khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Nghĩ về hai câu thơ của Cao Bá Quát- Tác giả Trần Hoài Thư



Hẳn chúng ta ai ai cũng biết hai câu để đời trước khi lên pháp trường  của Cao Bá Quát:

Ba hồi trống dục đù cha kiếp
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời (1)


Có nhiều sách hay bài nhận định lại viết:

Ba hồi trống dục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.(2)


Vậy câu nào đúng câu nào sai, câu nào chúng ta nghĩ là nguyên bản, câu nào được sửa đổi ?

Hai câu dẫn không có gì để bàn, vì vận đối vận chữ đối chữ, dành từ đối dánh từ, động từ đối động từ, chắc nịch, ăn khớp… Đó mới chứng tỏ thi tài của một nhà thơ và giải thích tại sao là Cao Bá Quát lại ngạo mạn, kênh kiệu… Chỉ có một câu hỏi là: thời của Cáo Bá Quát có xữ dụng chữ “đù” như thời sau ông?

Còn hai câu  được dẫn ở (2), ta thấy ngay sự đối không chỉnh: mồ cha là tiếng chửi: mồ cha mày, mồ cha thằng X, con Y… nhưng không ai lại chửi: bỏ mẹ mày, bỏ mẹ con X thằng Y. Mồ là danh từ. Còn bỏ là động từ…

Có thể hai chữ đù, đéo quá trần tực, lộ liểu, nhất là trong một thời kỳ mà xã hội bị ảnh hưởng nặng bởi nho khổng, tư tưởng phong kiến,,, Mặt khác, trong chương trình giáo khoa, các sách giáo khoa được sọan bởi các vị thấm nhuần mô phạm như Dương Quàng Hàm, Hà Như Chi hay Hoàng Xuân Hản…. Họ không thể viết ra bạch văn những chữ mà sau này được xem là tiếng Đức (Đ.), hay Đan Mạch (Đ.M). (Đức và Đan Mạch là hai từ được dân nhà binh chúng tôi hay dùng để ám chỉ kẻ hay chửi thề).

Tưởng tượng một lớp học toàn nữ sinh hay nam sinh và nữ sinh học chung, thầy giáo giảng về Cao Bá Quát với hai câu thơ bất hủ  này, thì chắc chắn rất khó cho thầy khi phải xữ dụng đù, đéo…

Có phải vậy không ?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét