khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu qua đời. Nhớ Về Hiệu Ảnh "Viễn Kính"





Nỗi nhớ âm thầm, thơ Kim Tuấn

 

Ta ở trời Tây nhớ trời Đông

nhớ trong sợi khói bay phiêu bồng

có dăm hàng núi ngăn người đến

có một nguồn xa cách mấy dòng


Ta ở trời Tây nhớ trời Đông

nhớ quen trăm nỗi xót xa lòng

nhớ ta bỗng có men đời đắng

có chút buồn trong nỗi nhớ mong


Ta ở trời Tây nhớ trời Đông

Nhớ như con nước trôi xuôi dòng

Nhớ chim cánh mỏi bay về núi

Nhớ một mình ta hoài ngóng trông


Ta ở trời Tây nhớ trời Đông

Nhớ mưa trên những phiến tơ hồng

Nhớ đôi sợi tóc chia đường gió

Nhớ cõi ta mù như hư không







Câu Chuyện Sau 41 Năm

 

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ tại Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.

Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư ĐoànThủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân,Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.

Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:

“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

Ông cố nài nỉ:

“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”

Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi,thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:

“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:

“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.

Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:

“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”

Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:

“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”

Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:

“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”

Ông này nhìn ông Báo cười và nói:

“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”

Ông Báo thanh minh:

“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:

“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:

“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói,ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico.

kimberly+Mitchell-2.png

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.

Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.

Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?

Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.

Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:

"Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”

Bố nuôi James giải thích cho cô:

"Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học.

Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

kimberly Mitchell-1.PNG

Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:

“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.

Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:

“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé TrầnThị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”

Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington,D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.

Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm. Giây phút đầy xúc động

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:

"Cô đến đây tìm ai?”

Cô trả lời:

"Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:

"Đây là ông Trần Khắc Báo.”

Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:

"Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”

Ông Trần Khắc Báo nói :

“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”

Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:

“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”

kimberly Mitchell-4b.PNG

Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích.. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi. Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”

kimberly Mitchell-3.PNG

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.

Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

Di Thi Giá Họa





Chợ đồ cũ Vạn Phúc – Mua gì cũng có…





Kiến nghị Mỹ liệt Tàu Cộng là ‘tổ chức tội phạm xuyên quốc gia’





Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Nước Mỹ đang... bị đảo chánh!





Chùa Đàn - Tác giả Nguyễn Tuân





Cựu quân nhân VNCH kể lại những ngày tháng đi cải tạo trong nhà tù CS





Trại tù "cải tạo" Hàm Tân Z30D vào năm 1984.





Dying in a Leadership Vacuum - Source The New England Journal of Medicine

 

Covid-19 has created a crisis throughout the world. This crisis has produced a test of leadership. With no good options to combat a novel pathogen, countries were forced to make hard choices about how to respond. Here in the United States, our leaders have failed that test. They have taken a crisis and turned it into a tragedy.

The magnitude of this failure is astonishing. According to the Johns Hopkins Center for Systems Science and Engineering,1 the United States leads the world in Covid-19 cases and in deaths due to the disease, far exceeding the numbers in much larger countries, such as China. The death rate in this country is more than double that of Canada, exceeds that of Japan, a country with a vulnerable and elderly population, by a factor of almost 50, and even dwarfs the rates in lower-middle-income countries, such as Vietnam, by a factor of almost 2000. Covid-19 is an overwhelming challenge, and many factors contribute to its severity. But the one we can control is how we behave. And in the United States we have consistently behaved poorly.

We know that we could have done better. China, faced with the first outbreak, chose strict quarantine and isolation after an initial delay. These measures were severe but effective, essentially eliminating transmission at the point where the outbreak began and reducing the death rate to a reported 3 per million, as compared with more than 500 per million in the United States. Countries that had far more exchange with China, such as Singapore and South Korea, began intensive testing early, along with aggressive contact tracing and appropriate isolation, and have had relatively small outbreaks. And New Zealand has used these same measures, together with its geographic advantages, to come close to eliminating the disease, something that has allowed that country to limit the time of closure and to largely reopen society to a prepandemic level.  In general, not only have many democracies done better than the United States, but they have also outperformed us by orders of magnitude.

Why has the United States handled this pandemic so badly? We have failed at almost every step. We had ample warning, but when the disease first arrived, we were incapable of testing effectively and couldn’t provide even the most basic personal protective equipment to health care workers and the general public. And we continue to be way behind the curve in testing. While the absolute numbers of tests have increased substantially, the more useful metric is the number of tests performed per infected person, a rate that puts us far down the international list, below such places as Kazakhstan, Zimbabwe, and Ethiopia, countries that cannot boast the biomedical infrastructure or the manufacturing capacity that we have.2 Moreover, a lack of emphasis on developing capacity has meant that U.S. test results are often long delayed, rendering the results useless for disease control.

Although we tend to focus on technology, most of the interventions that have large effects are not complicated. The United States instituted quarantine and isolation measures late and inconsistently, often without any effort to enforce them, after the disease had spread substantially in many communities. Our rules on social distancing have in many places been lackadaisical at best, with loosening of restrictions long before adequate disease control had been achieved. And in much of the country, people simply don’t wear masks, largely because our leaders have stated outright that masks are political tools rather than effective infection control measures. The government has appropriately invested heavily in vaccine development, but its rhetoric has politicized the development process and led to growing public distrust.

The United States came into this crisis with enormous advantages. Along with tremendous manufacturing capacity, we have a biomedical research system that is the envy of the world. We have enormous expertise in public health, health policy, and basic biology and have consistently been able to urn that expertise into new therapies and preventive measures. And much of that national expertise resides in government institutions. Yet our leaders have largely chosen to ignore and even denigrate experts.

The response of our nation’s leaders has been consistently inadequate. The federal government has largely abandoned disease control to the states. Governors have varied in their responses, not so much by party as by competence. But whatever their competence, governors do not have the tools that Washington controls. Instead of using those tools, the federal government has undermined them. The Centers for Disease Control and Prevention, which was the world’s leading disease response organization, has been eviscerated and has suffered dramatic testing and policy failures. The National Institutes of Health have played a key role in vaccine development but have been excluded from much crucial government decision making. And the Food and Drug Administration has been shamefully politicized,3 appearing to respond to pressure from the administration rather than scientific evidence. Our current leaders have undercut trust in science and in government,4 causing damage that will certainly outlast them. Instead of relying on expertise, the administration has turned to uninformed “opinion leaders” and charlatans who obscure the truth and facilitate the promulgation of outright lies.

Let’s be clear about the cost of not taking even simple measures. An outbreak that has disproportionately affected communities of color has exacerbated the tensions associated with inequality. Many of our children are missing school at critical times in their social and intellectual development. The hard work of health care professionals, who have put their lives on the line, has not been used wisely. Our current leadership takes pride in the economy, but while most of the world has opened up to some extent, the United States still suffers from disease rates that have prevented many businesses from reopening, with a resultant loss of hundreds of billions of dollars and millions of jobs. And more than 200,000 Americans have died. Some deaths from Covid-19 were unavoidable. But, although it is impossible to project the  precise number of additional American lives lost because of weak and inappropriate government policies, it is at least in the tens of thousands in a pandemic that has already killed more Americans than any conflict since World War II.

Anyone else who recklessly squandered lives and money in this way would be suffering legal consequences. Our leaders have largely claimed immunity for their actions. But this election gives us the power to render judgment. Reasonable people will certainly disagree about the many political positions taken by candidates. But truth is neither liberal nor conservative. When it comes to the response to the largest public health crisis of our time, our current political leaders have demonstrated that they are dangerously incompetent. We should not abet them and enable the deaths of thousands more Americans by allowing them to keep their jobs.

Anti-Trump New England Journal Of Medicine Is Partnered With A Chinese Communist Publishing House - Source The National Pulse

 




The medical journal had never involved itself in U.S. presidential elections before, but recently published an op-ed entitled, “Dying in a Leadership Vacuum,” which implored American voters to remove President Trump office.

The New England Journal of Medicine (NEJM), therefore, shares the same election preference as the Chinese Communist Party: a victory for Democratic Presidential candidate Joe Biden.

NEJM and the Chinese government, however, have considerably more in common.

CCP RUNNING DOGS.

NEJM launched a Chinese publication, app, and website in late 2016.

NEJM also partnered with Shanghai Science and Technology Publishing House, a subsidiary of government-approved Shanghai Century Publishing Co.

Shanghai Science and Technology Publishing House boasts on its mission page how it belongs to “the first batch of “National Excellent Publishing Houses named” by the Chinese Communist Party’s Central Propaganda Department and has received a host of awards from the government.

Furthermore, the group describes itself as “under the guidance of the party and the government’s publishing policies.”

The publishing house routinely holds meetings to entrench employees’ adherence to the goals of the Chinese Communist Party, including trips to Chinese government buildings, meetings with high-level Chinese Communist Party officials, study sessions on Xi Jinping’s speeches, and taking the Chinese Communist Party oath.

THE SPIRIT OF COMMUNISM.

The group held group-wide seminars on “learning the spirit” of the Chinese Communist Party, with high-level government officials attending alongside the group’s Editor-in-Chief:

“Shanghai Science and Technology Publishing House earnestly studied and implemented the spirit of the 19th National Congress of the Communist Party of China. It held the first concentrated discussion and study on October 23, studying the original text of the work report made by Comrade Xi Jinping, talking freely and looking forward to future development. Secretary of the Party Committee and President Wen Zeyuan, Deputy Secretary of the Party Committee Yu Ying, Deputy Secretary of the Party Committee and Editor-in-Chief Wei Xiaofeng, and Vice President Hou Peidong took the lead in reading and studying the first four parts of the original text of Comrade Xi Jinping’s report.”

The group also pledges to “Use Xi Jinping Thought on Socialism with Chinese Characteristics for the New Era, arm the mind, guide practice, and promote work” and has hosted meetings to determine how to best “use Marxism” as “a sharp ideological weapon.”

And these diktats don’t just guide employees’ personal lives; they’re also applicable to the group’s publishing efforts:

“In political life and practical work, we must be loyal and honest to the party, ask the organization for instructions and report major issues in accordance with relevant regulations, oppose two-faced people and two-faced people; Reputation, any behavior or phenomenon that affects the image of the party. We must strengthen our ideals and convictions, regard our belief in Marxism, and our belief in socialism and communism as our lifelong pursuit, and stick to the spiritual homeland of communists.”

In meetings, employees have even taken the Chinese Communist Party oath, with the group’s website describing those in attendance as “full of emotions, clamor[ing] and utter[ing] loudly”:

“In the first item of the conference, all party members reviewed the oath of joining the party. Wei Xiaofeng, deputy secretary of the party committee and editor-in-chief, took the oath, and the party members stood upright, raised their right hand facing the party flag, and solemnly swore. At the oath-taking scene, the party members were full of emotions, clamored and uttered loudly. Every party member received a spiritual baptism, which enhanced the party members’ sense of pride and honor.”

The compromised relationship between the Chinese Communist Party and the NEJM parallels the regime’s infiltration and coercion of the World Health Organization. Serving as a testament to the extent of China’s infiltration in the U.S., the relationship also obscures the American medical community’s ability to get tough on China and demand the genetic sequence of the virus be released.

While the left insists we ought to “trust the experts,” it’s increasingly apparent that the so-called experts are henchmen for the Chinese Communist Party.

Diễn biến Đại dịch Vũ Hán





Mùi Sách Cũ - Tác giả Phạm Công Luận

 

Có lần, tôi được một người bạn sống ở nước ngoài tặng vài món quà nhỏ, trong đó có hũ thủy tinh đựng nến thơm, một món đồ xinh xắn không có gì đặc biệt. Một buổi tối mất điện, tôi mang hũ nến ra đốt và dần cảm nhận một mùi thơm thoang thoảng, không phải mùi hương hoa mà là một thứ mùi lạ lùng lại rất thân quen, gợi nhớ một điều gì rất xưa cũ.

Lúc đó tôi mới nhìn lại nhãn dán trên hũ nến. Đó là loại nến có mùi hương của… sách bọc bìa da thuộc, loại sách quý được đóng bằng kỹ thuật kinh điển, thường nằm trong các tủ sách giới thượng lưu hoặc là loại sách cổ lưu truyền nhiều đời trong một gia đình bình thường. Nhà tôi chỉ có vài cuốn sách như vậy, bằng tiếng Pháp, để lại từ thời ông ngoại còn làm ở sở Hỏa xa Đông Dương trước năm 1945. Mùi hương đó có mùi giấy cũ, mùi da thuộc và một chút mùi vani, mùi trà cũ… là những gì tôi cảm nhận.

