khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Taiwan president channels Hong Kong protests in appeal for votes: Don't believe the Communists"



The months of anti-government protests in Chinese-ruled Hong Kong have taken centre stage in Taiwan ahead of the Jan. 11 presidential and parliamentary elections, with Tsai in particular warning Taiwan would be next if it gives into Chinese pressure and accepts Beijing’s rule.
Speaking at a televised presidential debate, Tsai read excerpts from a letter she said she received from a young person in Hong Kong. She did not name the person nor say when the letter was written.
Tsai read from the letter: “‘I ask that Taiwan’s people not believe the Chinese Communists, don’t believe any pro-Communist official, and don’t fall into China’s money trap.’”
Taiwan’s people have been through their own traumas under martial law before adopting democracy and are now seeing “the end of Hong Kong”, Tsai quoted the letter as saying.
Tsai said she wanted to read the letter to remind people of the significance of their vote next month.

Á Châu ngày nay, 29/12/2019






Kim Tước hát Tiếng Dương Cầm, nhạc Văn Phụng






HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ "NGỤC TRUNG NHẬT KÝ"- Tác giả Giáo ư LÊ HỮU MỤC






Anh Ngọc hát Tiếng Hát Lên Đênh, nhạc Từ Phác và Lương Ngọc Châu






Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục



Nhân chuyến Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose, California. Bài phỏng vấn này do Gs Trần Công Thiện, đồng nghiệp của Gs Lê Hữu Mục tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, và Ls Đỗ Doãn Quế thực hiện ngày 8.6.2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên Internet, website của Đài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này.

Học giả Lê Hữu Mục là Gs Đại học Văn khoa và Sư phạm, Tiến sĩ thủ khoa Văn chương Việt Nam dành cho các Gs đại học 1970. Ông còn là nhà biên khảo, phê bình văn học, nghiên cứu triết học và tôn giáo và là nhạc sĩ nữa. Ngoài khoảng trên 20 tựa sách, những bài diễn văn, bài báo, ông đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký" (1989-90) gây nhức nhối cho Cộng sản Việt Nam (CSVN). Cuốn sách này ông ra sức tập trung ý chí và khả năng hoàn thành chỉ trong một tháng. Sở dĩ ông phải viết nhanh như vậy để kịp phá vỡ huyền thoại HCM, "Nhân vật Văn hóa Quốc tế mà Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) dự định tôn vinh. Đây là chuyện cũ, nhưng cho đến bây giờ vẫn là mới cần nhắc lại để dẹp cái phao xẹp "Tư tưởng Hồ Chí Minh" mà nhóm bạo quyền cố bám vào để tàn Dân hại Nước.

Với phương pháp dùng textology (văn bản học), hệ thống hóa lại, tìm ra những mâu thuẫn và sai lầm rất vững vàng, tác giả đã minh chứng rằng : HCM là kẻ đạo văn (đạo : ăn cắp, ăn cắp văn người khác). Chúng ta đã biết người CS dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa, vô nhân, vô đạo, vô luân nhất để đạt đến mục tiêu. Mượn đầu heo nấu cháo, lợi dụng xương máu Dân lành để nhận công của đảng mình chưa đủ, họ còn muốn làm Anh hùng Văn hóa Quốc tế nữa. Nhóm bồi bút Viện Văn Học Hà Nội dựa trên sự mạo nhận của HCM, ăn cắp văn của người khác, để thổi phồng tập thơ nhật ký lên một cách lố bịch và trơ trẽn.

Mở đầu cuộc phỏng vấn ông Mục cho biết sau ngày 30.4.1975 ông tìm đường đào thoát mấy lần nhưng đều thất bại. Trong những Gs ĐH Sư Phạm bị kẹt lại có ông Khoa trưởng Trần Văn Tấn, Gs Trần Kim Nơ. Những người chủ mới của Trường Sư Phạm miền Nam, ngoài miệng thì nói những câu : đoàn kết, xóa bỏ hận thù, hòa giải Bắc Nam, nhưng trên thực tế chỉ là những lời giả dối, xảo trá. Họ hứa hẹn nhiều, nhưng chẳng thực hiện được gì. Họ ở trong tư thế chờ đợi chỉ thị của Bộ Chính Trị. Họ xa cách, lạnh lùng với các GS còn kẹt lại. Các Gs ngơ ngác, đúng cảnh "hàng thần lơ láo" của Nguyễn Du, tuy bị bắt buộc phải thua cuộc. Vẫn vỏ ngoài, qua những cuộc tiếp xúc, họ giả vờ tìm cách ve vãn, mời mọc, nhưng "nói zậy nhưng không phải zậy". Các GS miền Nam đúng ngồi không yên, không biết phải làm gì, không biết đi đâu, hoang mang, chán nản. Điều xúc phạm đầu tiên là cách xưng hô "anh chị" kỳ cục. Trước kia có tôn ti trật tự, là thầy, là Gs, là ông, bà. Giờ đây là anh chị cá mè một lứa. Thậm chí ông Mục còn khôi hài nói "trường sở vốn là của mình, nơi mình làm việc dạy học bao nhiêu năm, bây giờ không biết là sẽ đi tiểu ở đâu ?"

Hà Nội lộ mặt thật qua vụ ông Lê Trí Viễn vào Nam "lên lớp" các thầy miền Nam. Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm miền Nam nặng nề. Ông ta chê là miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh với chủ trương nền dục khai phóng ở miền Nam). Ông ta dùng những lời đả kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. Gs Mục là Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm bại trận (trong nhóm có Gs Trương Văn Chình là Gs ngôn ngữ học nổi tiếng).

Mở đầu ông Mục cũng nói vài lời khiêm tốn, nhưng càng về sau, càng bực bội, nên hơi mất bình tĩnh, tấn công trở lại nhóm Gs miền Bắc. Ông cho biết ông đã đọc hết tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh miền Bắc và đánh giá rằng những tài liệu đó cũng không có giá trị cao, chỉ đáng quay ronéo phát cho giáo sinh làm tài liệu nội bộ thôi. Ông cũng phản pháo lại, cho biết là ngoài ấy cũng không có tác phẩm giáo khoa nào xứng đáng.

Một chuyện khác diễn ra để chúng ta thấy cái máy móc, một chiều của Hà Nội. Ông Hoàng Xuân Nhị được coi là một Gs gạo cội, từng đi du học bên Pháp và Liên Xô, vào Sài Gòn thuyết trình về thơ của HCM. Ông ta nói dài dòng về cuốn Ngục Trung Nhật Ký trước cử tọa cũng coi như các học viên, là các Gs đại học, trong đó có các Gs Phạm Xuân Quảng, Lý Công Cần... Sau bài thuyết trình, họ buộc các Gs phải thảo luận về nội dung cuốn sách. Mọi người ngỡ ngàng, vì chưa ai đọc cuốn nhật ký xa lạ này cả, làm sao có đủ dữ kiện để thảo luận, thu hoạch? Các Gs bán cái, đùn đẩy cho ông Mục "vì ông rành chữ Hán" lên tiếng. Ông Mục tuy chỉ là lần đầu tiên nghe nói về Ngục Trung Nhật Ký, nhưng với phản ứng mau lẹ và với kinh nghiệm giảng dạy văn chương lâu năm, ông bắt ngay được những khuyết điểm của cuốn sách. Ông cho biết cuốn thơ đó có bốn khuyết điểm (Vì không đủ thì giờ phát thanh, ông Mục chỉ nêu lên hai khuyết điểm).

· Thứ nhất thể thơ trong đó phần lớn là thơ bảy chữ bốn câu, thất ngôn tứ tuyệt. Thơ bảy chữ là thơ trang trọng, nghiêm túc, còn thơ lục bát là thơ dân tộc, bình dân, nhưng dịch thất ngôn sang lục bát dễ bị loãng, câu thừa, câu thiếu, tại sao lại dịch như thế. Diễn giả họ Hoàng ngẫm nghĩ rồi trả lời: "Để thỉnh thị ý kiến ở "trên" sẽ trả lời sau". Thấy cái lúng túng, e ngại, tránh né của diễn giả là các Gs miền Nam hiểu ngay được số kiếp văn nô miền Bắc đồng thời hiểu được tương lai của mình.

