báo “Le Monde” xuất bản tại Paris đọc còn dang dở tôi cũng không mang xuống khi rời máy bay…
Và điều tôi tiên đoán là chính xác. Máy bay vừa đáp, vào khu hải quan là tôi bị xếp qua một bên, có chiếu cố đặc biệt. Hành lý của tôi được đưa vào phòng riêng khám xét mà tôi không được chứng kiến. Tôi cực lực phản đối nhưng vô vọng. Bản thân tôi cũng bị lột trần, chỉ còn lại quần áo lót. Sự khám xét bất chợt của hải quan kéo dài từ 16 giờ chiều cho đến 20 giờ tối. Dĩ nhiên là họ chẳng tìm được gì và tôi cũng đỡ lo là chưa đến nỗi họ ngụy tạo chứng cớ qua mục xét riêng hành lý.
Bước ra khỏi sân bay, tôi vật vờ như người đi tị nạn vừa bị bắt lại: Đói, mệt, lo và thất vọng… Cũng may vợ tôi và PGS Phan Ngọc Châu, Trưởng bộ môn Sức bền Vật liệu Trường Đại học Bách khoa Tp HCM, cán bộ đối tác của tôi vẫn còn nấn ná đợi tôi. Họ bảo họ cũng rất lo, họ tưởng tôi đã bị trục xuất trở lại Bỉ…
Trong phòng thẩm vấn
Máy bay đến tối chủ nhật thì sáng thứ hai 8 giờ tôi phải lên bục giảng. Chương trình giảng dạy đã được công bố trước, phần lý thuyết cũng như phần thực hành. Là giáo sư chính, tôi phụ trách phần lý thuyết. Phải giảng cho kịp vì tuần tới người phụ giảng TS Géry de Saxcé, người học trò xuất sắc của tôi (nay là giáo sư trưởng một khoa, Đại học Lille, một nhà cơ học đang nổi tiếng bên Pháp) sẽ lấy máy bay qua Việt Nam phụ trách phần bài tập trên máy tính. Bài giảng khá dài, thời gian ở Việt Nam có hạn, tôi bố trí lịch làm việc rất căng. Chiều thứ hai đi dạy về nhà (tôi được người anh vợ tôi cho tôi mượn một căn phòng trọ) thì có thư “mời làm việc” của cơ quan an ninh nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ. Tôi điện thoại yêu cầu đổi giờ hẹn vì sáng hôm sau, thứ ba, sinh viên lại đang chờ tôi lên lớp.
Ba ngày sau là tôi phải tạm bỏ lớp dạy vì phải “đi làm việc”. Tôi còn nhớ buổi chiều ấy, một buổi chiều nắng gắt như những buổi chiều khác tại Sài Gòn. Tôi vẫn còn mệt, chưa quen với sự khác biệt múi giờ. Vì lo cho tôi, vợ tôi và PGS Phan Ngọc Châu đi theo tháp tùng. Nhưng họ không được vào đồn công an. Tôi bảo với vợ tôi nên đi về hay tạm ngồi trong quán cà phê cạnh đó chờ tôi. Tôi nói thêm riêng cho vợ tôi: “Bây giờ là 2 giờ trưa, đến 6 giờ chiều mà anh chưa ra được là đã bị giữ lại, là có sự cố chẳng lành. Em nên về nhà gởi điện ngay cho ông Roger Dehaybe, ông Arthur Bodson và bè bạn cùng khoa tại Đại học Liège”.
Khi vào phòng thẩm tra là đã có ba công an ngồi đợi sẵn. Một thanh niên trẻ chừng 25 tuổi ghi chép và hai người kia, tóc hoa râm tuổi trên năm mươi, dáng dấp lạnh lùng nhưng chững chạc. Có lẽ họ là những công an có cấp bậc cao. Tôi ngồi xuống, vừa dứt lời nhẹ nhàng lễ phép đặt câu hỏi về lý do buổi làm việc là họ đánh phủ đầu ngay, với một giọng rất nghiêm khắc, gần như khiêu khích. Họ bảo tôi chỉ lấy cớ để về Việt Nam gây phiền toái, chẳng có gì để giảng dạy, chẳng có khoa học công nghệ gì tiên tiến để chuyển giao cả. Giáo trình thì chắc gì phù hợp với Việt Nam. Tôi hiểu ngay đây là một đòn tâm lý. Họ cố tình chọc giận tôi. Sau vài giây ngỡ ngàng, tôi gắng trấn tĩnh, không để lộ sự phẫn nộ đang rối lên trong lòng tôi. Sống và làm việc lâu năm ở nước ngoài, tôi đã học được cách chế ngự tự ái của người Bỉ khi thảo luận hay đối thoại. Tôi biết nếu tôi mất bình tĩnh là tôi sẽ thua.
Tôi ung dung bảo họ: “Không biết các ông lấy ở đâu những thông tin lệch lạc về tôi như vậy. Giáo trình bài giảng của tôi là giáo trình cao học dành cho bậc thạc sỹ của một ngành mũi nhọn, phải có trình độ cao hơn mới có thể đánh giá. Tôi không biết trước khi có nhận định về tôi như vậy, các ông đã tham khảo kỹ lưỡng những công bố quốc tế về khoa học của tôi chưa? Hay ít ra các ông đã hỏi ý kiến của GS.TS Trương Minh Vệ, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa; GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện cơ học; PGS Phan Ngọc Châu, đối tác Việt Nam trực tiếp của tôi chưa? Chỉ những người có trình độ mới có khả năng đánh giá giáo trình của tôi. Tôi e rằng chưa tham khảo kỹ lưỡng mà đưa ra những nhận xét vội vã và võ đoán như vậy thì rất không hay. Tôi chưa muốn nói là các ông đang xúc phạm một vị giáo sư tiến sỹ, một nhà khoa học của một trường đại học lớn tại Châu Âu”.