Việc nghiên cứu và kinh doanh mùi hương của sách ở nước ta nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng thế giới, nhất là phương Tây, đã đi rất xa trong chuyện này. Ở Anh có một viện mang tên “Viện Số hóa khảo cổ học” đã làm chuyện độc đáo là thu lại mùi từ những cuốn sách cổ thế kỷ XIII tại hai thư viện của Anh và Mỹ rồi tổ chức triển lãm cho khách đến thăm ngửi mùi.

Họ lấy mùi bằng cách đặt sách trong hộp kín 72 giờ, thổi khí tinh khiết vào và thu mùi hương, xong phân tích thành phần hóa học của nó rồi mô phỏng lại. Một số công ty nước hoa và làm nến thơm nắm bắt ngay ý tưởng này, cho ra lò các sản phẩm của mình cho dân “mọt” ngửi mùi sách. Có nơi còn tạo mùi hương lấy cảm hứng từ một tác giả cụ thể, như một người ở Mỹ kể rằng đã được mẹ anh tặng cho một cây nến Charles Dickens có mùi quýt, mùi cây bách xù và đinh hương. Tất nhiên, anh ta là một con mọt sách sống ở một đất nước nhiều người thích đọc sách.

Hình ảnh người mua sách ấp cuốn sách vào mặt hít mùi sách mới rất dễ bắt gặp đâu đó ở nhà sách, ngoài đường sách. Vậy sách có mùi gì? Tôi nhớ sách thường có mùi thơm nhẹ như vani, có khi có mùi chua nhẹ. Người ta nghiên cứu rằng giấy làm từ gỗ có chứa chất clignin, một hóa chất có liên quan mật thiết với vanillin là hợp chất tạo ra hương vani.

Ở Anh, từ một cuốn sách cổ xuất bản năm 1928, người ta ngửi thấy một phần của cuốn sách này là một trong tám mùi không xác định, bao gồm mùi sô cô la, mùi lửa than, mùi... nhà trọ cũ, mùi chợ cá, mùi vải lanh, bã cà phê, nước xốt và cà ri. Ở nhiều nơi, người ta cảm thấy mùi sôcôla là phổ biến nhất. Sau đó là mùi cà phê, mùi cà ri, gỗ và mùi than củi. Sách trong một nhà thờ ở Anh có mùi gỗ, khói, đất, vani, mùi mốc, hạnh nhân, mùi cay nồng, dược liệu, hoa, trái cây, mùi bánh mì, cam quýt, mùi chua, và mùi kem...

Tôi nghĩ, nếu có ai thích ngửi mùi sách, thật ra đó là tình yêu đối với sách mà mùi hương là chất dẫn truyền. Chắc chắn mùi của sách ở châu Âu khác mùi sách ở xứ nhiệt đới. Cuốn sách trong căn nhà ẩm thấp hay thiếu vệ sinh dễ hình thành mùi của sách. Sách càng cũ càng có mùi riêng. Mùi sách có được còn từ những thói quen của người đọc sách. Có ai ăn vặt khi đọc không? Có ai đã làm đổ rượu, hút tẩu, hay vừa đọc vừa nấu bếp đốt bằng củi? Có cuốn sách nào được dùng đế... chống chân ghế hoặc đập con ruồi, con muỗi hay con gián không? Có ai ép lá thuộc bài, cánh hoa hồng hay cánh hoa phượng không? Tất cả đều tạo nên hương của sách.

Sách ở Việt Nam có mùi gì? Thập niên 1940, khi giấy in khan hiếm, người ta dùng giấy dó in sách, vậy sách bằng giấy dó có mùi gì?

Sau năm 1975, giấy in sách dùng giấy tái chế có mùi gì? Trong trí nhớ, tôi nghĩ đó là mùi than củi khét, mùi cỏ khô, có đúng vậy chăng? Mùi sách in bằng giấy tái chế gắn chặt với thời bao cấp khốn khó, thèm đọc sách đến độ không thể tưởng tượng rằng mình có thể đọc được những cuốn sách giấy đen xỉn đến như vậy. Mua lại vài cuốn sách xưa như Đội săn của quốc vương Xtac hay Nhà nguyện Critxtốp, lại cảm thấy có mùi ẩm mốc và mùi bụi lâu năm không thoát được.