· Câu hỏi và là thắc mắc thứ hai: Trong bài thơ Thụy Bất Trước (Không Ngủ Được) có câu: "Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh" phải dịch là Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh, tại sao lại dịch là : Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ? Kể ra ông Mục đã uống thuốc liều, đã dám mó vào dái ngựa, dám đụng đến lá đảng kỳ của họ. Tất nhiên là Hòang Xuân Nhị phải vội vàng tránh né ngay, nói như vẹt là "sẽ trả lời sau khi thỉnh thị ý kiến ở trên”. Đám văn nô, văn thi sĩ cung đình biết là dịch gượng, sai và ẩu, nhưng cố nhét sao vàng vào đó để ca tụng là Bác tuy bị tù nhưng lúc nào cũng nghĩ đến Non sông Đất nước. Đó là do câu thành ngữ Trung Quốc "ngũ tinh liên châu" hàm ý diễn tả chuyện lành báo trước, chuyện sum họp vui vẻ giữa vợ chồng.

Đáp câu hỏi, giới văn học giáo dục miền Nam có thường gặp giới giáo dục, văn học miền Bắc không, GS Mục cho biết phần nhiều là "họ đến gặp tôi, tôi ít khi tìm gặp họ". Trong số đó có nói chuyện với ông Hồ Lê, Nguyễn Đổng Chi, Trần Văn Giàu. Riêng ông Nguyễn Công Bình nhiều lần mời cộng tác, nhưng tôi tìm mọi cách để từ chối. Cuộc tiếp xúc với Gs Nguyễn Đổng Chi, bạn với tôi hồi còn ở Hà Nội trước 1945 là đáng ghi nhớ nhất. Gs Nguyễn Đổng Chi là một học giả nổi tiếng, tác giả cuốn "Cổ Văn Học sử", đã từng là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội. Ông Chi mời ông Mục đến nói chuyện ở Trung tâm Ngôn ngữ, trong một phòng dành riêng cho Gs. Sau nửa giờ nói chuyện, ôn chuyện cũ, bàn chuyện ngày nay, ông Mục hơi ngạc nhiên thấy ông Chi khóc, nước mắt tràn xuống hai gò má. Ông Chi vừa khóc vừa bảo bạn :

- Nếu không, anh cũng sẽ phải đóng kịch với họ như tôi thôi. Trong bao nhiêu năm nay, tôi đã phải đóng kịch với họ mãi rồi !

Còn gì đau khổ cho bằng một trí thức, một kẻ sĩ không dám sống thật với mình, với người, luôn luôn phải giả dối để sinh tồn. Ông Chi đã chí tình khuyên ông Mục, vì tay ông đã bị nhúng chàm, ông đã lỡ, phải theo lao luôn. Ông Mục cũng gặp nhà thơ Xuân Diệu, ông Mục hỏi ông Xuân Diệu :

- Sao anh không còn sáng tác như xưa nữa ?

- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.

- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!

- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ. Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được.

- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không ? Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói :

- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin !!!

Qua cách trả lời của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông ta vẫn còn tự kiêu, vẫn nuối tiếc thủơ xa xưa, đồng thời cũng vẫn sợ mất lập trường, tiêu thẻ đảng. Một nhà thơ công thần của chế độ phát biểu là không tin những tín điều mình truyền bá ra cho quần chúng, sẽ được đảng đối xử ra sao? Ông Mục cũng tiếp Trần Văn Giàu khi tay lý thuyết gia cổ thụ này mò đến dụ dổ. Sau cơn địa chấn 30-4, ông Mục cũng như các Gs đại học khác bị cướp mất nhà dành riêng cho các Gs đường Duy Tân, ông phải thuê một căn phòng ọp ẹp ở khu lao động. Không hiểu lấy đâu ra tin tức, ông Giàu lò mò kiếm được nhà. Ông vừa đến trước cửa nhà thì bị vấp ngã xuống, ông Mục chạy ra nâng ông ta dậy. Năm đó ông Mục ngòai 60, còn ông Giàu cỡ ngoài 70, tóc bạc phơ, vừa vào đến nhà, ông Giàu nói ngay :

- Ông nên ở lại Việt Nam làm việc cho Đất nước với chúng tôi.

- Tại sao cụ lại để ý đến tôi thế ? Tôi cũng chỉ là một người dạy học bình thường như mọi người khác thôi.

- Tôi đã đọc sách của ông. Ông viết rất đạt. Ông khác người ta chứ, ông có đủ ba điều kiện để làm một nhà nghiên cứu, giảng dạy. Một là phải thông hiểu Hán và Nôm mới đi vào văn hóa Việt Nam được, ưu điểm hai là biết hai sinh ngữ Pháp, Anh để hiểu phương pháp luận và nghiên cứu rộng rãi hơn. Ba là phải có tài viết văn. Nhiều người nói và dạy học thì được, nhưng không viết được.

- Tôi sang Canada vì được gia đình bảo lãnh qua. Rất tiếc tôi không ở lại làm việc chung với cụ và các ông được. Tôi thấy có Gs Nguyễn Văn Trung và Gs Linh mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi. Ông Trần Văn Giàu lắc đầu :

- Ông Trung chưa phải là nhà nghiên cứu văn học, ông ấy chỉ là một ký giả khá thôi. Còn ông Thanh Lãng thì chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ hơn là giảng ở trường đại học.

Sau đó ít lâu họ có mời Gs Thanh Lãng tiếp tục giảng dạy. Ông Mục nói: "Nghĩ cũng tức cười, một người thì giục đi đi, một người thì kèo nài nên ở lại". Sau đó ông có dịp đọc những tài liệu do ông Thanh Lãng viết, giảng, nói chuyện sau này và nói: "Tôi thấy tội nghiệp, ái ngại cho ông ta quá. Ông Thanh Lãng đã phải nói, phải viết những gì về Tôn giáo, văn học và ngôn ngữ học mà chế độ muốn ông viết". Nghe nói sau này khi tỉnh ngộ, ông tỏ ý chống đối và bị họ đánh thuốc độc chết (?).

® Để trả lời Gs Trần Công Thiện hỏi là do động cơ nào thúc đẩy mà Gs Lê Hữu Mục đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký", tác giả cho biết :

"Chính là do bài thuyết trình của ông Hoàng Xuân Nhị, sơ khởi đã khiến tôi chú ý đến cuốn thơ nhật ký đó. Không phải là do văn chương trác tuyệt và tư tưởng cao siêu gì mà là tôi đặt nhiều nghi vấn. Những cán bộ thơ văn, phê bình, khảo cứu gì đó của Viện Văn Học đã dùng cái chổi phù thủy thổi phồng lên, lừa dối chính họ, lừa dối dân chúng và nịnh bợ lãnh tụ kiếm chút cơm thừa canh cặn. Đúng như nhà thơ, nhà văn Vi Khuê ở Washington DC đã nhận xét: "Chẳng có giá trị gì để chúng ta phải chú ý tới nó".

"Sau nữa là khi tôi bị tù về tội vượt biên, trong trại tù lập một tủ sách, có cuốn nhật ký đó, tôi mượn về đọc vì có in chữ Hán trong đó. Những bạn tù người Hoa (Trung Quốc) đọc xong và họ ngạc nhiên lắm. Họ nói giọng văn thơ này là của người Tàu, không phải lối viết, lối nói của người Việt, chúng tôi thấy quen thuộc lắm. Họ nói đúng ý tôi làm tôi càng chú tâm phải đọc kỹ. Rõ ràng trong sách có tên ông già Lý người Tàu, ai cũng để ý đến ông già này. Phải chăng chính ông già không rõ lý lịch này mới là tác giả đích thực của tập thơ ?

"Kịp đến khi tôi sang đến Canada, gặp lúc Văn Bút Việt Nam đang thời kỳ tái lập ở Hải ngoạị Anh em Văn Bút lúc đó hoạt động hăng lắm, có nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, có nhà văn Trà Lũ, tức Gs Trần Trung Lương đồng nghiệp với tôi. Anh em giục giã tôi viết để nói lên sự thật. Viết lên không phải để chê về mặt văn chương và tư tưởng, phải lên tiếng vì sự mập mờ đánh lận con đen, chuyện nhận vơ, chuyện Hồ Chí Minh đạo văn. Anh em ở hải ngoại bảo nhau phải tìm mọi cách để xóa bỏ cái huyền thoại Hồ Chí Minh, chuyện Hồ Chí Minh sẽ được tôn vinh là nhà văn hóa lớn quốc tế do UNESCO công nhận. Dạo đó có phong trào "No HO" nổi lên đòi hủy bỏ vụ tuyên dương vô lý này. Tôi cố gắng viết, chỉ nội trong một tháng là xong. Tôi gửi loạt bài này đăng trên tạp chí Làng Văn của nhà báo, nhà thơ Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa và nhà báo Nguyên Hương.

"Tôi viết chưa xong thì ông Gs tiến sĩ Nguyễn Văn Trần bên Paris biết được, ông bay qua Montréal gặp tôi ngay. Tuy viết chưa xong ông cũng lấy một phần rồi cùng với bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, nhà hoạt động tôn giáo xã hội Võ Văn Ái dịch sang Pháp văn. Các ông ấy họat động tích cực lắm. Vì trụ sở UNESCO ở Âu Châu nên tranh đấu rất thuận tiện. Thấy có tài liệu chứng minh phủ nhận sự nghiệp văn hóa ma, UNESCO sáng suốt và mau chóng hủy bỏ vụ tôn vinh. Vì HCM không biết làm thơ, cũng chẳng phải là nhà văn học, văn hóa gì cả. Ông ta chỉ là kẻ ăn cắp thơ.

"Cũng chuyện ma giáo, lừa bịp tương tự thời còn ở Pháp. Theo Ls Phan Văn Trường thì Hồ Chí Minh mánh khóe, khôn vặt lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Trong khi đó những nhà cách mạng miền Nam giỏi Pháp văn khi viết báo chống thực dân Pháp, ngay trên đất Pháp, đều ký bút hiệu là Nguyễn Ái Quấc, đánh vần theo miền Nam. Đó là một bút hiệu chung của nhiều tác giả các bài báo. Họ Hồ lấy tên như vậy, nếu nội dung bài báo có giá trị thì người ta tưởng lầm với bút hiệu Nguyễn Ái Quấc. Còn bài dở thì ông ta sẽ cãi là tôi ký tên là Quốc chứ có lấy bút hiệu Quấc của các ông đâu!

"Khi cuốn sách của tôi ra mắt độc giả, chắc chắn là giới văn nô cộng sản bên kia đại dương cũng đọc. Họ bồn chồn, nhức nhối phải tìm cách đối phó lại sự thật qua những lụận lý vững chắc, hợp lẽ phải. Họ tập trung chất xám lại ra một cuốn sách dày gấp bốn sách của tôi để tìm cách chứng minh là Bác của họ cũng biết làm thơ. Nhưng trước sau gì cũng giấu đầu hở đuôi.

"Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi ra sau tập sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí "Làng Văn" từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm 1990, nhưng đề lui năm lại là 1989 !

"Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký". Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã "cường điệu", mà cường điệu là exagerate, là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính).

"Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Đám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM đã bị Quốc Dân Đảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm 1942 - 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. (1)

"Ngay Gs Đặng Thái Mai, bố vợ Võ Nguyên Giáp cũng thắc mắc về soạn niên cuốn nhật ký. Ông là nhà giáo nổi tiếng, một học giả, lúc đó đang nhận nhiệm vụ hiệu đính lại cuốn thơ. Ông đặt câu hỏi thẳng với Hồ Chí Minh là ai dám đề năm tháng kỳ quặc là năm 1932 - 1933, đây lại là tác phẩm của lãnh tụ cao nhất nước ? HCM không trả lời. Sau này bí thế quá, ViệnVăn Học trả lời vắn tắt rằng: Đề năm 1932 - 33 là sai, phải là năm 1942 - 43 mới đúng. Rằng HCM ghi như thế để đánh lừa quân cai ngục của Tàu. Cách trả lời rất vắn tắt, gượng ép, không có lời giải thích minh bạch, thỏa đáng. (1)

"Nói chung tập "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký" có đến sáu phần mười đồng ý với tôi, phần còn lại họ chưa đồng ý. Cuốn sách không dám phản bác lại từng điểm, chỉ có ý xác nhận là bác có biết làm thơ chữ Hán, lờ chuyện đạo văn đi. Ở Việt Nam không ai dám nói tới cuốn sách vạch mặt của tôi nữa. Tuy nhiên các thày cô giáo rất khó trả lời trong giờ ngữ văn, nếu có học sinh hỏi : Sao nghe nói thơ đó không phải là thơ của bác ? (1)

"Cũng nhờ vậy, sau vụ tôn vinh hụt, Hà Nội đã chùn lại, không dám tâng bốc quá đáng thơ thẩn của HCM nữa" (Ban Biên tập : Vụ tôn vinh hụt nầy đến năm 2005 thì hoàn toàn bị lật tẩy với các chứng cứ hoàn toàn xác thực. Hiện nay Hà Nội rất lúng túng chuyện trơ trẽn nầy, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục lừa gạt sinh viên, nhất là học sinh nhỏ tuổi. Xem “Lật Tẩy mạo danh UNESCO lừa gạt 84 triệu Dân VN & Quốc tế” ở Tư liệu Phụ lục 5, 2005)

Họ ở thế bị động, phải đấu dịu với Gs Lê Hữu Mục. Ông nói: "Tôi thuộc lòng câu kết tập sách dày cộm của họ : Người ta nói : Bỏ gươm xuống thì thành Phật. Thánh Phaolô khi cầm gươm là kẻ thù của Thiên Chúa giáo. Bỏ gươm xuống là bạn của Thiên Chúa giáo. Tác phẩm của ông Lê Hữu Mục, thực chất là hành động giơ dao lên. Chúng tôi không biết ông sẽ làm gì với con dao đó. Chúng tôi đề nghị ông nên hạ dao xuống thì hơn". Gs Mục cũng không hiểu họ muốn nói điều gì. Giáo sư kết thúc bằng một câu đủ gói ghém câu chuyện khi được hỏi là : Ông nghĩ gì về cái gọi là Tư tưởng HCM, họ thường rêu rao ?

- "Tôi không thể nào cho rằng HCM có một tư tưởng. Một tư tưởng lớn đáng bàn đến phải có một hệ thống triết lý, hơn nữa phải có một chương trình hành động sát lý thuyết, sát triết thuyết đó. HCM không có cả hai điều kiện ấy, không thể gọi là tư tưởng được. Chính HCM không nhận mình là một nhà tư tưởng, một nhà thơ. Ông ta thú thực với một nhà báo Pháp là ông ta chỉ là một ký giả thôi. Họ gán cho tôi là tác giả các bài thơ, tôi có làm được nhiều thơ thế đâu!"

Thực đúng như nhiều người đã khẳng định: HCM không có tư tưởng, chỉ có khẩu hiệu thôi. Mấy khẩu hiệu đó ai cũng có thể nói được, chế ra được : Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Không có gì quý hơn độc lập tự do; Ta nhất định thắng, địch nhất định thua thì đứa con nít lên 5 tuổi cũng nói được. HCM còn "đỡ nhẹ" câu "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" của Tầu ngày xưa. Như thế hiển nhiên là không thể khoác cho HCM chiếc áo huyền thoại được, chỉ đáng gọi là Huyễn Thoại HCM thôi.

Tinh Vệ (Diệu Tần) - 22/06/2003 -

Ghi chú thêm 10/01/2007

(1) Tất cả các cuốn Tiểu sử của HCM do CSVN xuất bản đều ghi tương tự rằng:“HCM bị Chính quyền Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch (TGT) bắt giam 14 tháng khoảng từ 28.8.1942 đến cuối tháng 10.1943, tại 18 nhà lao thuộc 13 huyện, thị trấn, thuộc vùng Quế Lâm, Liễu Châu, Trung Quốc, với những điều kiện giam nhốt cực kỳ khắc nghiệt thối tha, sức khỏe rất yếu, lại phải mang vác đồ đạc để chuyển trại giam liên miên đến 17 lần, tổng cộng phải đi bộ đến hàng ngàn cây số”. Thế mà HCM quá “siêu giỏi” làm được đến 134 bài thơ tuyệt tác bằng chữ Hán, mỗi tháng hơn 10 bài, rồi giả ghi ngoài bìa là từ 29.8.1931 – 10.9.1933 để qua mặt bọn TGT ! Một điều rất quái dị là tất cả quan quân TGT hoặc “quá văn minh lịch sự và quá khờ khạo chưa hề có trên thế giới”, hoặc HCM có phép thần thông “thôi miên mà (che hoặc làm hoa mắt) mắt” bọn quan quân cai ngục TGT cho chúng như mù hết, nên cả một tập thơ khá dày chửi rủa chế độ nhà tù TGT đến như thế, dễ thấy đến như thế mà bọn họ cũng đành bất lực để yên cho “bác” mang vào ra nhà tù như vào ra thư viện đến những 18 lần xuất nhập 18 trại giam! Thật y như Tề Thiên Đại Thánh ! Người mạn phép tác giả viết thêm chú thích nầy đã kinh qua các nhà tù 04 lần (08 trại giam) 01 lần thời Đệ nhị Cộng hòa, 03 lần dưới chế độ Cộng sản sau 1975, thấy rõ : cho dù các CA CSVN hiện nay đã “văn minh độ lượng” đến thế, thì một cái kim, một tờ giấy các tù nhân cũng không sao mang lén vào phòng giam lọt (trừ ra khi được cố ý lờ đi), thì làm sao vào thời TGT rất “gian ác tàn bạo” mà “bác vĩ đại của Dân tộc VN” lại có thể đủ giấy bút mực kim chỉ để làm đến 134 bài thơ, đóng gọn thành một tập khá đẹp, chưa kể hoặc không cần nháp, ngoài bìa còn vẽ hình minh họa hẵn hoi ! Nguyên một chi tiết “khó tin còn hơn chạy bộ lên trời” như thế mà bao nhiêu năm, bao thế hệ “trí thức” miền Bắc (và cả một số học giả ngoại quốc nữa) vẫn cứ “bị bịt mắt” lại mà nghiền ngẫm và ca tụng những “vần thơ trác tuyệt” của “nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại" đại bịp HCM !

Gần đây Ông Lê Văn Ấn đã viết : “Trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký mà Hồ Chí Minh hí hửng giao cho thuộc hạ dịch ra thơ nôm, cho in cả 2 triệu cuốn, phổ biến cho Nhân dân “học tập thơ Bác” có lộ ra bài “Thế Lộ Nan III :

Trung thành, ngã bản vô tâm cứu

Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan !

Giáo sư Lê Hữu Mục dịch :

Trung thành, ta vốn lòng không thẹn

Lại bị hiềm nghi làm Hán gian
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn !

Bài thơ này là chứng cớ Hồ Chí Minh ăn cắp thơ của một người Hán, vì Hồ Chí Minh là người Việt – nên chỉ làm được Việt gian, làm sao có thể làm được Hán gian !”

Thật quá tội nghiệp cho biết bao học sinh và sinh viên VN “thời đại HCM” này đã bị buộc phải nhai nhét bao vần thơ đạo chích ấy!!! Nếu HCM không ăn cắp tập thơ nầy của người khác, thì cũng là ngụy tạo, chắc chắn rõ ràng không thể khác được; cũng chỉ là tuồng một duộc như “Đại tác phẩm dỏm” tự tạo nên hình ảnh “Cha già Dân tộc rất mực thánh thiện”, tự ca tụng mình trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Trần Zân Tiên là “soạn giả” nhưng đích thị chính HCM đại bợm mới là “soạn thật”, đã là “sách gối đầu giường” của bao thế hệ “đoàn thanh niên CS–HCM” và “trí thức” của cả một chế độ CSVN “cực kỳ tối tăm và quá buồn cười” đến độ nhiều học giả gọi là “đống phân tư tưởng HCM...” như Giác Thư của Trần Nhu gửi các Tướng lãnh & Binh sĩ QĐNDVN ngày 01-01-2006...




Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Ngọc Lễ và Phương Thảo song ca Cà Phê Một Mình






24 Tình Khúc Chọn Lọc Của Nhạc Sĩ Vũ Thành






Đậu Phụ Nướng - Tác giả Quyên Di






Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận!- Tác giả Đoàn Xuân Thu






Saxophone - The Sound of Romance






Quang Tuấn hát Nhặt Cánh Sao Rơi, nhạc Vũ Thành






Anh Ngọc hát Tạ Từ, nhạc Tô Vũ





Ngàn Khơi hợp ca Nhớ Người Thương Binh, nhạc Phạm Duy






Duy Khánh hát Vẫn Huế Ngày Xưa, nhạc Châu Kỳ






Phạm Kim Ngọc, một kinh tế gia can đảm



BBC: Đâu là những đóng góp quan trọng, có y' nghĩa nhất của ông Pham Kim Ngọc cho Việt Nam Cộng Hòa và nền kinh tế của VNCH, thưa các ông?
Ông Nguyễn Đức Cường:Đóng góp quan trọng nhất của ông Phạm Kim Ngọc là khai trương kỷ nguyên dầu hỏa cho đất nước. Ông Ngọc đã gặp được ba cái may mắn như sau:
Thứ nhất, ông được trợ giúp kỹ thuật một cách tận tình và tài giỏi của ba chuyên viên Ba Tư (Iran) do chính phủ dưới thời vua Shah Pahlavi viện trợ miễn phí vì ông Ngọc là bạn cùng trường với ông Tổng Trưởng Tài Chánh của chánh phủ Ba Tư khi du học tại Đại học Kinh tế Luân Đôn (London School of Economics).
Nếu không có viện trợ kỹ thuật của Ba Tư mà phải dùng trợ giúp kỹ thuật của các công ty Hoa kỳ thì chúng ta sẽ gặp phải sự chống đối của các dân biểu phản chiến trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Những người này cho rằng tìm được mỏ dầu sẽ tạo ra cớ cho chính phủ Nixon tiếp tục giúp đỡ Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ các mỏ dầu. Nếu Quốc Hội Mỹ làm khó dễ thì các công ty Mỹ sẽ không tham gia hoặc chấm dứt trợ giúp kỹ thuật, như vậy công cuộc tìm kiếm dầu hỏa của chúng ta sẽ bị chậm lại rất nhiều
Thứ hai, chúng ta đã tìm thấy vết dầu sau khi đào hai giếng. Theo các thống kê về tìm kiếm dầu hỏa, có khi phải đào tới mấy chục giếng mới tìm thấy dầu hỏa, và nhiều giếng nữa mới được biết mỏ dầu đủ lớn để có thể khai thác thương mại. Giếng Bạch Hổ là giếng thương mại đầu tiên khám phá dưới thời Việt-Nam Cộng Hòa mà sau này cho biết thuộc về mỏ dầu khổng lồ, có tầm vóc quốc tế, trị gía nhiều tỷ Mỹ Kim.
Thứ ba, Việt-Nam Cộng Hòa được sự hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ của các công ty dầu hỏa lớn nhất nhì thế giới như là Esso, Shell vào cuộc gọi thầu khai thác dầu hỏa ngoài khơi vì họ có tài chánh mạnh, khả năng kỹ thuật cao và tổ chức lớn để khai thác dầu hỏa ngoài khơi. Trong hai lần gọi thầu chúng ta thâu được gần 50 triệu Mỹ Kim. Nếu ông Ngọc nghĩ tới việc thành lập một công ty quốc doanh để tìm và khai thác dầu như nhiều quốc gia khác đã làm, thì chương trình này sẽ không đem lại những kết quả khả quan như đã thấy.
Giáo sư Vũ Tường: Đóng góp của ông Phạm Kim Ngọc không chỉ giới hạn ở việc khai thác dầu mỏ. Giai đoạn khi ông Ngọc làm Tổng trưởng Kinh tế là giai đoạn đặc biệt khó khăn về kinh tế của Việt nam Cộng hoà khi chính phủ Mỹ bắt đầu rút quân. Vấn đề không chỉ là sự giảm dần chi tiêu và viện trợ của Mỹ ở miền Nam Việt nam, mà còn là vấn đề phải gấp rút tăng quân số của Quân lực Việt nam Cộng hoà để tự đảm trách việc chiến đấu thay quân Mỹ trong bối cảnh chiến tranh mở rộng.
Trong thời gian trước đó, khả năng thu thuế của nhà nước Việt nam Cộng hoà rất hạn chế, mà tăng thuế không phải dễ dàng. Đã vậy từ năm 1964 Việt nam Cộng hoà chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của xã hội dân sự và tự do báo chí, và từ năm 1967 có Quốc hội được bầu cử khá dân chủ. Không phải chính phủ Nguyễn Văn Thiệu muốn gì là có thể làm nấy mà những quyết sách phải được Quốc hội phê chuẩn và chịu búa rìu dư luận.
Nhờ những chính sách và biện pháp kinh tế quyết liệt do Bộ Kinh tế ban hành, nhà nước và kinh tế Việt nam Cộng hoà đã không sụp đổ trong tình hình khó khăn đó. Dĩ nhiên kinh tế miền Nam Việt nam vẫn không thoát khỏi sự lệ thuộc nặng nề vào viện trợ Mỹ, nhưng nếu chúng ta biết miền Bắc Việt nam đang nhận viện trợ từ khối Cộng sản tương đương hàng tỷ đô la hàng năm để dốc toàn lực vào chiếm cho được miền Nam, nếu Việt nam Cộng hoà có thể tồn tại mà không lệ thuộc Mỹ mới là chuyện lạ.

Để lại bài học gì?

BBC: Đằng sau những đóng góp trên, ông Phạm Kim Ngọc có thể hiện tư tưởng nào quan trọng nhất, kể cả về mặt tư duy kinh tế, lãnh đạo và quản trị mà có thể coi là bài học?
Ông Nguyễn Đức Cường: Tôi có thể khẳng định rằng ông Ngọc là cha đẻ của hệ thống kinh tế tiến bộ và hiện đại cho đất nước, dựa trên những căn bản cốt lõi sau đây: (i) Thả lỏng giá cả để thị trường định đoạt trong lãnh vực hối xuất, lãi xuất và hàng hóa, (ii) Xóa bỏ hoặc giảm bớt các kiểm soát để hàng hóa và dịch vụ được di chuyển dễ dàng và bớt phí tổn.
(iii) Khuyến khích lãnh vực tư nhân đầu tư, không đầu tư thêm vào các công ty nhà nước, (iv) Tạo một nền pháp lý vững chắc và rõ ràng để người đầu tư tin tưởng, thí dụ Luật Đầu Tư, Luật Dầu Hỏa, Luật Khung cho phép Hành Pháp uyển chuyển thay đổi hối xuất và lãi xuất.
(v) Thành lập những định chế cần thiết để thi hành luật lệ, như là Uỷ Ban Quốc Gia Dầu Hỏa, Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ, Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp, Uỷ Ban Đầu Tư, Trung Tâm Dịch Vụ Đầu Tư, Viện Định Chuẩn, Khu Chế Xuất, Tổng Cuộc Dầu Hỏa, Tổng Cuộc Thực Phẩm Quốc Gia, phát triển khu Kỹ Nghệ Biên Hòa (thường gọi là SONADEZI); và
(vi) Quản trị kinh tế bằng các biện pháp vĩ mô ban hành tại trung ương, được áp dụng đúng mức, hợp thời và minh bạch.
Một số biện pháp trên đã được thi hành đầy đủ trong những năm 1971-1973, nhiều năm trước khi các quốc gia yếu kém về kinh tế buộc phải áp dụng do sự đòi hỏi của tổ chức tín dụng hay thương mại quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) hay Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO).
GS Vũ Tường: Những chính sách do ông Phạm Kim Ngọc và đồng sự cùng thời với ông thể hiện tinh thần kỹ trị và tư tưởng tôn trọng cơ chế thị trường, quyền sở hữu tư nhân, và định chế xã hội dân chủ. Cụ thể là: quản trị kinh tế vĩ mô bằng các chỉ tiêu và phương pháp kỹ thuật; sử dụng cơ chế thị trường để điều tiết hành vi cá nhân và phát triển kinh tế ở cấp vi mô; tôn trọng và phát huy quyền sở hữu tài sản tư nhân như một động lực phát triển kinh tế; và chấp nhận trách nhiệm giải trình chính sách đối với dư luận, các cơ quan dân cử, và các tổ chức quốc tế.
Về cốt lõi đây là các nguyên tắc căn bản của việc điều hành kinh tế tư bản hiện đại trong đó Nhà nước đóng vai trò tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế không phải để phục vụ quyền lực và lợi ích Nhà nước, đảng phái, hay quan chức mà để phục vụ xã hội và phát triển nguồn lực xã hội.

Điều gì còn phù hợp?


BBC:Nhìn lại đóng góp, vai trò và di sản của ông Phạm Kim Ngọc, có điều gì để lại cho Việt Nam và kinh tế Việt Nam ngày nay mà vẫn còn phù hợp?
Ông Nguyễn Đức Cường: Trước hết, kỷ nguyên dầu hỏa do ông Ngọc để lại là một di sản khổng lồ để lại cho đất nước, tri giá nhiều tỷ Mỹ Kim, không thể chối cãi được. Kế đến, các biện pháp kinh tế tài chánh đã giải thích trong câu hỏi số 2 đều thích nghi trong mọi giai đoạn, kể cả giai đoạn hiện tại vì đó là căn bản cốt lõi của nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó.
GS Vũ Tường: Việt Nam đã cải tổ nửa vời để thoát khỏi khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội bao cấp kiểu Stalin-Mao dưới thời Lê Duẩn. Sau đó đường lối kinh tế chung trong hơn 3 thập niên qua là cải tổ vừa đủ với mục tiêu không phải để hoá rồng mà là để cho Đảng Cộng sản tiếp tục giữ được vai trò lãnh đạo. Với đường lối đó, chính sách kinh tế hướng vào mở rộng thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài để bóc lột lao động chất lượng thấp; tận thu từ xã hội để nuôi bộ máy chính trị cồng kềnh tham nhũng; và tập trung nguồn lực nhà nước vào nuôi doanh nghiệp quốc doanh là sân sau của quan chức. Theo cách làm này, Nhà nước và các quan chức được hưởng lợi chính, sau đó mới đến xã hội.
Để hoá rồng, Việt Nam cần từ bỏ đường lối cải cách nửa vời với mục tiêu phục vụ Đảng cầm quyền như hiện nay. Mục tiêu tối hậu của chính sách kinh tế phải là tăng cường phục vụ xã hội và nguồn lực xã hội. Thay vì sợ dân giàu, phải nghĩ là dân giàu (giàu nhờ sản xuất ra của cải dịch vụ xã hội, không phải giàu nhờ bán buôn chụp giựt và khai thác quan hệ với quan chức để tham nhũng bất chính) thì nguồn lực Nhà nước mới dồi dào, và kinh tế mới tiếp tục tăng trưởng bền vững.
Thay vì dùng chính sách kinh tế để phục vụ lợi ích của đảng cầm quyền và quan chức, cần đề cao lợi ích quốc gia. Nan đề chính của toàn xã hội Việt Nam là đảng cầm quyền đang hưởng lợi trực tiếp từ đường lối cải cách nửa vời nói trên nên không có quyết tâm chính trị để giải quyết tận gốc di sản của chế độ công hữu đất đai, thu hẹp việc can thiệp vào quản lý kinh tế và điều hành doanh nghiệp, cũng như chấp trách nhiệm giải trình trước xã hội qua các đại biểu thực sự của dân chúng.

Thế ứng xử sau 30/4


BBC: Cuối cùng về mặt nhân cách, nhân thân, con người, quý vị có thể nhận xét hay chia sẻ gì về ông Phạm Kim Ngọc, nhất là lựa chọn thế ứng xử của ông với thời cuộc liên quan đến Việt Nam, trong đó có cả những thay đổi trong quản lí, quản trị vĩ mô nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam, từ sau 30/4/1975 đến khi ông qua đời?
Ông Nguyễn Đức Cường:Tôi được biết ông Phạm Kim Ngọc trên nửa thế kỷ, khoảng 52 năm. Ông Ngọc là một người can đảm, dứt khoát trong đường lối và tư tưởng về kinh tế tài chánh đồng thời cũng rất uyển chuyển trong việc áp dụng, sẵn sàng nhận trách nhiệm và các rủi ro của chức vụ. Ông Ngọc đã làm Tổng Trưởng Kinh Tế nhiều năm nhất trong thời Việt-Nam Cộng Hòa.
Tôi làm việc dưới quyền ông Ngọc gần năm năm, từ lúc ông tham gia nội các Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ với chức vụ Uỷ Viên Kinh Tế được bảy tháng, và sau này tham gia nội các Đại Tướng Trần Thiện Khiêm với chức vụ Tổng Trưởng Kinh Tế bốn năm, trong một giai đọan rất khó khăn của đất nước: lạm phát phi mã, ngân sách thiếu hụt trầm trọng, viện trợ giảm sút, ngoại tệ dự trữ gần cạn, dân tị nạn tràn ngập các thành thị để tránh bom đạn, quân đội đồng minh rút đi để lại thất nghiệp và tình trạng kinh tế sút giảm. Tôi thiết nghĩ ông Ngọc đã làm trọn nhiệm vụ một cách khả quan.
Sau tháng 4 năm 1975, ông Ngọc sống một cách ẩn dật tại bang Virginia. Tuy nhiên, trong bốn năm gần đây ông Ngọc bắt đầu tham gia vào các buổi hội thảo để ông trình bầy về đường lối chính sách kinh tế của ông thời Việt-Nam Cộng Hòa, như buổi hội thảo tại Đại học Berkeley tại California tháng 10 năm 2016, hội thảo tại Đại học Texas Tech tại Lubbock, Texas tháng 4 năm 2019, và hội thảo tại Đại học Oregon tại Eugene, Oregon tháng 10 năm 2019.
Những công trình và thành quả của ông Ngọc đã được đăng ở chương 3 trong cuốn sách tựa đề "The Republic of Vietnam 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building", do Cornell University Press phát hành tháng giêng năm 2020. Cuốn sách này đăng lại tất cả các bài đã được trình bày tại buổi hội thảo ở Đại học Berkeley.
GS Vũ Tường: Tôi không có ý kiến gì về câu hỏi này.


LINE IN THE WATERS , The South China Sea Disputes and its Implication for Asia






Phạm kim Ngọc - Tác giả Nguyễn Đức Cường



Ông Phạm Kim Ngọc, vị tổng trưởng kinh tế lâu dài nhất của Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn cực kỳ khó khăn của cái gọi là Việt Nam Hóa chiến tranh từ 1969 đến 1973, qua đời ngày 14 tháng 12 năm 2019, đại thọ 91 tuổi.
Ông là người chồng tận tụy chăm sóc vợ trong suốt thời gian bà lâm bịnh ung thư và đã qua đời.
Nhiều người bạn của ông nói rằng ông Ngọc là người kể chuyện rất hay, lôi cuốn thính giả, và là một người đầy nhựa sống. Những người nghịch với ông – và cũng có khá nhiều – nói ông là “Tổng Thằn Lằn”, một loại thằn lằn lúc nào cũng bám vào vách tường được và không bao giờ rớt xuống đất. Những người ủng hộ ông, tuy không nhiều nhưng lại có quyền hành và uy thế đáng kể, nói ông Ngọc là chuyên gia kinh tế có nhiều khả năng, một con người thực tế, sẵn sàng lấy những biện pháp không được quần chúng tán đồng, sẵn sàng dùng những phương cách mới và xông vào những lãnh vực mà ông ta chưa hiểu biết nhiều. Những người đó nể ông Ngọc vì cá tính, năng lực, tinh thần uyển chuyển, hiểu biết chuyên môn và không ngần ngại thực hiện những quyết định đầy rủi ro.
Đối với tôi, người bạn lâu năm và cộng sự viên của ông, câu văn trên mộ bia của ông Phạm Kim Ngọc sẽ là: “Nơi đây an nghỉ người may mắn nhất trần gian”.
Phạm Kim Ngọc sanh tại Hà Nội trong một gia đình khá giả. Ông được gia đình cho đi học trung học tại Hong Kong, rồi tại Anh quốc khi ông được nhận vào học về ngân hàng thương mại tại đại học Southampton và sau đó đại học London School of Economics.
Khi ông tập sự tại ngân hàng Standard Chartered Bank thì ông được tin miền Nam Việt Nam giành độc lập khỏi Pháp. Đồng thời ông cũng được biết rằng Giáo sư Vũ Quốc Thúc, tân Thống Đốc Ngân hàng Quốc gia, muốn thành lập một ngân hàng thương tín tại Sài Gòn. Ông Ngọc liền giã từ cuộc sống thoải mái tại Luân Đôn, và rời thủ đô này mà không thông báo cho bạn hữu. Ông về đến Sài Gòn, xin yết kiến Giáo sư Vũ Quốc Thúc mà ông chưa hề biết. Giáo sư Thúc rất vui khi gặp ông Ngọc và tuyển dụng ngay vì ông thông thạo Anh ngữ và hiểu biết nhiều về dịch vụ ngân hàng thương mại tân thời so với chế độ của Pháp trước đây.
Ông Ngọc đến đúng lúc để tổ chức cơ quan đặc trách viện trợ Hoa Kỳ cho Việt Nam ngày càng gia tăng nhiều. Theo lối nói bình dân của chúng ta thì có thể nói ông Ngọc là “con chuột sa hũ gạo”!
Ông Phạm Kim Ngọc phục vụ một thời gian ngắn trong Nội các Nguyễn Cao Kỳ vào đầu năm 1967 với chức vụ Ủy viên Kinh tế, dưới quyền của ông Trương Thái Tôn, Tổng Ủy viên Kinh tế Tài chánh.
Tôi gặp ông Ngọc khi ông giữ chức vụ đó. Thời ấy tôi là chuyên viên hạng thấp đang tìm hiểu công việc tại Bộ Kinh tế. Lợi thế của tôi là khả năng viết và nói Anh ngữ vì tôi học tại đại học Hoa Kỳ trong sáu năm. Ông Ngọc và tôi dần dần hiểu được hoạt động của guồng máy tại Bộ Kinh tế, và chúng tôi cộng tác chặt chẽ suốt bảy năm trời. Chính ông đã xin Bộ Quốc phòng biệt phái tôi về Bộ Kinh tế vào tháng 10 năm 1969. Ông bổ nhiệm tôi vào làm việc tại văn phòng của ông. Sau bảy tháng ông thăng chức tôi làm phụ tá cho ông khi Thứ trưởng Thương mại từ chức.Tôi làm việc với ông Ngọc đến tháng 8 năm 1973 khi ông được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Kế hoạch và tôi làm Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ.
Trách nhiệm Ủy viên Kinh tế của ông Ngọc chấm dứt khi nền Đệ nhị VNCH ra đời vào tháng 10 năm 1967. Lúc đó ông rời chánh phủ và làm việc trong lãnh vực ngân hàng đầu tư được hai năm. Ông Ngọc trở lại chánh phủ vào tháng 9 năm 1969 khi Đại tướng Trần Thiện Khiêm được bổ nhiệm Thủ tướng Chánh phủ, vị Thủ tướng lâu dài nhất của VNCH, và bổ nhiệm ông làm Tổng trưởng Kinh tế. Thật ra, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm mời ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, giữ chức vụ đó. Nhưng ông Hanh từ chối và vì muốn giữ chức vụ Chánh Đại diện của VNCH tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Hoa Thịnh Đốn, cho nên đề nghị Thủ tướng Khiêm chọn ông Phạm Kim Ngọc.
Trong suốt thời gian làm Tổng trưởng Kinh tế, ông Ngọc đối đầu từ cam go này đến cam go khác, phát xuất từ việc gia tăng thuế nhập cảng, lạm phát phi mã, thiếu hụt ngân sách trầm trọng vì nhu cầu chi tiêu cho an ninh quốc phòng, tình trạng vừa lạm phát vừa suy giảm tăng trưởng kinh tế vì Hoa Kỳ dần dần rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, mức độ thất nghiệp rất cao tại thành thị vì làn sóng tỵ nạn chiến tranh từ thôn quê về, thiếu hụt ngoại tệ Mỹ Kim vì sự giảm thiểu viện trợ Hoa Kỳ.
Ông Ngọc còn bị lên án vì cho phép nhiều thương gia làm giàu quá mức lúc họ tích trữ hàng hóa đợi cho lúc giá tăng vọt mới bán ra thị trường. Ngoài ra, khá nhiều chính giới cao cấp Hoa Kỳ như ông George Schultz, John Connolly, ngay cả Phó Tổng thống Spiro Agnew và Tiến sĩ Henry Kissinger cũng đến gặp ông Ngọc. Những viên chức này muốn ông Ngọc cam kết rằng những chánh sách và kế hoạch kinh tế của VNCH sẽ không cản trở việc Hoa Kỳ rút quân lính khỏi miền Nam Việt Nam.
Chánh phủ VNCH nhận thức sự khẩn trương về nhu cầu có thêm ngoại tệ để bù đấp giảm thiểu viện trợ Hoa Kỳ. Ông Ngọc nhớ đến một hồ sơ nghiên cứu tại Bộ Kinh tế liên quan đến việc khai thác dầu ngoài khơi miền Nam mà lâu nay ông chưa cứu xét vì nhiều ưu tiên khác. Chỉ trong vòng hai năm sau khi trình lên Tổng thống Thiệu đề nghị khai thác dầu và Quốc hội chấp thuận Đạo luật Dầu hỏa, và với sự giúp đỡ kỹ thuật của chuyên viên dầu hỏa Ba Tư, ông Ngọc thiết kế một mô hình và ấn định điều kiện khai thác dầu hỏa rất hấp dẫn. Ông tổ chức cuộc đấu thầu nhượng quyền khai thác mỏ dầu ngoài khơi miền Nam Việt Nam. Công ty dầu Shell trúng thầu này, và vỏn vẹn một năm sau đó tìm thấy dầu tại giếng dầu thứ nhì họ đào. Đây là thành công ngoạn mục vì giới khai thác dầu biết rằng cần nhiều năm mới tìm ra dầu và nhiều năm nữa mới xác nhận có thể khai thác giếng dầu ở mức thương mại hay không.
Ông Ngọc còn may mắn hơn nữa khi được sự giúp đỡ kỹ thuật của chuyên viên dầu hỏa Ba Tư. Trong một chuyến công tác hải ngoại ông tình cờ gặp lại một đồng môn tại đại học London School of Economics lúc bấy giờ là Tổng trưởng Tài chánh của Thủ tướng Hoveida trong thời vua Pahlavi của Ba Tư. Người đồng môn này giới thiệu ông Ngọc với nhiều giới chức cao cấp trong lãnh vực khai thác dầu của Ba Tư. Ông Tổng trưởng Dầu hỏa Ba Tư chấp thuận viện trợ kỹ thuật cho VNCH và gởi ba chuyên viên dầu hỏa đến Sài Gòn. Ba chuyên viên này giúp ông Ngọc và Bộ Kinh tế xúc tiến việc khai thác dầu hỏa, soạn thảo một mô hình và điều kiện đấu thầu nhượng quyền khai thác rất minh bạch và hợp lý nhằn mục đích thu hút các công ty dầu hỏa quốc tế .
Ít ai hiểu được tầm quan trọng của sự giúp đỡ của ba chuyên viên Ba Tư này cho đến khi một bà Dân biểu của đơn vị Manhattan, Nữu Ước, thuộc đảng Dân Chủ, yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận rằng VNCH không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc khai thác dầu ngoài khơi. Bà dân biểu này nêu lên lập luận của giới chống chiến tranh Việt Nam rằng chánh phủ Hoa Kỳ đưa con em qua Việt Nam chiến đấu để bảo vệ các mỏ dầu của VNCH. Nếu quả thật Hoa Kỳ có giúp đỡ VNCH trong việc tìm kiếm và khai thác dầu thì công cuộc khai thác dầu ở mức thương mại tại miền Nam Việt Nam sẽ bị đình trệ rất lâu cho đến khi chúng ta có được sự giúp đỡ kỹ thuật của các quốc gia khác.
Những thành công xuất sắc của ông Phạm Kim Ngọc được ghi lại trong bài ông trình bày tại cuộc hội thảo về VNCH tại đại học California, Berkeley vào tháng 10 năm 2016 và được Cơ quan Ấn loát của đại học Cornell phổ biến, cùng với những bài trình bày khác, trong cuốn sách nhan đề The Republic of Vietnam 1955-1975 – Vietnamese Perspectives on Nation Building (Việt Nam Cộng Hòa 1955-1975 – Những Quan Điểm Của VNCH Về Xây Dựng Đất Nước) sẽ phát hành vào giữa tháng Giêng năm 2020.

Ngôn ngữ Sài Gòn trong mắt một người con đất Bắc



Sài Gòn mới hình thành từ thế kỷ 17, so với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì ngắn hơn, nhưng Sài Gòn lại có những nét văn hóa thật dễ thương. Qua những cuộc di vào Nam suốt mấy trăm năm nay, đến vùng “Đất lành chim đậu”, có những điều không bị mai một đi mà con người còn làm đẹp hơn lên. Rồi “Đất phương Nam” an bình, phì nhiêu lại có thêm người Hoa, người Ấn đến sinh sống, tạo nên một miền đất đa sắc tộc sống chan hòa bên nhau.
Tết vừa rồi tôi có dịp trở lại Hà Nội, bạn bè anh em lâu ngày gặp nhau, câu đầu tiên “tay bắt, mặt mừng” là: “Hi, xin chào anh Hai Sài Gòn”, rồi những người đến sau cũng lại chào tôi là: “Anh Hai Sài Gòn mới ra hả”. Có chuyện gì muốn kết luận lại “anh Hai Sài Gòn cho ý kiến”, và tất nhiên cuối buổi nhậu nhiệm vụ của anh Hai Sài Gòn là… thanh toán. Phải chi tiền mà cũng thấy sướng cái bụng, bởi thấy cái tên “anh Hai Sài Gòn” mà bạn bè gọi tôi, tôi cũng thấy hay hay và có chút tự hào nữa.
Có người hỏi:
– Tại sao có “anh Hai Sài Gòn” mà không có “anh Hai Hà Nội” nhỉ?
Tôi sực nhớ lại một thời đã có nhiều người đưa ra những giả thiết về cái tên gọi “anh Hai, chị Hai”, trong đó tôi nhớ có một giả thiết khá hợp lý và mang tính nhân văn cao.
Tôi kể họ nghe:
– Ngày xưa phương Nam của đất nước mình đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, nên dân tứ xứ kéo vào sinh sống, làm ăn. Mà các cụ xưa người Bắc thì rất “tôn ti trật tự”, có nghĩa là trong nhà, ai có đi đâu thì đi nhưng chỉ những đứa con thứ! Người con cả (anh Cả) phải ở lại chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già, trông coi đất đai, thờ phụng tổ tiên… Những người con thứ vào Nam, họ làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái, cháu con đề huề nhưng họ luôn nhớ về tổ tiên, cha mẹ và nhớ tới người anh cả của dòng họ ở lại ngoài Bắc. Vậy nên khi sinh ra những đứa con đầu lòng, họ không gọi là “anh Cả” mà gọi là “anh Hai” để tránh “phạm húy”. Rồi từ “anh Hai, chị Hai” gọi riết từ đời này sang đời khác thì người ta hiểu đó chính là “anh Cả, chị Cả” trong nhà. Thật là nhân văn, đúng hông?
Cả đám bạn bè vỗ tay tâm đắc: “Các cụ nhà mình trong đó quá hay”. Tôi được thể nói luôn: “Ở trỏng người ta vậy cả mà”.
Có anh bạn trẻ cuối bàn hình như lần đầu nghe câu chuyện “anh Hai, chị Hai” thấy thú vị quá, cầm ly bia to tướng đi lại bắt tay và kêu: “Trăm phần trăm đi anh Hai Sài Gòn!”, tôi “chơi luôn”, nhưng rồi cậu lại hứng lên: “Xin mời anh Hai Sài Gòn cốc nữa”. Tôi buột miệng: “Bình tĩnh đã cưng”. Một tiếng xuýt xoa phía góc bàn: “Lại một từ cưng, nghe hay nhất trong ngày rồi anh Hai Sài Gòn ơi, dzô đi”.
Vô Nam sinh sống lâu năm rồi, những từ “dễ thương” ấy cứ nhập vào gia đình tôi từ lúc nào không hay. Các con tôi nhiều khi gọi nhau bằng “cưng ơi, cưng à”, mẹ nó cũng gọi các con “cưng à, cưng ơi”. Tôi còn nhớ có lần cậu con trai nhỏ của tôi có chuyện nghịch ngợm gì đó, bị mẹ rầy la, chị gái nó lại vỗ vỗ nhẹ vai em: “Chị Hai bảo cưng của chị nè, lần sau đừng vậy nữa nghe cưng, cưng hổng sợ ba mẹ buồn sao?” Rồi một tiếng “Dạ” nhè nhẹ trong tiếng sụt sùi. Nói như vậy thì làm sao thằng em không nghe cho được, tôi nghe mà cũng thấy mát lạnh trong lòng.
Ngày xưa lúc còn sống ở Hà Nội tôi cũng đã được nghe từ “cưng” này, nhưng trong những hoàn cảnh hình như khác, như “Bà ấy cưng con chó quá” hoặc “Cậu ấm ấy là con cưng của nhà đại gia”… chứ không phải người ta dùng từ “Cưng” để gọi nhau như ở Sài Gòn. Tiếng “cưng” ở đây nghe nó tự nhiên, đằm thắm và dễ thương làm sao.
Tất nhiên, đã là xã hội thì sẽ có người này người nọ, lúc này lúc nọ nhưng những câu xã giao thân tình với cái giọng của người Sài Gòn dễ thương thật. Vào các cửa hàng thấy cách đón tiếp chào mời trong mua bán giữa khách và cô bán hàng: “Hàng này đồ thiệt hôn cưng?”; “Thiệt mà, thưa cô”… Người nghe cũng thấy nhẹ lòng. Đi ngoài đường, nếu vô tình ta quên gạt chân chống xe máy, ta sẽ được một cô, cậu thanh niên nhắc rất nhẹ, đủ nghe: “Cô/chú ơi, gạt chân chống” và một lời đáp lại: “Cảm ơn nha”. Nghe mà thấy vui.
Cuộc sống muôn vẻ, cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan, nhưng cuộc sống cũng rất cần cái hương vị dịu dàng tưởng chừng như thường tình, vô vị, nhưng không phải vậy. Bởi vì từ những đứa trẻ mới lọt lòng cũng đã thích nghe những lời ru nhẹ nhàng êm ái của bà, của mẹ để đi vào giấc ngủ, cho đến khi tuổi cao sức yếu, gần đất xa trời, con người vẫn mong nhận được những lời nói dịu ngọt của con cái, người thân và bạn bè. Ngôn ngữ của người Sài Gòn nghe đã thiệt


