khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Ở Việt Nam có bác ái và công bằng không?- Tác giả Nguyễn Tiến Cảnh


 


Giáo Hoàng Phanxico mới tuyên bố vào chiều thứ năm 17-12-2015 là Chân phước Teresa thành Calcutta sẽ được phong tước vị Thánh vào năm 2016 sau khi đã hội đủ các điều kiện.

Thánh Teresa thành Calcutta

Mẹ Teresa -một nhân vật cả thế giới đâu đâu cũng nghe biết- chào đời ngày 26-8-1910 tại Skopje, lúc bấy giờ là một phần của Kosovo Vilayet thuộc đế quốc Ottoman, trong một gia đình Kosovo Albani. Mẹ thành lập Tu Hội Truyền Giáo Bác Ái đã hoạt động rất tích cực tại Calcutta, Ấn Độ. Mẹ qua đời ngày 5-9-1997 tại Calcutta sau một cơn tâm kích (heart attack). Lúc đó mẹ 87 tuổi, nếu còn sống thì năm nay mẹ 105 tuổi. Trước khi chết một ngày, mẹ đã tổ chức một buồi lễ liên tôn tại Calcutta để cầu nguyện cho bạn của mẹ là công chúa Diana mới qua đời trong một tai nạn xe hơi trước đó một luần lễ.

Cuộc đời Mẹ Teresa không phải là cuộc đời của một người bình thường mà đúng ra là một biểu tượng của lòng tận hiến quên mình và thánh thiện. Hành động nổi danh nhất của mẹ bắt đầu năm 1950 là mở một mái nhà/gia đình đầu tiên Nirmal Hriday (Trái Tim Dịu Hiền) dành cho những người đang chờ chết và những người nghèo khổ khốn cùng tại Calcutta. Những lời đã ghi trên tường của mái nhà ấy như sau:

“Nowadays the most horrible disease is not leprosy or tuberculose. It is the feeling to be undesirable, rejected, abandoned by all.”

“Ngày nay căn bệnh ghê gớm nhất không phải là cùi hủi hoặc lao phong, mà là cảm giác chẳng ai ưa, chẳng ai muốn, bị mọi người từ chối và vất bỏ.”

Mẹ Teresa đã qua đời, nhưng danh mẹ vẫn còn vang vọng đâu đó. Thế giới mất đi một nhân vật khó có thể kiếm được một người thứ hai. Những kẻ đang hấp hối không có chỗ tựa đầu để chết, những người nghèo khổ cơ cực bị xã hội bỏ rơi và xa lánh cần một tình thương đặc biệt mà họ đã có được dưới cánh tay dịu hiền và mái ấm gia đình của mẹ teresa. Đối với họ, tình yêu đó thực sự đúng nghĩa bác ái. Mẹ giúp đỡ, an ủi họ với tất cả lòng trắc ẩn tràn ngập và cảm thông. Tất cả vì tình thương người, bác ái vì bác ái, thực sự và hoàn toàn vô vị lợi đến độ chỉ có nghĩ đến người mà quên cả thân mình. Làm việc thiện vì việc thiện.

Làm việc bác ái vì bác ái

Sơ Nirmala, người kế vị mẹ Teresa, trong một cuộc phỏng vấn về công tác của nhà dòng sau khi mẹ Teresa qua đời, đã trả lời:

“Chúng tôi tiếp tục công việc của mẹ Teresa đã làm là giúp đỡ, an ủi những người nghèo khổ nhất trong xã hội mà không cần để ý đến căn nguyên của sự nghèo khó và khốn khổ.”

Tại sao sơ Nirmala lại trả lời như vậy?

Tu hội Truyền Giáo Bác Ái của mẹ Teresa bắt nguồn tại Ấn Độ. Sự nghèo đói ở Ấn Độ thì tràn lan vô kể. Có thể nói chính sự nghèo khổ của con người nơi đây đã thôi thúc và linh hứng cho mẹ Teresa sứ mạng Bác Ái đặc biệt này. Nếu để ý một chút, ta có thể nhận ra căn nguyên của sự nghèo đói ấy. Ấn Giáo và Phật Giáo là hai tôn giáo chính tại Ấn Độ, coi như là của Ấn Độ Giáo, là giải thoát con người khỏi kiếp trầm luân ở trần thế để được siêu thoát. Đó là niềm tin của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Mẹ Teresa và sơ Nirmala hẳn đã hàng ngày trực diện với những căn nguyên đích thực ấy của nghèo khổ. Nhưng tu hội chủ trương chỉ làm công tác hoàn toàn bác ái vì bác ái.