Họ nhìn nhau, không nói gì thêm. Theo thói quen, tôi giữ thái độ thẳng thắn ôn tồn nhưng dứt khoát không thoả hiệp khi họ quá đà áp đặt. Tôi bắt đầu thấy thái độ của tôi là phù hợp. Thú thật, cả đời tôi chưa bao giờ phải đối mặt với một hoàn cảnh như vậy: Phải trực diện đối chất với cùng một lúc ba công an trong phòng thẩm vấn. Đây là những người đầy đòn phép thủ thuật, nhưng trình độ hiểu biết thì rất giới hạn. Rồi họ đổi hướng khác. Lần này họ đi thẳng vào vấn đề. Họ bảo vụ vận động Việt kiều ký chung “Tâm thư”, “Thư ngỏ” gởi lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam là một âm mưu lật đổ chế độ và Nhà nước nhân dân. Chính quyền cách mạng sẽ trừng trị thích đáng những người chủ trương. Tôi ý thức ngay tính nghiêm trọng của quy kết này. Nhưng như một phản xạ tự vệ tự nhiên, tôi kịch liệt phản đối ngay. Tôi vặn lại: “Ai đã có những báo cáo sai lệch như vậy cho các ông? Người gởi cho các ông báo cáo này không phải là bạn của các ông đâu. Các ông phải kiểm tra lại cho kỹ rồi nên sa thải tay này đi vì tội thiếu trung thực. Các ông không nên đánh giá chúng tôi qua thấp. Nếu quả tình chúng tôi muốn lật đổ các ông, tôi không dại gì mà lấy máy bay về Việt Nam, tự lao vào hang cọp như vầy. Tôi là một trí thức, một người có học, có trình độ, tôi không thể tự chôn mình một cách cuồng si như vậy”.
Rồi tôi từ tốn nói thêm, rất chậm rãi để có thì giờ suy nghĩ và diễn giải cho chính xác: “Xin các ông đừng quên là trong giai đoạn căng thẳng nhất của chiến tranh Việt Nam, trong thời điểm có trên ba trăm ngàn quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam, chúng tôi là những người tham gia biểu tình đòi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam để chấm dứt chiến tranh cục bộ mà nạn nhân từ Nam ra Bắc đều là người Việt Nam. Ở Bỉ, chính quyền không ngăn cản chúng tôi làm việc này. Chúng tôi bất chấp những hệ lụy có thể xảy ra cho bản thân và cho gia đình còn đang sinh sống tại Sài Gòn, ký đơn phản đối chính quyền Mỹ, tuần hành tán phát tài liệu chống Mỹ tại một địa bàn có đại bản doanh của Liên minh quân sự NATO, liên minh quân sự hùng mạnh nhất do Mỹ dẫn đầu. Chúng tôi đã hành động một cách vô tư, theo thôi thúc của lương tri, của lòng yêu nuớc thật sự. Sau đó, sau thắng lợi 30.4.1975, các ông lên cầm quyền tuyệt đối. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm quản lý, vì thiếu tầm nhìn và hiểu biết, các ông đã mắc phải sai lầm. Nếu chúng tôi không nói lên những sai lầm ấy, phản biện những quốc sách tai hại ấy thì thử hỏi ai có thể làm được việc này? Dân trong nước ư? Làm sao họ dám nói, họ sợ các ông và họ có lý do để sợ vì các ông thường quy kết, chụp mũ phản động, không tạo điều kiện cho họ nói. Họ chỉ còn có một cách là chạy đi di tản thôi. Họ bảo cây cột đèn mà còn phải chạy kia mà. Và khi nói thẳng nói thật với các ông, chúng tôi đã chứng tỏ qua hành động này một điều mà tôi xin các ông lưu ý: Chính chúng tôi mới là những người bạn trung thực thẳng thắng vô tư nhất của các ông. Chúng tôi chỉ kiến nghị, góp ý chứ chúng tôi có gì để áp đặt? Làm hay không làm là chuyện của chính quyền các ông mà! Tóm lại tôi yêu cầu các ông đừng quy chụp chúng tôi là âm mưu lật đổ, điều này không có cơ sở, không hay cho chúng tôi và sẽ không mang lại lợi ích chính trị nào cho các ông..”.
Thấy họ lặng im nghe tôi nói khá dài, tôi bồi thêm lời tôi đã nói với Bí thư thứ nhất Sứ quán Việt Nam tại Bruxelles cách đây mấy tháng: “Xin các ông đừng bảo tôi rút tên ra khỏi danh sách những người đã ký. Xin đừng bảo tôi phủ nhận những điều tôi đã viết, những phản biện dưới dạng bút ký mà các ông đã đọc. Tôi sẽ không bao giờ làm chuyện ấy. Tôi chỉ tiếc là đã công bố hơi trễ. Đáng lẽ tôi phải cho xuất bản 10 năm trước đây sau chuyến rời Việt Nam trở sang Bỉ năm 1979. Tôi không làm chính trị mà chỉ làm khoa học và giáo dục. Tôi là một trí thức độc lập và tự do. Xin cho tôi được yêu quý độc lập và tự do”.
Đây là điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói với họ. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ chờ họ phản ứng. Ông công an cao cấp không có vẻ gì giận dỗi. Ông quay sang anh công an trẻ và bảo: “Em nên đi pha trà mời giáo sư uống đi”. Tôi cảm thấy nhẹ người vì lần đầu tiên ông xử sự lễ phép với tôi. Đây có thể là một khởi đầu của sự thông cảm? Sau tách trà ướp hoa lài khá thơm, tôi thấy khoẻ hơn nhiều và cơn buồn ngủ đã đi qua. Ông công an cao cấp hỏi tôi: “Thế thì việc vận động, ông hội họp, tán phát tài liệu thế nào?”. Tôi trả lời không do dự: “Ít ra với riêng với trường hợp của tôi, tôi khẳng định là không có tham gia vận động rầm rộ gì cả. Chúng tôi là thành phần Việt kiều có sinh hoạt yêu nước từ những năm 1960, quen biết thân thích nhau đã mấy thập kỷ, trong giai đoạn đấu tranh khó khăn. Chúng tôi thường xuyên trao đổi qua thư tín, qua fax, rồi Internet, tin tưởng lẫn nhau như những người đứng chung chiến hào. Sau khi Liên Xô sụp đổ, bức tường Berlin bị tháo gỡ, nước Đức thống nhất, những sai lầm của xã hội chủ nghĩa hiện thực đã hiện ra rõ như ban ngày. Đọc được bản đề nghị, tôi đồng ý ngay qua điện thoại chứ chẳng có vận động hội họp gì qui mô cả…”.