Giáo viên 'Tây ba lô' - Tác giả Marko Nikolic



Có một cộng đồng giáo viên "Tây ba lô" tại Việt Nam - những người trẻ đến từ các nước phương Tây không phải là giáo viên chuyên môn, được thuê dạy tiếng Anh.
Với chiêu quảng cáo ''đội ngũ giáo viên 100% nước ngoài'' nhiều trung tâm Anh ngữ tại Việt Nam đẩy mức học phí "lên trời". Làm ăn phát đạt, thị trường phát triển mạnh, những trung tâm Anh ngữ mới mọc như nấm.
Tôi hay nghe người ta nói muốn học tiếng Anh chuẩn một cách hiệu quả thì phải học với giáo viên bản ngữ. Bởi theo họ, đa phần giáo viên Việt Nam phát âm không chuẩn, phương pháp dạy lạc hậu, chú trọng ngữ pháp nặng nề trong khi ngày nay người ta có nhu cầu học kỹ năng giao tiếp. Nhiều phụ huynh không ngại bỏ thêm tiền để con học với giáo viên bản xứ: hay gọi cho đúng hơn, giáo viên nước ngoài đến từ phương Tây.
Dĩ nhiên, chúng ta không thể bàn cãi rằng giáo viên bản ngữ có một số lợi thế vượt trội. Thứ nhất, họ có kiến thức ngôn ngữ bản địa sâu rộng hơn và cho người đọc cơ hội tiếp thu tiếng Anh chuẩn, đặc biệt về mặt phát âm. Thứ hai, họ thường dạy theo phương pháp giao tiếp vui nhộn, chú trọng phát triển kỹ năng nói thay vì tập trung vào ngữ pháp và làm bài tập dài dòng. Thứ ba, họ thông thạo văn hoá các nuớc nói tiếng Anh (hay gọi là văn hóa phương Tây) và có thể giúp học sinh Việt tìm hiểu về phong tục tập quán và cuộc sống hàng ngày của phương Tây.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng yếu tố ''bản xứ'' không đủ để một giáo viên có khả năng dạy tốt. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố quan trọng nữa như kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn, tính cách của giáo viên, khả năng hiểu những nhu cầu và khó khăn của người Việt, khả năng thông cảm và truyền cảm hứng... Dù đến từ đâu, một giáo viên tốt phải sở hữu nhiều năng lực nhất định.
Do nhu cầu học với giáo viên bản xứ ngày càng cao, nhiều trung tâm Anh ngữ muốn lợi dụng tình hình thị trường để kiếm tiền và họ sẵn sàng tuyển bất kỳ giáo viên nước ngoài nào mà không thực sự thắc mắc chất lượng giảng dạy của họ. Biết nói tiếng Anh và có ngoại hình Tây (ưa nhìn) là được rồi (tóc vàng, da sáng, mắt xanh thì càng tốt). Họ sẽ chạy theo lợi nhuận và quản lý lỏng lẻo, hứa nhăng hứa cuội với phụ huynh. Nhưng chẳng sao, quan trọng là con vui! Và họ sẽ đẩy mạnh quảng cáo ''đội ngũ giáo viên 100% nước ngoài'' như liều thuốc thần kỳ cho bệnh tật tiếng Anh của người Việt.
Hiện tượng này đã tạo ra cả một cộng đồng giáo viên "Tây ba lô" với lương trung bình hai mươi đô-la một giờ. Họ không chỉ dạy ở các trung tâm Anh ngữ mà ở cả nhiều trường học công. Họ vừa muốn kiếm tiền một cách dễ dàng vừa muốn tận hưởng lối sống thoải mái ở Việt Nam. Hơn nữa, họ được gọi là ''thầy'' và được cả xã hội quý trọng dù nhiều trong số họ không hề làm nghề này trước khi đến Việt Nam.
Họ thích nghi khá nhanh với lối sống Việt Nam, thường đi xe máy và thích đi phượt trong ngày lễ. Nhiều khi họ chỉ làm giáo viên ở Việt Nam một thời gian ngắn (6-12 tháng), tiết kiệm một số tiền rồi sang nước khác.
Trong hơn năm năm qua, tôi đã gặp không ít "giáo viên" như vậy. Và dù người Việt thường không thích nói về vấn đề này, tôi cảm thấy cần thiết phải làm sáng tỏ một vài điều.
Thứ nhất, nhiều giáo viên ''Tây ba lô'' thiếu bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn nên họ không được xin giấy phép lao động. Do vậy, họ làm việc chui, lao động bất hợp pháp và không đóng thuế. Để che đậy tình hình, nhiều chủ trung tâm phải đút lót những viên chức nhà nước để họ ngoảnh mặt làm ngơ, điều góp phần làm gia tăng tệ nạn tham nhũng trong nước.
Thứ hai, có một số phụ huynh bị bất ngờ khi đến trường, thấy giáo viên của con mình trông không hẳn như họ tưởng, ăn mặc một cách tùy tiện, không thực sự chuyên nghiệp. Những trường hợp như vậy bôi nhọ uy tín của những giáo viên đích thực như tôi. Bởi bên cạnh những giáo viên ''Tây ba lô'' như đã nói ở trên, ở Việt Nam cũng có rất nhiều giáo viên nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn, có thái độ làm việc tận tụy và có trách nghiệm với nghề nhà giáo. Ở phương Tây cũng như ở Việt Nam, có người tốt và người xấu, có giáo viên tốt và giáo viên không tốt. Tôi mong rằng người Việt sẽ luôn biết cách phân biệt hai loại đó.
Thứ ba, chúng ta phải công nhận rằng bất chấp những nỗ lực và hy sinh về tài chính của nhiều phụ huynh, trình độ tiếng Anh của người Việt chưa tiến bộ như mong đợi. Ví dụ cách đây không lâu chúng ta được biết rằng năm nay Việt Nam tụt xuống 52 trong bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ lớn nhất thế giới. Chúng ta phải tiếp cận vấn đề tiếng Anh một cách phản biện hơn, hiểu rằng không có một phương thuốc thần diệu nào và sự hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giáo trình, phương pháp dạy học, động lực và thái độ của học sinh chứ không chỉ vào quốc tịch của giáo viên. Bên cạnh đó, các trung tâm và trường học Việt Nam phải tuyển giáo viên nước ngoài dựa trên những tiêu chí nghiêm ngặt và khách quan, lưu ý đến các kỹ năng giảng dạy thay vì ưu tiên ngoại hình hay quốc tịch.
Đồng thời, phụ huynh phải tìm hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của trung tâm trước khi quyết định bỏ tiền đầu tư. Thay vì đặt mọi kỳ vọng vào giáo viên, phụ huynh phải hiểu rằng thái độ, động lực và thói quen học tập của con luôn luôn sẽ yếu tố quyết định.
Cuối cùng, theo những gì tôi biết, một số trung tâm Anh ngữ lớn ở Việt Nam kỳ thị giáo viên Việt Nam dưới một hình thức nào đó: ví dụ, họ có thể không xem xét những đơn xin việc của giáo viên trong nước và chỉ thuê giáo viên ngoại quốc. Tôi quen không ít giáo viên Việt đã có đủ trình dộ, nói tiếng Anh rất chuẩn và thậm chí đã từng du học ở Nước Anh, và họ vẫn cảm thấy mình bị kỳ thị do quốc tịch của mình. Đây là một vấn đề khó xử vì những trung tâm biện minh rằng lý do là do phụ huynh yêu cầu giáo viên nước ngoài.
Dù sao, tôi có cảm giác nhiều người Việt vẫn có xu hướng tự cảm thấy thấp kém và lép vế đến mức họ có thể tự kỳ thị chính mình. Tại sao nhiều người Việt vẫn có xu hướng sính ngoại, coi cái gì đến từ nước ngoài cũng tốt hơn mình?