Mùi sách gắn với những kỷ niệm. Tôi nhớ ba tôi thích vừa đọc sách vừa rít ống điếu (bây giờ gọi là tẩu). Khi giở mấy cuốn sách ba thường đọc đi đọc lại như bộ Con đường đau khổ của Alexey Tolstoi hay bộ Sông Đông êm đềm của Solokhov, thoảng qua mùi thuốc lá Gò Vấp. Tuy nhiên, khi giở ra bộ Tam Quốc Chí mà ông đọc thường xuyên thời trước 1975, lại có mùi thuốc lá nhồi Half and Half mà sau này tôi biết đó là mùi anh đào.

Những ngày hè mùa mưa tuổi nhỏ, không đi chơi được, tôi ôm bất cứ sách gì đang có để đọc. Ánh sáng ngày mưa ngoài cửa sổ không đủ nên sách được dí sát vào mắt. Tôi nhớ nhiều cảm giác lúc đó với mùi sách ấm, hơi chua sát tận mũi.

Tôi nghĩ, nếu có ai thích ngửi mùi sách, thật ra đó là tình yêu đối với sách mà mùi hương là chất dẫn truyền. Cuốn sách mới mua, nâng niu trên tay nhưng chưa đọc được ngay thì động tác ấp sách vào mặt để cảm nhận mùi hương là cách tiếp nhận ban đầu chóng vánh nhất. Đối với những cuốn sách xưa cũ, sách quý trong thư viện mới có, sách do người Pháp viết về Đông Dương, sách giấy dó của Tản Đà, sách L’art à Hue… mùi sách đôi khi ẩm mốc, đôi khi khô cứng hay bụi bặm…. tỏa ra mùi quá khứ, mùi thuộc địa, mùi của những ngày xưa lạc hậu, lễ nghĩa cũ mòn… Ai đã cầm đến những cuốn sách này: ông Tây thực dân? Cụ Vương Hồng Sển? ông Sơn Nam?... Nó đã nằm ở đây từ khi nào, lưu lạc vào Nam từ biến cố 1954, Huế 1968 hay được thu mua sau này?

Người ta có thể đoán tuổi một cuốn sách dựa vào mùi giấy cũ in ra cuốn sách đó đang trong quá trình tự hoại dù rất chậm. Điều đó được giới bán sách cổ nghiên cứu kỹ. Trong số đó, vài người đã tìm cách làm sách cổ giả, ngoài hình thức cũ kỹ và tàn tạ bằng kỹ thuật in ấn, kỹ thuật đóng sách theo kiểu cổ điển và nhiều thủ thuật khác, họ bắt buộc cần phải tạo mùi mốc, ẩm lâu ngày, bụi và những mùi khác để đẩy tác phẩm giả mạo tinh vi của mình lên giá rất cao mà chỉ giới siêu giàu mới mua nổi. Đó là câu chuyện ở nước ngoài và biết đâu nó sẽ lan tới thị trường sách Việt!

Tôi nhớ mấy năm đầu thập niên 2000, thị trường sách khởi sắc do các công ty văn hóa tư nhân được làm sách liên kết. Sách tồn nhiều nên vài nơi bắt đầu bán sách giảm giá, đến tận kho chọn lựa. Cảm giác được bò dưới sàn xi măng lựa sách, lúc đó đã bề bộn không theo thứ tự nào, thật sung sướng. Mùi sách cũ lưu kho thoảng trong không khí, không giống lắm mùi của những tiệm sách cũ… kiểu gì cũng là những khoảnh khắc hạnh phúc, nhắc tôi nhớ tuổi nhỏ cùng anh đi mua sách ở mấy cái sạp gần khu vệ sinh công cộng trên đường Lê Lợi, và những lần tự đón đi xe lam ra chợ sách cũ Đặng Thị Nhu sau năm 1975...

Môi Trường Giảng Dạy Của Giáo Chức Thời VNCH- Tác giả Quyên Di

 

Năm 1967 tôi 19 tuổi, vừa tốt nghiệp Tú Tài toàn phần là chuẩn bị khăn gói vào Đại chủng viện Sài Gòn, gọi là “đi tu” để tương lai trở thành linh mục Công giáo. Nhưng Ơn Trên định cho tôi con đường khác: đúng năm ấy thân phụ tôi qua đời. Mẹ tôi loay hoay với nhà thuốc bắc bố tôi để lại. Tôi thì đông em. Vị linh hướng của tôi là linh mục Trần Văn Hiến Minh gọi tôi vào văn phòng và dạy rằng tôi không được nhập Đại chủng viện mà phải ở nhà lo giúp mẹ phụ nuôi các em.

Tôi vốn là học sinh trường Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn suốt từ năm đệ Thất đến đệ Nhất. Đây là trường trung học Công giáo. Ban Giám đốc gồm toàn linh mục và hầu hết là thầy dạy của tôi. Chắc hồi đi học tôi cũng là học sinh khá và ngoan nên các vị này bàn bạc với nhau sao đó rồi cho tôi dạy hai lớp đệ Thất. Nhà trường gửi tên tôi lên Nha Trung Học. Nha cấp cho tôi Giấy phép dạy học bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (từ đệ Thất đến đệ Tứ). Tôi kể trường hợp riêng để thưa với người đọc rằng thời VNCH có hai hệ thống trường học song hành: trường công lập và trường tư thục.

Giáo chức trường công lập phải tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn, hay Đại Học Sư Phạm, được Bộ Quốc Gia Giáo Dục (thông qua Nha/Ty Tiểu học và Nha Trung học) bổ nhiệm. Giáo chức trường tư thục do Ban Giám đốc nhà trường tuyển dụng, tùy theo bằng cấp và khả năng mà xếp cho dạy lớp thuộc cấp nào. Giáo chức trường công lập lấy làm hãnh diện vì đã tốt nghiệp trường Sư Phạm, có giai đoạn đi thực tập, sau đó được bổ nhiệm, trở thành công chức ngành giáo dục. Giáo viên trường tư thục cũng “vẻ vang” không kém vì có khả năng và đủ bằng cấp mới được trường mời giảng dạy.

Bộ Quốc Gia Giáo Dục quy định:

Người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (học xong lớp đệ Tứ, học sinh được quyền thi để lấy bằng này) được phép dạy các lớp bậc Tiểu học.

Người có bằng Tú Tài toàn phần được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (đệ Thất - đệ Tứ).

Người có bằng Cử nhân hay Cao học được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp (đệ Tam - đệ Nhất).

Trong bài này, tôi không đề cập đến các vị giáo sư, giảng sư, phụ khảo Đại học.

Tình cảm thầy trò và phụ huynh

Giáo viên, giáo sư được phụ huynh và học sinh kính trọng lắm. Thời ấy người ta vẫn giữ lễ như thời Nho học còn thịnh hành. Tết nhất phụ huynh thường biếu quà thầy/cô. Quà không đắt tiền nhưng thể hiện lòng tôn kính. Thầy/cô tiếp nhận quà, đôi khi lại nhờ học sinh gửi lại quà tặng cho cha mẹ. Học trò rất kính trọng và quý mến thầy/cô. Tôi có kinh nghiệm đi thăm cô giáo bị bệnh. Năm học lớp Nhì, tôi học với cô giáo Lan (hiện cô ở Texas). Cô đẹp và hiền. Cô bị yếu mệt phải nằm nhà thương Chợ Rẫy. Bảy đứa con trai góp tiền mua được sáu trái cam, đi thăm cô. Có bao nhiêu tiền đã mua cam hết rồi, không còn tiền đi xe buýt. Thì cứ leo đại lên xe, chui dưới chân người lớn. Nhưng các bác soát vé lanh lắm. Lâu lâu bác kiếm được một đứa, xách tai ném ra khỏi xe. Bị ném khỏi xe này lại leo lên xe khác. Cuối cùng cả bọn cũng gặp nhau đủ bảy đứa trước cổng nhà thương. Tìm đến phòng cô, cả bọn tranh nhau kể khổ cho cô nghe. Cô khóc rồi lấy dao xẻ cam cho cả bọn ăn sau đó cho tiền xe về.

Lớn lên, đi dạy học, tôi không có kinh nghiệm dạy trường miền xa như vùng lục tỉnh hay các tỉnh miền Trung hoặc Cao Nguyên Nam Trung Phần. Tuy nhiên có những cuối tuần đi thăm các bạn dạy trường công lập ở vùng lục tỉnh, thấy các đồng nghiệp ấy được phụ huynh thương mến mà ham. Có nải chuối, trái mít, trái sầu riêng ngon, phụ huynh cũng sai con biếu thầy/cô. Có những đồng nghiệp đang đêm nghe đập cửa, mở cửa nhìn ra thì là một phụ huynh nào đó tới mời đi nhậu cá lóc nướng trui ngoài đồng. Tôi được được mời ké. Bữa nhậu giữa đồng, trăng thanh gió mát, đương nhiên có “nước mắt quê hương,” vui và ngon hết biết!

“Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”…

Giáo chức dạy trường công lập có việc làm vững chắc, vì là công chức, trước sau cũng nhận được sự vụ lệnh bổ đi dạy trường này trường nọ. Chỉ có điều may mắn thì được dạy trường gần nhà. Thí dụ, ở Sài Gòn mà lại được dạy tại Sài Gòn thì còn gì bằng. Không may thì phải đi dạy trường xa. Khi ấy phải dời nhà đến gần trường mà dạy. Gọi là “may” hay “không may” là theo quan niệm chung thôi. Thật ra về trường xa, thầy/cô thường được phụ huynh học sinh rất kính trọng, quý mến như nói ở trên.

Giáo chức dạy trường tư thục, việc làm bấp bênh hơn. Cứ gần đến hè, thầy giáo thường “hát” câu “Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”. Lý do là không biết nhà trường còn tiếp tục mời mình dạy niên học tới hay không. Vào dịp đó, ban Giám đốc nhà trường Trung học thường gửi các giáo sư một lá thư, bỏ trong phong bì rất trịnh trọng, gọi là “Thư cám ơn”. Mở thư mà thầy hồi hộp. Thư có hai phần: phần đầu là lời lẽ cám ơn rất lịch sự về sự cộng tác trong suốt một năm. Phần này thì thư nào cũng như nhau. Phần hai mới là quan trọng vì nó không giống nhau: ban Giám đốc hân hạnh mời thầy tiếp tục dạy vào niên học tới và xin thầy vui lòng chấp thuận; hoặc ban Giám đốc lấy làm tiếc không thể mời thầy tiếp tục cộng tác, chúc thầy may mắn và hy vọng có cơ hội mời thầy trở lại trong tương lai…

Đó là trường hợp thầy là giáo chức bình thường, việc dạy học không lấy gì làm xuất sắc. Đối với các giáo sư có uy tín, được học sinh mong ước theo học thì lại khác. Ban Giám đốc thường phải thưa chuyện với thầy từ rất sớm, mong thầy xếp đặt giờ giấc, đừng nhận dạy ở trường khác vào những ngày giờ mà nhà trường dự định dành cho thầy vào niên học tới. Những giáo sư này thường dạy nhiều trường; xong giờ dạy trường này là lên xe phóng sang trường khác ngay, mà thời ấy chúng tôi gọi là “chạy trường”. Cá nhân tôi vào những năm cuối nền đệ Nhị Cộng Hòa cũng dám nhận dạy một niên khoá tới 4, 5 trường: Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn, Cứu Thế Học Đường (đường Kỳ Đồng), Phước An (Thị Nghè), Tân Khoa (Gia Định), Chân Phước Liêm và Dũng Lạc (Gò Vấp). Ấy là chưa kể buổi tối dạy luyện thi mà tôi sẽ nói sau. Nghĩ lại, lấy làm sợ hãi.

“Bài soạn”

Nói chung, thời VNCH, có thể nói hơi ngoa ngữ một chút là “đã biết cầm cục phấn là biết dạy học”. Có những vị có khiếu dạy học, dạy rất hay, mặc dù có thể không tốt nghiệp trường Sư Phạm. Năm học đệ Tứ, tôi có một thầy dạy Toán tuyệt vời. Thầy có thể cầm phấn vẽ trên bảng 10 vòng tròn đồng tâm chỉ trong nháy mắt. Lại có những giáo sư dạy Quốc Văn hay Sử Địa, giảng bài hay đến độ học trò ngồi im phăng phắc cả tiếng đồng hồ mà không biết chán. Tôi nghe nói, bộ ba giáo sư “Tế-Khoan-Đáng” (Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng) khi lên lớp giảng bài, học trò lớp khác bỏ lớp, đứng ngoài cửa lớp của các thầy để nghe ké.

Giáo chức dạy học không có “giáo án” nhưng có cuốn “bài soạn”. Việc hình thành một bài soạn để dạy trong lớp gọi là “soạn bài”. Vậy thôi. Mỗi năm, thầy/cô bổ túc cho “bài soạn” của mình thêm phong phú, đem lại kết quả tốt hơn. Bình thường thì như thế, nhưng cũng có giáo sư dạy tùy hứng và có khiếu ăn nói. Những vị này thường được nhà trường xếp dạy lớp đệ Tam là lớp cuối năm không phải đi thi, học sinh gọi đùa là “năm dưỡng lão”. Thầy giảng thao thao bất tuyệt, học trò cứ há miệng nghe mà không biết chán. Tôi nói vụng, thầy tôi, giáo sư Vũ Khắc Khoan (dạy tôi môn Hát Bội ở Đại học Văn khoa Sài Gòn), khi dạy Sử Địa ở trường Trung học, suốt một niên khóa vẫn chưa dạy xong bài “Quân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất!”. Ấy là tôi “nghe nói” như thế.

Lương bổng giáo chức

Cuộc sống nhà giáo được xem là “thanh bạch” (cách nói khác của “nghèo”) nhưng thực tế thì không đến nỗi. Một thí dụ: năm 1964 là năm giao thời giữa đệ Nhất và đệ Nhị Cộng Hòa, một giáo sư Trung học đệ Nhị cấp (dạy từ lớp đệ Tam đến đệ Nhất) mới tốt nghiệp ba năm Đại học Sư Phạm bắt đầu đi dạy, lương và phụ cấp chức nghiệp cộng phụ cấp đắt đỏ, tổng cộng khoảng 7.405 đồng, phụ cấp cho vợ 1.000 đồng, phụ cấp cho ba con, mỗi con 800 đồng, sẽ là 10.805 đồng một tháng. Trong khi đó, một ký gạo giá chỉ có 5 đồng rưỡi.

Cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, giáo sư dạy trường Trung học tư thục, thù lao một giờ dạy, thấp nhất khoảng 250 đồng, cao nhất khoảng 1.000 đồng. Nếu vị có lương giờ thấp nhất, dạy một ngày bốn tiếng, mỗi tuần năm ngày (ngày thứ Bảy cũng dạy bình thường), lương tháng vào khoảng 20.000 đồng. Vị có lương giờ cao nhất, cũng dạy với số ngày, giờ như thế, lương tháng sẽ vào khoảng 80.000 đồng. Trong khi đó, giá tiền một ký gạo năm 1971 là 48 đồng, năm 1974 là 171,3 đồng (*). Như thế thì không thể nói nhà giáo sống thiếu thốn được.

Giáo sư Trung học có uy tín, được mời dạy luyện thi Trung học đệ Nhất cấp, Tú Tài 1, Tú Tài 2 thì khó mà có con số lương bổng rõ ràng. Những môn học sinh thường học thêm để luyện thi là Toán, Lý, Hóa, Vạn vật, Ngoại ngữ, Triết học, Quốc văn. Các trung tâm luyện thi có thể trả những vị giáo sư này đến 1.500-1.600 đồng một giờ. Vì tiền lương không đến nỗi chật hẹp, giáo chức không phải làm thêm nghề phụ, có thì giờ để chuyên tâm vào việc dạy học, kết quả đương nhiên là tốt đẹp.

Viết bài này, tôi hồi tưởng lại đời dạy học, từ khi là một “cậu giáo” 19 tuổi mặt mũi non choẹt, không chút kinh nghiệm cho đến khi lớn hơn, được gọi là “ông Giáo sư Trung học” với lương giờ khá cao, lại cũng vì muốn có nhiều tiền giúp mẹ nuôi các em nên còn nhận dạy luyện thi buổi tối. Mỗi tháng đem về nhà mấy trăm ngàn đồng. Nhưng chuyện ấy không làm tôi nhớ bằng tình thầy trò. Tôi đã vừa là trò, vừa là thầy, nên có thể làm chứng rằng đời sống tinh thần và tình cảm của người thầy/cô thời Việt Nam Cộng Hòa thật phong phú mà ai từng trải qua, suốt một đời không thể nào quên.

(*) Giá gạo, dựa vào bài “Thời nào dân Việt sướng nhất?” (ngodinhdiem.net)