Cái khó là tôi phải đối mặt với những câu hỏi tò mò khó chịu về nhân sự. Người này có vai trò gì, tôi nghĩ thế nào về người kia… Tôi dứt khoát thoát ngay vòng vây đầy bất trắc này bằng cách phân trần với giọng tha thiết như sau: “Nếu muốn có thông tin về nhân sự mà hỏi tôi thì các ông chọn người không đúng chỗ. Trước hết tôi là nhà khoa học, là giáo sư đại học quanh năm suốt tháng bận bịu với nghiên cứu, lên lớp, lập trình triển khai, thực hiện những dụ án công nghệ kỹ thuật, đi thỉnh giảng, đi tham dự hội nghị khắp năm châu, tôi không còn thì giờ để thấy và hiểu rõ những Việt kiều khác, nhất là những người thuộc lớp trẻ qua Bỉ sau tôi cả một thế hệ. Nếu biết đến vài cá nhân thì cũng dừng lại ở những điều chung chung chẳng phải là những thông tin mà ông cần biết. Thứ đến, tôi có một nguyên tắc hành xử cho riêng tôi là không bao giờ đặt điều bàn chuyện, nhất là chuyện không hay về người khác mà người ấy không có mặt. Tôi cho đó là hành động nhỏ nhen, không quân tử, đáng chê trách. Ngay cả hôm nay, tôi xin các ông tôn trọng cách xử thế ấy, điều mà tôi hằng răn dạy các con tôi…”.
Không khai thác được tôi, họ có vẻ thất vọng. Người cán bộ an ninh thứ hai từ nãy giờ ít nói xen vào: “Như vậy chúng tôi muốn hỏi trực tiếp giáo sư một lần cho rõ. Thế đâu là ý đồ, là động cơ của khi GS hăm hở về Việt Nam khá thường xuyên thuyết trình khoa học, tổ chức simena, tổ chức du học tại chỗ?”. Tôi đã ghi lại nhiều lần câu trả lời sau đây trên các bài phỏng vấn của trang báo điện tử Vietsciences hay các báo khác: “Các ông là công an an ninh, các ông có tất cả những phương tiện để kiểm tra, theo dõi và phát hiện những ý đồ của tôi nếu có, nhưng xin các ông không nên tốn nhiều công sức vì tại Việt Nam, tôi chỉ hành động theo sự mách bảo của trái tim…. Còn chi tiết về những công việc tôi sẽ triển khai tại Việt Nam, tôi xin ông tham khảo dự án mà tôi mang theo đây”. Tôi rút ra trong cặp một hồ sơ dài trên 20 trang viết bằng tiếng Pháp, có bản dịch ra tiếng Việt, một bản sao đã có chữ ký của Hiệu trưởng hai trường, Đại học Liège và Đại học Bách khoa Tp HCM. Tất cả những điều cần triển khai đều có ghi trong ấy, danh sách các bài giảng, danh sách các trường, các giáo sư, các trợ giáo tham gia, ngay cả chi tiết tài chính về việc mua thiết bị, sách vở, phần mền, phần cứng… Cùng một lúc, tôi cũng lấy thêm ra một văn bản dài chỉ một trang bằng tiếng Pháp, có dịch ra một bản tiếng Việt mà tôi đã nán lại ở văn phòng thực hiện trên bàn phím máy tính tối hôm qua.
Tôi nói: “Với tư cách là người đề xướng và chủ nhiệm dự án được Quỹ quốc tế của Cộng đồng các đại học nói tiếng Pháp (FICU, Montréal), tôi xin nhờ ông chuyển đến cơ quan chức năng bản văn phản đối chính thức này”. Trong khi ông công an cao cấp đọc, tôi nói thêm rõ hơn: “Tôi cực lực phản đối cách hành xử của hải quan Việt Nam trên sân bay ngày tôi về Việt Nam chủ nhật vừa qua. Hải quan sân bay đã vi phạm luật quốc tế khi đưa hành lý tôi vào phòng riêng khám xét mà không có mặt tôi. Đây là hành động không thể chấp nhận được vì nguy hiểm cho an ninh cá nhân tôi. Thư phản đối có ghi rõ là tôi sẽ chuyển bản sao cho Đại sứ quán các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội, đặc biệt các nước có đóng góp tích cực cho quỹ tài trợ: Pháp, Canada, Bỉ, Thụy Sỹ”.
Ba ông công an hơi bất ngờ. Từ chỗ người bị hạch sách, tôi vừa trở thành nguời đứng ra trách móc, phản đối. Sau một hồi ngẫm nghĩ, ông công an cao cấp bảo tôi: “Tại sao việc giữa Việt Nam với nhau mà giáo sư đi thưa với quốc tế làm gì cho phức tạp. Nếu có sơ sót chúng tôi ghi nhận nhưng đã là đồng bào, chúng ta nên đóng cửa bảo với nhau có tiện hơn không?”. Tôi trả lời ngay: “Xin lỗi ông, chính quyền Việt Nam nào có coi Việt kiều chúng tôi là người Việt Nam thưa ông. Xin đơn cử vài thí dụ. Đi máy bay nội địa, ở khách sạn hay vào viện bảo tàng, chúng tôi phải trả giá như người ngoại quốc, đắt gấp mấy lần hơn người trong nước”. Ông công an bảo điều này ông không biết. Tôi bảo ông ta nên tìm hiểu thêm và nhất là phản ảnh điều tôi nói với cơ quan chức năng vì tiếp tục như thế này thì Việt kiều không vui lắm khi về Việt Nam.
Tôi thoát hiểm
Nắng chiều đã nhạt, trời đã sẫm tối. Người công an cao cấp mời tôi uống thêm một tách trà nóng. Ông chợt xem đồng hồ, rồi bảo tôi một cách khá hoà nhã: “Chúng ta nên chấm dứt buổi làm việc hôm nay ở đây, cám ơn giáo sư đã có nhiều góp ý thẳng thắn”. Tôi đứng dậy bước ra cửa phòng lòng như nhẹ hơn. Thái độ của ba ông công an vào giờ cuối làm tôi an tâm. Gần bốn tiếng thẩm vấn đã trôi qua, đồng hồ chỉ đúng 6 giờ thiếu 15 phút. Tôi ra quán cà phê. Vợ tôi và PGS Phan Ngọc Châu vẫn còn ngồi chờ tôi. Vợ tôi vui mừng nắm tay tôi như tôi vừa thực hiện một chuyến đi xa đã lâu năm và đầy bất trắc hiểm nguy. Tôi có ngờ đâu tôi vừa thoát khỏi một cái bẫy hãi hùng mà nếu chẳng may tôi không tránh được, có lẽ đời tôi đã rẽ hướng khác, với tất cả những gian truân, bẽ bàng của thành phần bị coi là trực thuộc “thế lực thù địch”. Phải mười lăm năm sau tôi mới biết được sự thật bên trong buổi thẩm vấn vừa kể. Tôi sẽ nhắc lại việc này trong những hồi khác sắp viết.

"Văn hóa đàng ngoài tại thành hồ"

 

Mình là dân Bắc sống ở Hà nội, nhiều lần vào Sài gòn và mỗi lần lại thấy có một Sài gòn khác.
Năm 1982, mình đi chơi trọn ngày không gặp một "đồng hương" phía Bắc.

Năm 2012 ra phố mua đồ đã gặp chủ hiệu áo quần là người Nghệ an, chủ quán ăn là người Hà nội.

Năm 2016 đi dọc đường Lê Thánh Tôn thấy san sát khách sạn mà chủ là người Hà nam, Hà tĩnh. Các shop thời trang áo quần kính mát là người Thanh hoá, Hải Dương.

Năm 2017 đi Taxi 6 cuốc thì 4 là người Nam định, 1 là người Vĩnh Phúc, chỉ có duy nhất 1 người là Sài gòn - Bình Thạnh.

Người Sài gòn thấy rõ điều đó. Họ đâm ra ghét dân Băc nói chung, bất kể anh là ai, làm gì, tốt hay xấu. (àm sao họ biết anh thế nào bởi để hiểu cần thời gian tiếp xúc lâu dài).
Hôm rồi anh bạn sống lâu năm ở Lý Chính Thắng mời lên tầng 51 toà nhà Bitexco ăn tối, bất chợt cách một bàn có 5-6 khách, nghe họ nói giọng Bắc quá to tiếng, cười rổn rảng, ngồi gác chân gác tay đầy tự tin cứ như ở một quán bia hơi! Một nơi như chỗ này rất cần sự nhẹ nhàng để không làm phiền các thực khách khác, nhất là khách nước ngoài.
Thật sự mình thấy xấu hổ với mấy người bạn Sài gòn. Mình phải nói với bạn: Cho tôi xin lỗi.
Cuộc xâm lăng vẫn tiếp tục đẩy người Sài gòn không qua đại dương nhưng đánh bật họ dạt ra các tỉnh vùng ven.

Mình không trách người Bắc. Đất nước mình cả, đâu ấm no họ đến. Nhưng mình vẫn thấy buồn rầu vì thứ văn hoá phương Bắc mà họ du nhập ấy đang làm Sài gòn trở thành một thành phố mất bản sắc, mất nụ cười, mất sự nhẹ nhàng trong giao tiếp và mất niềm tin giữa người với người.

Khái niệm về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đã xuất hiện





Mỹ mở kho dự trữ chiến lược có giúp giảm giá xăng dầu?





Việt-Nga lên kế hoạch tập trận chung ‘Liên minh lục địa 2022’





Cuộc chiến ở Ukraine khiến chú heo Putin bị đổi tên





Vụ xé cờ Việt: Đại sứ Ukraine cáo buộc Nga mở ‘chiến tranh thông tin’





Nga tuyên bố mở hành lang cho lính Ukraine hạ vũ khí rời nhà máy thép Azovstal





Mỹ cho Việt Nam ra khỏi danh sách ‘chớ du hành’ vì Kung Flu





Thêm một vụ tham nhũng vật tư y tế trong đại dịch bị phanh phui ở Việt Nam





Hội chợ trò chơi tại thủ đô Mỹ





30 năm tái lập tỉnh Ninh Thuận





Bầu cử TT Pháp: Những hứa hẹn kinh tế của Le Pen là một ''màn ảo thuật''





Chiến tranh Ukraina : Liên Âu hứng chịu hệ lụy, Hoa kỳ hưởng lợi





Kung Flu và chiến tranh Ukraina thách thức kinh tế tàu cộng





Chiến tranh Ukraina : Sự phân cực và nguy cơ những xung đột mới ở châu Âu





Sau World Cup 2022, Qatar có còn là miền đất hứa của bóng đá ?





Cựu binh Mỹ trong Chiến tranh VN đến Ukraine





12 người bị tuyên tổng cộng 108 năm tù trong một phiên toà bị cho là “vi phạm tố tụng”





Tiểu đoàn Azov phản công, bắn cháy xe chở lính Nga ở Mariupol





Thanh Hoá: Chấm dứt dự án KCN Hoàng Long do FLC đầu tư.





Quảng Trị: Nông dân lo “hạn hán khắc nghiệt 2022”





Đại sứ Ukraine: Nga đang tiến hành chiến tranh thông tin tại Việt Nam!





Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn





Những Con Chim Ẩn Mình...Chờ Chết - Tác giả Ls Nguyễn Văn Miếng


Tâm tư sau phiên toà cô Trần Thị Ngọc Xuân ngày 18/4/2022

Vụ án hình sự nào cũng có “chim mồi”. Họ có thể là một Judas bán Chúa, cài cắm, “zic”, hoặc giác ngộ cách mạng, … Nếu hoạt động của họ hợp pháp thì miễn bàn, nhưng có nhiều loài chim lại xúi người ta làm bậy để có cớ cho cơ quan chức năng bắt bớ.
Như vụ án anh Michael Phương Minh, 4 anh em đi xe khách từ Nha Trang về Saigon bị chặn lại bắt cóc tại Suối Tre giữa đêm khuya, bị bịt mắt, còng tay chở đi. Ngày ra toà thấy mất một “đồng chí” tên Thomas Q.B. Luật sư nghi ngờ “đồng chí” này bị… thủ tiêu. Trong phần tranh luận, KSV kiếm đâu được một biên bản không có trong hồ sơ vụ án, ghi nhận Thomas Q.B đã tẩu thoát ngoạn mục tại phường Phước Long A.
Như vụ “Nhóm Hiến pháp”, trước ngày biểu tình, có một nhân vật tên Q.D tại “Hải ngoại” tài trợ 200 cây roi điện để… phòng thân. Sau khi phát hết số roi điện này, họ bị bắt với đầy đủ tang vật là roi điện với tội danh “Phá rối an ninh” khi chưa kịp xuống đường biểu tình.
Riêng trong vụ án cô Trần Thị Ngọc Xuân, hé lộ 4 nhân vật “bí nhiệm” chăm sóc cô đến khi cô bị bắt.
1. FB Nguyễn Trọng Thắng tỏ lòng quý mến cô Xuân và… tổng thống ĐMQ nên đã gửi tin nhắn nhờ cô… chuyển tiếp cho FB “Dao Minh Quan” một tập tin đính kèm gồm 9 trang tài liệu “Đóng góp ý kiến về xây dựng lại đất nước VN…” Cô không tải về đọc mà chuyển tiếp luôn. Ngày cô bị bắt, tài liệu này là tang vật của vụ án được đem đi “giám định tư tưởng”.
2. Vào một buổi chiều vừa mưa vừa gió, xuất hiện một người phụ nữ (không rõ nhân thân lai lịch) mang đến nhà cô Xuân một bao nylon màu đen, trong đó có một quyển tập học sinh ghi danh sách 34 người và kèm 13 bản photo CMND của trong số những người này. Bà nhờ cô Xuân dùng danh sách này “trưng cầu dân ý” cho tổng thống. Nhà cô Xuân gần nghĩa địa, không lẽ người phụ nữ này là… ma.
3. Thấy cô Xuân có hoàn cảnh khó khăn, một trai lạ xưng danh là Lý Quốc Hùng tặng cô một điện thoại di động hiệu BLU để cô có phương tiện vô “phòng họp chính phủ”. Điện thoại này là tang vật của vụ án.
4. Nhân vật bí nhiệm cuối cùng là bà Vương Thụy Hồng Nhan (tên đã được thay đổi). Cô Xuân cùng bà Nhan đi phát tài liệu “18 chương trình của Liên hiệp quốc kết hợp với Tổ chức Chính phủ QGVN lâm thời” cho những hộ nghèo để họ được cấp đất, cấp nhà. Bà Nhan làm việc trong Hội Phụ nữ, nhiệt tình trong công tác từ thiện, nên biết nhiều hộ nghèo. Phát được 3 tờ, hôm sau bà Nhan lên phường nộp đơn Tố giác tội phạm. Bà Nhan từ Hội Phụ nữ biến thành Hội các bà mẹ Công Giáo.
Do 4 nhân vật bí nhiệm này góp phần đưa cô Xuân vào tù, nên vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Quan toà xét thấy đã điều tra đầy đủ, nên những con chim này vẫn đang ẩn mình lẩn khuất đâu đây.

Hợp Và Tan - Tác giả Nguyễn Tuấn Khoa

 

Ngày đầu tiên đi học lại sau biến cố lịch sử 30/04 lớp chưa chia Ban nên dễ biết ai đi, ai ở. Lớp tôi vắng nửa lớp. Đứa nào vắng tức là đã rời khỏi Việt Nam rồi. Không khí ngột ngạt. Cuối giờ học H lù lù xuất hiện trước cửa lớp. Nó kêu tôi ra ngoài hành lang và nói nó rút hồ sơ, không học ở đây nữa mà đi về quê ở TN. Nó nói nhà trong Huỳnh Hữu Bạc bị mất, ba nó trung tá Không Quân đi tù ở ngoài Bắc không có tin tức. Gia đình nó quyết định đi kinh tế mới (KTM) để cho ba nó được về sớm, còn nó học ở quê để giảm nhẹ lý lịch với hy vọng cơ hội vào đại học lớn hơn [SIC] . Nó nói ở trong rừng nên không có địa chỉ để liên lạc. Lúc đó tôi nghĩ rằng tôi sắp mất thêm một thằng bạn nữa.
Chuyện HỢP-TAN-HỢP của tôi và H giống như trò chơi Năm-Mười.
Sáu năm sau, năm 1981, tôi và H bất ngờ đối mặt nhau tại cổng trường đại học Bách Khoa (DHBK), hé mở chỉ đủ cho 2 xe ra-vào. Cuộc đoàn tụ của 2 thằng bạn Võ Trường Toản xúc động không sao tả xiết. H ngậm ngùi kể rằng gia đình nó trả giá quá đắt cho chuyến lập nghiệp ở KTM. Ba nó vẫn chưa về, má nó bệnh không làm việc nặng được nhưng buồn nhất là việc thi cử của nó thật lận đận. Tôi gọi đó là khúc bi tráng. Thật vậy, H làm được việc đáng nể, nó đậu vào DHBK liên tiếp 4 năm 1978, 1979, 1980 và 1981 nhưng Ban Tuyển Sinh của tỉnh TN không cho nó đi học. Lý lịch của của cha là một rào cản cho mọi nỗ lực vào đời của thằng nhỏ. Mỗi lần đậu mà không được đi học nó thấy tủi thân và bế tắc. Nó xa lánh hết mọi người. Đi làm ruộng để chờ năm sau thi lại.
Năm 1981 nó lại đậu với điểm rất cao nhưng vẫn không được đi học. Nó uất ức nên quyết định đánh một ván cờ tàn. Nó gặp ông Bí Thư tỉnh, sau ít phút trình bày với bằng chứng về thành tích thi cử, ông thấy nó thực thà và hiếu học nên ký giấy đặc cách cho nó đi học. Chuyện chưa có tiền lệ này tạo nên một tiếng vang toàn tỉnh rồi H trở thành người nổi tiếng. Nó được đi học và giờ đây tôi có thêm một thằng bạn VTT để hàn huyên tâm sự và để giải tỏa tâm trạng u uất và cô độc ở chốn dường như không dành cho những thằng có lý lịch như tôi và H. Thực tế, những lần gặp gỡ của chúng tôi ở sân trường thật hiếm và ngắn. Gặp nhau lần nào cũng vội.
Ngày tôi ra trường đánh dấu một giai đoạn TAN lần thứ II giữa 2 đứa vì tôi không còn dịp gặp nó nữa.
13 năm sau, năm 1996, tôi đến TN để làm việc với công ty Tư Vấn. Anh Y, giám đốc, xác nhận H là kỹ sư của công ty này nhưng đã đi Mỹ theo diện HO nhiều năm nay. Anh Y nhận xét, H. lầm lì, ít nói nhưng lại nổi bật ở mọi nơi. Hồi học ở trung học H giỏi nhất tỉnh, vào BK vẫn học giỏi, làm việc ở cty này lại là một kỹ sư rất xuất sắc khiến anh phải thay đổi hệ thống lương để hợp thức hóa mức lương của H. Tôi ví von H là loại bê-tông phát triển cường độ muộn. Đó là dạng học sinh khá ở lớp dưới nhưng thực sự xuất sắc từ cấp III, đại học và thời gian dài sau đó. Cuối buổi, anh dành cho tôi sự bất ngờ, anh nói H mới về VN hôm qua hiện đang ở nhà tập thể phía sau công ty.
Cuộc gặp gỡ lần này bất ngờ đến mức nó lắp bắp, không nói được lời nào. Nó kể sang Mỹ nó phải cày bừa vì ba nó bệnh nặng do lao lực và thiếu ăn trong tù ở Bắc Việt, má nó cũng không khỏe, con nó còn nhỏ. Vì vậy nó không có duyên với con đường học hành ở Mỹ. Tôi thấy thật tiếc cho H và tiếc cho nước Mỹ.
Chia tay với nó lần đó tôi không nghĩ lâu đến như vậy. 14 năm.
Tháng 04/2019, trong buổi làm việc với tỉnh TN tôi lại hỏi thăm về nó. Nhờ nó quá nổi tiếng mà tôi có được thông tin của nó. Tháng 07/2019, H về VN. Cuộc đoàn tụ của hai thằng đàn ông từng trải có quá nhiều chuyện để kể. Được và mất. Nó nói dẫu sao lập nghiệp ở Hoa Kỳ vẫn tốt đẹp hơn chuyến lập nghiệp ở KTM năm 1975. Mừng cho hậu vận của nó.
Dâu bể cuộc đời. Tuy vậy có một điều vẫn không thay đổi, H vẫn lầm lì, ít nói, lặng lẽ, phớt tỉnh Ăng-lê, sống đời ẩn sĩ. Tôi tự hỏi chia tay lần này, bao lâu sẽ gặp lại?

Tái Bút

Chính Sách Thi Tuyển Đại Học Để Loại Hậu Duệ VNCH

Để ngăn chặn con của quan chức và quân nhân VNCH vào các trường ĐH, chính quyền mới đã lập ra 2 hàng rào:
1) Điểm: Thí sinh bị chia ra 14 nhóm, mỗi nhóm có một điểm đậu khác nhau, con của VNCH thuộc nhóm 11 đến 14 phải đạt một điểm rất cao mới đậu, nhóm 14 thì gần như khong có hy vọng. Sang năm 1988, thế hệ 7X là thí sinh, người ta chia làm 4 nhóm thay vì 14. Sự chênh lệch điểm ưu tiên cũng đã rút ngắn lại. Kết quả này là do báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên (ông Võ Văn Kiệt đứng phía sau hỗ trợ) phản đối rất mạnh
2) Ban Tuyển Sinh (BTS): họ lập ra mỗi tỉnh cái gọi là BTS, ở Sài Gòn nằm tại 104 Nguyễn Đình Chiểu Q3 (gần ngã tư Mac Đĩnh Chi). Khi thi ĐH, chuyện đậu hay rớt là chuyện giữa thí sinh và trường ĐH (điểm là tiêu chuẩn để xét) nhưng chuyện được đi học hay không lại là chuyện giữa BTS và thí sinh.
- Ở Sài Gòn: trường ĐH gửi giấy báo về nhà nên BTS không có cơ hội sử dụng hàng rào 2 trên để loại thí sinh nhóm 11-14. Thí sinh này chỉ cần đạt điểm cao theo nhóm của mình là được học. Tụi tôi có một nhóm khoảng 10 người chơi với nhau trong trường đều ở trường hợp này.
- Ở tỉnh: trường gửi giấy báo trúng tuyển về cho BTS. Ban này chặn lại tất cả học sinh nhóm 11-14 nên không có trường họp nào con cái VNCH ở tỉnh đi học DH được. Đó là lý do H (trong bài viết này) không thể đi học được.
BTS ở các tỉnh toàn là những tên ít học, không liên quan gì đến chuyện thi cử nhưng lại quyết đinh tương lai của các thí sinh và phủ quyết kết quả thi!
Gần nửa thế kỷ nhìn lại sự trả thù của bên thắng cuộc mà thấy thật cay đắng!

Hà Nội Tôi Thế Đó, Tái Bút Năm 2000 - Tác giả Nguyễn Ngọc Lan

 

"Hà Nội tôi thế đó" là một bài đăng trên đứng dậy ( 10.1975).tiếp theo từ tr. 31-51 ( số 74 / 11.1975), tt. từ tr.95- 114 / số 75 ( 12/ 12/ 1975), tt.28-53, số 76 ( 27.12.1975), tt. 55-75 và số 77-78( xuân Bính Thìn), tt. 151-168. Cuối bài đăng trên sớ 77-78 này có đề:" kỳ sau sẽ tiếp" - nhưng thực tế đã không có " kỳ sau sẽ tiếp" ấy và bài chấm dứt ở số 77-78. Ở đây chỉ giữ lại nguyên văn phần đầu hết đăng trên đứng dậy số 73.
Có thể nói "Hà Nội tôi thế đó", đặc biệt là 20 trang đầu đăng trên đứng dậy số 73, đã là một" hiện tượng" trên báo chí VN sau 30.4.1975 Một bài báo bỗng dưng gây dư luận khi dân chúng đã quen hay bắt đầu phải quen với thứ báo chí vào khuôn phép, nề nếp. Dư luận đủ chiều. Khó chịu có, bực bội có, vui vẻ có, và còn nhiều hơn, nhất là trong giới đồng bào gọi là đi cải tạo học tập và người thân, bạn bè của họ. Phía này hay phía kia đều muốn gán đủ thứ ý đồ, hậu ý cho người viết.
Thậm chí chỉ còn được truyền miệng cách cách đọc khác đi tiêu đề bài báo. Sắc, huyền, nặng, dấu này dấu khác được thêm vào. Đâu phải là "Hà Nội tôi thế đó" mà là "Hà Nội tội thế đó, "Hà Nội tối thế đó", “Hà Nội tồi thế đó".
25 năm sau, bây giờ trình làng lại phần đầu bài "Hà Nội tôi thế đó" cũng là phần tiêu biểu nhất, tôi thấy cần phải trả nợ bạn đọc của mình bằng những dòng tự sự hay tâm sự sau đây. Thẳng thắn và trung thực tuy có thể không có lợi gì cho người viết, nhất là khi từ lâu rồi, thời thế đã đổi thay không ít. Trước tiên xin khẳng định: Viết "Hà Nội tôi thế đó" người viết đã hoàn toàn không có ý đồ, hậu ý gì hết. Với tư cách cá nhân, tôi viết ngay sau chuyến đi Hà Nội rất hào hứng. Với tư cách tổng biên tập báo đứng dậy, tôi càng không thể cho phép mình có ý đồ, hậu ý như đã được gán cho mình. Ngay cả một hai năm sau, khi tình thế càng ngày càng không còn gì để hào hứng, tôi đã thường nhắc đi nhắc lại với anh chị em trong tòa soạn: "Tờ đứng dậy đợt mới là do Nhà nước bây giờ mời và giao cho chúng ta làm. Dứt khoát tờ báo sẽ không bao giờ được dùng để chống lại Nhà nước. Đó là vấn đề sòng phẳng. Nhưng cũng xin nhớ luôn cho điều này; người ta thường bảo "thà làm con chó sống còn hơn làm con sư tử chết". Nhưng chúng ta thì dứt khoát chon lựa: thà làm con sư tử chết còn hơn làm con chó sống. Phải giữ tư cách, cốt cách của mình. Chuyện nào không viết được đứng đắn, đầy đủ thì ít nữa chúng ta làm thinh, không động tới" (như về vụ nhà thờ Vinh Sơn, đứng dậy đã hoàn toàn không có một chữ nào trong khi báo chí thì đua nhau ồn ào hết mức. Chỉ qua năm sau, khi có phiên tòa xử vụ Vinh Sơn, đứng dậy mới có một bài). Và cuối cùng đứng dậy là tờ báo ra đời sau 30.4.1975 với "Quyết định số 1" cũng đã sớm là tờ báo "tự ý đình bản" ba năm sau, vào tháng 12.1978. Vì đã không làm con chó sống, giữ nhà hay sủa trăng.
Như vậy "Hà Nội tôi thế đó" chỉ là "Hà Nội tôi thế đó". Không phải "tồi thế đó". Không phải "tối thế đó". Nói cho ngay, chút nào có thể đã là "tội thế đó", tội nghiệp mà, với sự thương cảm thế thôi ("Nghẹn ngào một chút thì có. Thương thật nhiều thì có"). "Hà Nội tôi" là "Hà Nội của tôi". Hà Nội nơi tôi đã sống 9 năm thơ ấu đầu đời mình, đã tập đọc, tập viết, bắt đầu đi học ở đó. Cũng như về mặt đạo đã học giáo lý với các bà quản và rước lễ lần đầu tại nhà thờ Hàm Long, được Đức cha Chaize ban bí tích Thêm sức tại Nhà thờ Lớn. "Hà Nội tôi" còn vì niềm hứng khởi, tự hào của người dân VN sau ngày thống nhất đất nước. Nếu có ý nghĩa gì khác thì chỉ là người viết "Hà Nội tôi thế đó" chỉ có ý nhái lại tiêu đề một cuốn tiểu thuyết được phổ biến nhiều hồi ấy: Thép đã tôi thế đó. "Hà Nội tôi thế đó" là Hà Nội đã được "tôi luyện" như thế đó.
Chính vì được viết trong tinh thần nói trên mà 100 trang "Hà Nội tôi thế đó" thật ra chỉ có 20 trang đầu tả thực không theo kiểu hiện thực xã hội chủ nghĩa. 80 trang còn lại là để thanh minh, biện hộ cho những gì được thấy trong 20 trang kia. Vì thành tâm và cũng vì chưa thấy hết mà biện hộ, thanh minh, chứ về sau tôi vẫn thú thật với bạn bè: "Bây giờ có cho vàng tôi cũng không viết 80 trang như thế được nữa". Vả lại ngay trong 20 trang đầu đã không thiếu chữ nghĩa biện hộ, thanh minh. Tuy vậy nếu mục tiêu chính là mọi người được chia xẻ với nhau công ăn việc làm, thà mọi người cùng làm ít ăn ít còn hơn có người thất nghiệp túng đói, thì như thế cũng đã là thành công. Và nếu đúng như vậy, thực tế không còn phải vì lương ít mà có khuynh hướng làm ít, nhưng lại là phần việc dành cho mỗi người chỉ có ít lương nên lương cũng ít. Thật hùng hồn! Rồi còn thanh minh, biện hộ bằng "những gì không thấy"! Không thấy hay "chưa thấy"?!
Thế đó. Nhưng bực bội hay vui vẻ, người đọc đã chỉ đọc những gì mình muốn đọc. Hồi đó nếu tôi viết về một anh bạn để cho biết là anh ấy nghèo và nghèo vì đã sống đàng hoàng, không gian tham, không tham nhũng, không chụp giật, hẳn là anh bạn ấy sẽ cho bài báo vào khung kính hẳn hoi - chứ không phải lộng kiếng - mà treo giữa nhà. Điều tôi đã không thể ngờ trước được là tôi thành tâm viết tương tự về Hà Nội thì các ông to bà lớn ở Hà Nội lại bực bội, khó chịu. Của đáng tội, không hề có một lời cảnh cáo, chê trách chính thức nào từ "cấp trên". Chỉ có những tiếng đồn... Người ta không hãnh diện về cái nghèo của Hà Nội! Chỉ đầy mặc cảm.
Ngược lại, một quan chức đã có lần công khai - ủng hộ. Đó là ông Nguyễn Hộ. Sau khi đứng dậy số 73 được phát hành, trong một buổi nói chuiyện với giới trí thức tại trụ sở ở 43 đường Nguyễn Thông, ông hứng thú nói: "Muốn biết Hà Nội thì các anh các chị cứ đọc bài "Hà Nội tôi thế đó" của anh Nguyễn Ngọc Lan đi". Cán bộ duy nhất và cũng là lần duy nhất.
Người đọc vui vẻ thì cũng đã chỉ chú ý tới 20 trang đầu thôi nếu không vì đọc 80 trang sau mà lại phải nhăn mặt.
Mãi về sau tôi mới biết đến một lối phản ứng thứ ba, phản ứng của rất nhiều bạn đọc ngoài Bắc, kể cả đảng viên, cán bộ. Cũng bực bội, nhưng không phải như các ông lớn. Họ bảo nhau: "bao nhiêu năm trời bọn mình đã phải khốn khổ vì thiếu đói, vì chế độ tem phiếu, bây giờ tự dưng một gã làm báo từ Sài-gòn chân ướt chân ráo ra đây rồi thanh minh, biện hộ, ca tụng cái thiếu đói ấy. Rõ khỉ!".
Lối phản ứng thật bất ngờ đối với tôi nhưng lại không thiếu phần thú vị. Tương tự như trong một chuyện khác tôi đã phải nhờ mấy ông bà cán bộ ngoài Bắc vào mới mở mắt ra. Trong một bữa tiệc cưới vào đầu những năm 80, tôi vui miệng nói với một ông nhà báo ngồi cạnh là người từ Hà Nội vào: "Thống nhất thì ai chẳng muốn thống nhất từ Bắc chí Nam dưới quyền lãnh đạo của Đảng. Thống nhất thêm về hình thức chỉ làm miền Nam mất viện trợ hậu chiến, Miền Bắc không đuợc bồi thường chiến tranh, ba, bốn tỷ gì đó, kinh tế vất vưởng như bây giờ". Ông bạn trả lời rất tỉnh: "Đâu được anh. Nếu cứ còn hai "nước" thi dân ngoài Bắc vượt biên vào Nam hết!". Từ đó tôi hết phải thắc mắc về chuyện đã thống nhất sớm hay muộn. Riêng ông bạn cùng bàn có vợ là bác sĩ, hai vợ chồng đã vào đây rất sớm và thu xếp để có hộ khẩu ở tp.HCM từ khuya rồi.
"Hà Nội tôi thế đó" đã ngưng ngang sau số 77-78 tuy có hẹn là "kỳ sau sẽ tiếp". Một lần nữa xin khẳng định: không hề có chỉ thị phải ngừng. Hoàn toàn là do tự ý người viết. Phần cuối ấy đề cập (tới- sic) những mặt tiêu cực chứ không phải chỉ là nghèo: đạp xe trên đường theo bóng mát mà không theo bảng chỉ định, rượu quốc lủi vv.... Biện minh chán cho những tiêu cực ấy bằng cách bảo
"Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã không điều động dân bằng điện, không đúc con người mới từng loạt một cách máy móc", người viết lại còn thêm: " nhưng không phải vì con người cũ còn mà một mẫu người mới đã không bắt đầu hình thành và xuất hiện. Mục sư Casalis trong chuyến viếng thăm miền Bắc ba tuần vào cuối 1973 vẫn giữ lại cảm tưởng "được tắm trong một dòng nước bổ kỳ lạ vả đầy chất người". Những trang ký sự của ông đã mang tựa đề "Việt nam và tương lai con người".
"Trong hơn ba tuần lễ ở Hà Nội, thấy xã hội mới, tôi lại tìm được con người mới.
" Và con người mới ấy cũng đã bắt đầu xuất hiện trước mắt tôi" (đứng dậy số 77-78, tr. 168).
" Kỳ sau sẽ tiếp" hẳn là để viết về "con người mới" ấy. Nhưng không biết trong ba tuần ở Hà Nội như Casalis, tôi đã tìm được "con người mới" đến đâu và "con người mới" đã bắt đầu xuất hiện trước mắt tôi như thế nào mà tôi đã không viết tiếp được nữa. Bài báo rốt cuộc không có: "kỳ sau sẽ tiếp" và thực tế đã dừng lại với con người cũ. Thật là còn may cho sự thành tâm và thiện chí của người viết.
Bây giờ nhìn lại 100 trang "Hà Nội tôi thế đó", dễ thấy những trang vẫn còn chút gía trị và ý nghĩa là 20 trang đầu được giữ lại trên đây và những trang "kỳ sau sẽ tiếp" đã không bao giờ thanh hình. Lời chứng đã nên lời và cả lời chứng không nên lời.

" Hà Nội tôi thế đó" đúng là như thế đó!.


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

Những bài hát hay về người lính





Huỳnh Phi Tiễn hát Quê Hương Bỏ Lại, nhạc Tô Huyền Vân





Nông sản rớt giá, nông dân Quảng Ngãi “thả tay"





Bà Nguyễn Phương Hằng có quốc tịch Cyprus nhưng vẫn bị truy tố.





Về chiến tranh Nga-Ukraina , Mỹ thắng Tàu cộng tại châu Á





Mariupol và những người tử thủ cuối cùng trong "Mùa Phục Sinh của chiến tranh"





Tàu cộng đánh cược uy tín vào chính sách zero-Kung Flu





Hậu Kung Flu: Du lịch Việt Nam vẫn ngóng chờ khách ngoại quốc





Ukraine: Nga sửa soạn tấn công miền đông để lập hành lang với Crimea





Phi công Đức giải cứu người tị nạn Ukraine





Lễ Phục sinh của người Việt ở Mỹ





Nhiều người Việt kêu gọi ‘đừng bị kích động’ về video người Ukraine xé cờ Việt





Việt Nam kết án 12 người bị cáo buộc ‘lật đổ chính quyền’





Cựu Tư lệnh và hàng loạt tướng tá Cảnh sát Biển bị bắt





Missiles hit Lviv in Ukraine's west as Russia bombards cities





How a BBC journalist's family escaped from Ukraine





Ngoại trưởng Ukraine nói Nga muốn san bằng thành phố cảng chiến lược Mariupol





Thông tin xuyên tạc về chiến tranh ở Ukraine nhắm vào giới trẻ





Hạn chế xe gắn máy hai bánh ở đô thị vẫn là nan đề





Chuyên gia: Putin muốn khôi phục vinh quang trong quá khứ của nước Nga





Chợ đêm Đà Lạt





Bài thi SAT và GRE để du học Mỹ: Những điều cần biết





Soái hạm Moskva, niềm kiêu hãnh của Nga ngậm hờn dưới đáy Hắc Hải





Fukushima : Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra đại dương





Mariupol "vẫn chưa thất thủ", Ukraina sẽ chiến đấu tới phút cuối cùng





"Sự ủng hộ (của TQ) cho Putin phải bị trả giá" - Thượng nghị sĩ Mỹ ở Đài Loan





Thành hồ tổ chức giải đua marathon, trong khi Thượng Hải phải phong tỏa vì ...





Tàu cộng có ý gì khi nói "không để chuyện như Ukraine xảy ra" với Việt...





Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

Chuyện Về Một Ông Thầy - Tác giả Nguyễn Tấn Hồng


Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ ai quan tâm đến nền văn học Việt nam đều biết đó là một vị giáo sư có công lớn trong nền văn học nước nhà. Ngoài việc dạy học cho nhiều thế hệ học sinh, thầy còn nghiên cứu văn học và đã để lại cho hậu thế những công trình khảo cứu nghiêm túc và có giá trị. (Việt Nam Văn Học Sử Yếu/ Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển…) Ở đây chỉ có ý nhắc đến một câu chuyện có thật xảy ra vào những năm tháng thầy còn phụ trách giảng dạy môn văn học cho trường Bưởi ngoài Hà nội.

Khi còn là giáo sư ở trường Bưởi, thầy Hàm nổi tiếng là một ông thầy nghiêm, cả trường đều “rét” cái oai của thầy, hiếm khi thầy ban cho học sinh một nụ cười, phải nói là một ông thầy luôn có… “bộ mặt hình sự”. Có lần một học sinh đã dùng com-pa vạch trên mặt bàn một vạch nhỏ để ghi dấu khi thầy Hàm nở nụ cười, dù chỉ là cười mỉm. Cho đến cuối năm học, anh chàng học sinh chuyên “sưu tập nụ cười thầy Hàm” đã làm “tổng kết” và công bố cho bạn bè đều biết là chỉ có… ba vạch mà thôi!1! Học với thầy là một ước mơ của những học sinh nào mê văn học, nhưng phải trả giá bằng cách gồng mình chịu những hình thức kỷ luật, suốt niên học phải chịu “rét” nhiều hơn là ấm áp.
Vậy mà một hôm, trong một lớp học của trường Bưởi, thầy Hàm đang say sưa giảng về một thể thơ gọi là “yết hậu” (một thứ thơ đường luật biến thể, gồm bốn câu: ba câu đầu có bảy chữ, và câu cuối chỉ có một chữ mà thôi). Cũng nên nói thêm là khi thầy Hàm giảng bài thì ông hay nói say sưa như lên đồng, đến không kịp… nuốt nước bọt. Có khi thì đang huyên thuyên như thế, bất chợt ông dừng lại… nuốt nước bọt đánh ực một phát, rồi mới nói tiếp. Đó là cố tật của thầy Hàm mà học sinh cả trường đều biết. Trở lại chuyện bài thơ yết hậu, sau khi giảng tất cả những niêm luật của thể thơ này, thầy Hàm đưa ra một thí dụ bằng một bài thơ do chính thầy cảm tác tại chỗ, bài thơ có nội dung mô tả một anh chàng bợm nhậu, khi chết xuống âm phủ được gặp mặt Diêm Vương mà trên tay vẫn còn cắp theo be rượu. Thơ rằng:
“Sống ở dương gian đánh chén nhè,
“Chết về âm phủ cắp kè kè
“Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?
“Be” (tức là be rượu. )
Sau khi ngâm nga dứt bài thơ ngắn đó, thầy hất hàm ra hiệu cho cả lớp và nói:
“Em nào cho tôi một thí dụ tương tự xem nào.”
Một quảng im lặng kéo dài hơn một phút, rồi đột ngột từ hàng ghế cuối lớp có một cánh tay giơ lên, thầy ra dấu cho phép học sinh kia đứng lên để đọc bài thơ của mình.
Sau một lúc chần chừ, anh chàng mới bắt đầu cất tìếng:
“Sống ở dương gian chỉ nuốt đàm,
“Chết về âm phủ nói làm nhàm.
“Diêm vương phán hỏi rằng ai đó?
Cậu học sinh nọ chỉ vừa đọc dứt câu ba, thì không ai bảo ai, cả lớp đều đồng thanh hét thật to: “Hàm!!”
Nghe đến đây, chắc bà con đều nghĩ rằng cả lớp sẽ bị “ông hung thần” nghiêm trị, còn anh chàng học sinh chủ xướng kia chắc không tránh khỏi một trận đòn tuốt xác ra. Vậy mà như một phép lạ. thầy Hàm lại mỉm cười, một nụ cười thật tươi và hoàn toàn mang vẻ đôn hậu, dễ thương đến tội nghiệp. Và thưa bà con, nếu như năm học đó có anh chàng nào muốn “sưu tập nụ cười”, thì chắc chắn sẽ được… bốn vạch trên mặt bàn học đấy.
Hôm nay tui muốn nhắc lại mẩu chuyện này, để tỏ lòng nhớ đến thầy Hàm, mong ông sẽ gặp toàn những người tử tế ở thế giới bên kia, đang say sưa giảng bài cho học sinh, môn Văn Học Việt Nam.
Một đôi lời ngắn ngủi, coi như một nén hương cho thầy, có gì thất thố, kính mong thầy lượng thứ.

Ukraine Refuses to Surrender Besieged Mariupol to Russian Forces





Vĩnh Tường: ELON MUSK, TWITTER & CHUYỆN ÔNG LỚN CÒN DÀI





Người chạy xích lô “bí đường” nằm dài chờ khách





No quick return to normal for scarred Bucha, Ukraine





Mexico migrants star in award-winning portraits





Soái hạm Moskva bị chìm: Nga lần đầu công bố hình ảnh thủy thủ đoàn tại Sevastopol





Bất chấp chiến tranh, nhiều người Mỹ quyết định ở lại Ukraine





Hội sách sinh viên





Dinh Cô – ngôi đền của người đi biển





Hàng ngàn người Nga chuyển sang Armenia giữa bối cảnh Nga xâm lược Ukraine





110 năm vụ đắm tầu lịch sử Titanic : Lỗi do tuân thủ các quy định ?





Enrico Macias : Những sáng tác xuyên qua bao thế hệ





Soái hạm Moskva: Tư lệnh hải quân Nga gặp thủy thủ đoàn còn sống sót



 https://www.youtube.com/shorts/F_p-MeZi2_s