Ấn Độ Giáo và Thiên Chúa Giáo là những tôn giáo mặc khải. Người tín hữu / tín đồ sống với niềm tin tôn giáo của mình. Là nữ tu thuần túy, người Ấn Độ lại gốc Ấn Độ Giáo cải hoán Công Giáo, sơ Nirmala không thể phê phán bất cứ một niềm tin tôn giáo nào và cũng không buộc phải cải hoán niềm tin của bất cứ ai. Nói cách khác, tu hội và mẹ Teresa, sơ Nirmala không chủ trương chiến đấu chống lại sự nghèo đói như một chính trị gia. Sơ Nirmala đã tôn trọng niềm tin tôn giáo của mọi người cả trong tư tưởng lẫn hành động. Câu trả lời “…không cần để ý đến căn nguyên của sự nghèo đói…”
hẳn rất thâm thúy, tế nhị và hàm ngụ ý nghĩa đó.

Nhưng cũng cần có công bằng

Nhưng trên bình diện xã hội và chính trị, mục đích của con người là mưu cầu hạnh phúc cả tinh thần lẫn thể xác. Người làm chính trị, vị thủ lãnh quốc gia có bổn phận thăng tiến con người, làm mọi cách để giúp người dân thoát cảnh nghèo đói cơ cực, vươn đến giầu sang phú quí và hạnh phúc. Thũ lãnh quốc gia không đem lại phú cường hạnh phúc cho nước cho dân sẽ bị đào thải. Lịch sử thế giới đã cho ta thấy rõ nguyên lý đó. Những cuộc cách mạng đẫm máu hay ôn hòa hoặc trong tư tưởng triết thuyết cũng để biểu trưng cái lý lẽ công bằng ấy dù ở thời phong kiến hay dân chủ. Vua quan có bổn phận làm cho dân ấm no hạnh phúc; dân có bổn phận kính trọng và thần phục vua. Hai bên đều có trách nhiệm hỗ tương. Nếu ai không làm tròn bổn phận sẽ bị trời nghiêm phạt. Vị nguyên thủ quốc gia, người công chức lợi dụng quyền lực mình để vơ vét của dân của nước làm của riêng để dân phải cơ cực nghèo khổ là lỗi đạo. Ai a tòng, phụ giúp kẻ có quyền thế -dưới bất cứ hình thức nào- hà hiếp dân lành khiến dân nước lầm than đói khổ là phạm tội đồng lõa. Tất cả những hành động trái đạo ấy đều lỗi luật công bằng.

Việt Nam không có bác ái và công bằng

Nhìn vào Việt Nam chúng ta, sau 40 năm hết chiến tranh, đất nước thống nhất, nhà cầm quyền CSVN vẫn không đem lại hạnh phúc ấm no cho dân, trái lại chính quyền còn tham nhũng hối lộ, biến xã hội thành tha hóa suy đồi. Đảng viên cộng sản cửa quyền, hà hiếp áp bức dân lành, biến tài sản của dân của nước thành của riêng mình. Trong một thời gian kỷ lục, đảng CSVN và các đảng viên đã trở thành những tài phiệt, tư bản đỏ giàu sang có hạng trên thế giới. Họ chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham bất kể dân tình nghèo đói lầm than đau khổ. Các tôn giáo làm công tác xã hội, bác ái, văn hóa -đôi khi cả tôn giáo- cũng bị chính quyền soi mói, kiểm soát, làm khó dễ và cấm đoán. Nếu nhà cầm quyền VN để cho các tôn giáo được tự do làm công tác từ thiện bác ái của mẹ Teresa như bên Ấn Độ thì dân tộc ta có diễm phúc biết mấy!

Câu nói của sơ Nirmala không thể áp dụng cho Việt Nam được, vì chế độ CSVN không thể so sánh ngang hàng với Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Tôn giáo có mục đích hướng thượng, còn đảng CSVN, suy cho cùng lẽ, chỉ là một đảng cướp, một tổ chức Mafia không hơn không kém.

Phải có cả bác ái lẫn công bằng thì xã hội đất nước mới cân bằng, điều hòa yên vui được.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét