Đó là loại bác sĩ chỉ có ở Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Đó là một loại sản phẩm đặc thù của nền giáo dục đậm chất Xã hội Chủ nghĩa (XHCN). Gần 40 năm trước, xã hội đã biết đến “bác sĩ xuyên tâm liên”, thì nay xã hội phải làm quen với loại bác sĩ cử tuyển. Và xã hội sẽ phải làm quen với những cái chết oan ức trong hệ thống y tế XHCN.
Nền giáo dục ở miền Nam VN trước 1975 dù chưa phải là hoàn hảo nhưng là một nền giáo dục đàng hoàng. Tôn ti trật tự đâu ra đó: Trò ra trò, thầy ra thầy. Thi cử nghiêm túc chứ không có nạn “phao” như ngày nay. Học trò thi đậu hạng cao thường vào học trường Y hay trường Phú Thọ. Nói chung, việc tuyển sinh được thực hiện một cách công minh và do đó học sinh trúng tuyển là những nhân tài tương lai của đất nước. Những người cùng thế hệ tôi vẫn còn nhớ câu chuyện Thầy Phạm Biểu Tâm bất chấp áp lực chính trị đã thẳng thắn từ chối nhận cô ái nữ của ông Ngô Đình Nhu vào trường y chỉ vì cô này không đủ điểm. Khi tốt nghiệp dù hành nghề ở tỉnh lỵ hay thành phố đều như nhau. Điều này dễ hiểu vì bước tuyển sinh tuyển đúng người, khi huấn luyện cùng một hệ thống, nên đầu ra phải đảm bảo phẩm chất. Nhắc lại những chuyện đó để chúng ta thấy rằng hệ thống giáo dục thời “Mỹ Nguỵ” nghiêm minh và có hiệu quả thực tế.
Nhưng khi người cộng sản miền Bắc vào tiếp thu, họ làm đảo lộn tôn ti trật tự thầy trò và huỷ hoại nền giáo dục đàng hoàng của miền Nam. Với vũ khí đấu tranh giai cấp trong tay, họ loại bỏ những học sinh giỏi nhưng có liên quan với Mỹ – Nguỵ khỏi trường y và các trường đại học khác. Với chính sách ngu dân, họ chọn con em của họ vào trường y và đại học cho dù những em này học rất kém. Không cần điểm thi. Điểm thi không nằm trong hệ thống đánh giá của người cộng sản mông muội. Họ có hệ thống riêng. Hệ thống tuyển chọn của họ là chủ nghĩa lý lịch. Lý lịch đỏ phải được ưu tiên hơn lý lịch vàng.
Hệ quả là họ đào tạo được một lô “bác sĩ” mà các đồng nghiệp tôi trước 1975 nhạo báng là “Bác sĩ CM” (CM là cách mạng). Đó là loại bác sĩ am hiểu văn kiện đảng hơn là biết đọc sách Harrison. Đó là loại bác sĩ được nhồi nhét mớ kiến thức hạng bét từ Liên Xô vĩ đại. Đó là loại bác sĩ viết tên thuốc không rành. Đó là loại bác sĩ được ra lò với chủ trương hồng hơn chuyên. Nhưng họ vẫn tốt nghiệp và được gọi là “bác sĩ”. Chưa bao giờ danh xưng “bác sĩ” bị rẻ rúng như hiện nay ở VN.
Những lô “bác sĩ CM” đó đào tạo ra thêm hàng tá lô “bác sĩ” khác. Cho đến nay, VN đã có hàng chục thế hệ “bác sĩ CM”. Không ít người trong những lô bác sĩ đó nay đã trở thành những giáo sư, phó giáo sư, hay quèn nhất cũng là tiến sĩ. Ai cũng biết đó là những giáo sư dỏm. Ai cũng biết đó là những tiến sĩ giấy. Nhưng người cộng sản không quan tâm; họ chỉ quan tâm đến con số. Phải làm sao đến năm 2020 có thêm 2 vạn tiến sĩ và một vạn giáo sư / phó giáo sư. Họ cần những con số để làm cảnh, để đạt chỉ tiêu, chứ không cần thực chất.
Chính vì chạy theo con số nên VN ngày nay mới có loại bác sĩ mới có tên là “bác sĩ cử tuyển”. Đây cũng là một sản phẩm giống như “Bác sĩ xuyên tâm liên”. Có thể loại bác sĩ cử tuyển còn tệ hơn cả “bác sĩ CM”.
Ai cũng biết các vùng sâu vùng xa thiếu bác sĩ. Thời nào cũng thế, người dân ở vùng sâu vùng xa đều bị thiệt thòi về giáo dục và y tế. Giải pháp của người cộng sản là tăng số bác sĩ. Nhưng chỉ tăng lượng chứ không tăng phẩm. Làm sao tuyển được học sinh ưu tú để đào tạo hàng loạt bác sĩ, nên họ phải tuyển những em không đủ điều kiện để học y. Lỗi không phải ở các em học sinh mà ở người đề ra cái chương trình đào tạo quái gở đó. Chúng ta thử nghe tâm sự của những người trong cuộc, những bác sĩ tương lai:
“T.T.M.L. ở tỉnh Bạc Liêu cũng thừa nhận học lực trung bình của mình không thể thi vào ngành y nổi nên mới chọn ngành công nghệ thực phẩm của Trường ĐH Cần Thơ để thi. Bỗng nhiên T.T.M.L. nhận được món quà từ “trên trời rơi xuống”: tỉnh cử đi học bác sĩ.
Cũng nhờ cử tuyển mà T.M.K. ở tỉnh Sóc Trăng trở thành sinh viên trường y đã được bốn năm. T.M.K. thú nhận: “Cuộc đời mình quá may mắn. Nếu thi tuyển chính quy chắc chắn không có cửa thi đậu”.”
Nhưng đó chỉ là 2 trường hợp tiêu biểu. Con số bác sĩ tương lai với trình độ như thế lên đến hàng ngàn. Bài báo trên Tuổi Trẻ viết rằng chỉ riêng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, “phần lớn trong số gần 1.000 sinh viên hệ cử tuyển […] có học lực năm lớp 12 chỉ đạt loại trung bình hoặc khá.”
Một người trong cuộc với vai trò giảng dạy cho biết nhiều “bác sĩ cử tuyển” không biết ruột thừa ở đâu! Vài năm nữa, xã hội sẽ có hàng ngàn “bác sĩ” như thế. Thật là một viễn ảnh rợn người.
Tôi không biết có nơi nào trên thế giới có loại đào tạo như kiểu “cử tuyển” như vừa mô tả. Cách đào tạo “bác sĩ VC” sau 1975 đã là kinh dị, còn cách đào tạo “cử tuyển” chỉ có thể mô tả bằng hai chữ “rùng rợn”.
Cái giả thiết đằng sau chương trình đào tạo “cử tuyển” những nơi vùng sâu vùng xa thiếu bác sĩ nên họ cần đào tạo bác sĩ phục vụ cho dân số các vùng kém phát triển đó. Đó là một giả thiết dã man và sai trái. Dã man vì nó xem mạng sống của người dân vùng xa thấp hơn mạng sống của dân thành thị. Sai trái vì trong quá khứ chúng ta biết rằng nhiều “bác sĩ” được nâng cấp từ y tá trung cấp không chịu về quê phục vụ. Do đó chương trình đào tạo cử tuyển sẽ thất bại. Cái thất bại ai trong ngành cũng có thể thấy trước.
Bệnh viện Sài Gòn sẽ vẫn còn quá tải. Người dân miền quê không còn thiếu thông tin như xưa, họ thừa biết “bác sĩ cử tuyển” dốt, nên họ vẫn sẽ lên thành phố để điều trị. Do đó, có thể dự báo rằng các bệnh viện tuyến trên sẽ còn quá tải trong tương lai. Bài học sờ sờ ra đó mà người cộng sản không nhìn thấy!
Nền giáo dục ở miền Nam VN trước 1975 dù chưa phải là hoàn hảo nhưng là một nền giáo dục đàng hoàng. Tôn ti trật tự đâu ra đó: Trò ra trò, thầy ra thầy. Thi cử nghiêm túc chứ không có nạn “phao” như ngày nay. Học trò thi đậu hạng cao thường vào học trường Y hay trường Phú Thọ. Nói chung, việc tuyển sinh được thực hiện một cách công minh và do đó học sinh trúng tuyển là những nhân tài tương lai của đất nước. Những người cùng thế hệ tôi vẫn còn nhớ câu chuyện Thầy Phạm Biểu Tâm bất chấp áp lực chính trị đã thẳng thắn từ chối nhận cô ái nữ của ông Ngô Đình Nhu vào trường y chỉ vì cô này không đủ điểm. Khi tốt nghiệp dù hành nghề ở tỉnh lỵ hay thành phố đều như nhau. Điều này dễ hiểu vì bước tuyển sinh tuyển đúng người, khi huấn luyện cùng một hệ thống, nên đầu ra phải đảm bảo phẩm chất. Nhắc lại những chuyện đó để chúng ta thấy rằng hệ thống giáo dục thời “Mỹ Nguỵ” nghiêm minh và có hiệu quả thực tế.
Nhưng khi người cộng sản miền Bắc vào tiếp thu, họ làm đảo lộn tôn ti trật tự thầy trò và huỷ hoại nền giáo dục đàng hoàng của miền Nam. Với vũ khí đấu tranh giai cấp trong tay, họ loại bỏ những học sinh giỏi nhưng có liên quan với Mỹ – Nguỵ khỏi trường y và các trường đại học khác. Với chính sách ngu dân, họ chọn con em của họ vào trường y và đại học cho dù những em này học rất kém. Không cần điểm thi. Điểm thi không nằm trong hệ thống đánh giá của người cộng sản mông muội. Họ có hệ thống riêng. Hệ thống tuyển chọn của họ là chủ nghĩa lý lịch. Lý lịch đỏ phải được ưu tiên hơn lý lịch vàng.
Hệ quả là họ đào tạo được một lô “bác sĩ” mà các đồng nghiệp tôi trước 1975 nhạo báng là “Bác sĩ CM” (CM là cách mạng). Đó là loại bác sĩ am hiểu văn kiện đảng hơn là biết đọc sách Harrison. Đó là loại bác sĩ được nhồi nhét mớ kiến thức hạng bét từ Liên Xô vĩ đại. Đó là loại bác sĩ viết tên thuốc không rành. Đó là loại bác sĩ được ra lò với chủ trương hồng hơn chuyên. Nhưng họ vẫn tốt nghiệp và được gọi là “bác sĩ”. Chưa bao giờ danh xưng “bác sĩ” bị rẻ rúng như hiện nay ở VN.
Những lô “bác sĩ CM” đó đào tạo ra thêm hàng tá lô “bác sĩ” khác. Cho đến nay, VN đã có hàng chục thế hệ “bác sĩ CM”. Không ít người trong những lô bác sĩ đó nay đã trở thành những giáo sư, phó giáo sư, hay quèn nhất cũng là tiến sĩ. Ai cũng biết đó là những giáo sư dỏm. Ai cũng biết đó là những tiến sĩ giấy. Nhưng người cộng sản không quan tâm; họ chỉ quan tâm đến con số. Phải làm sao đến năm 2020 có thêm 2 vạn tiến sĩ và một vạn giáo sư / phó giáo sư. Họ cần những con số để làm cảnh, để đạt chỉ tiêu, chứ không cần thực chất.
Chính vì chạy theo con số nên VN ngày nay mới có loại bác sĩ mới có tên là “bác sĩ cử tuyển”. Đây cũng là một sản phẩm giống như “Bác sĩ xuyên tâm liên”. Có thể loại bác sĩ cử tuyển còn tệ hơn cả “bác sĩ CM”.
Ai cũng biết các vùng sâu vùng xa thiếu bác sĩ. Thời nào cũng thế, người dân ở vùng sâu vùng xa đều bị thiệt thòi về giáo dục và y tế. Giải pháp của người cộng sản là tăng số bác sĩ. Nhưng chỉ tăng lượng chứ không tăng phẩm. Làm sao tuyển được học sinh ưu tú để đào tạo hàng loạt bác sĩ, nên họ phải tuyển những em không đủ điều kiện để học y. Lỗi không phải ở các em học sinh mà ở người đề ra cái chương trình đào tạo quái gở đó. Chúng ta thử nghe tâm sự của những người trong cuộc, những bác sĩ tương lai:
“T.T.M.L. ở tỉnh Bạc Liêu cũng thừa nhận học lực trung bình của mình không thể thi vào ngành y nổi nên mới chọn ngành công nghệ thực phẩm của Trường ĐH Cần Thơ để thi. Bỗng nhiên T.T.M.L. nhận được món quà từ “trên trời rơi xuống”: tỉnh cử đi học bác sĩ.
Cũng nhờ cử tuyển mà T.M.K. ở tỉnh Sóc Trăng trở thành sinh viên trường y đã được bốn năm. T.M.K. thú nhận: “Cuộc đời mình quá may mắn. Nếu thi tuyển chính quy chắc chắn không có cửa thi đậu”.”
Nhưng đó chỉ là 2 trường hợp tiêu biểu. Con số bác sĩ tương lai với trình độ như thế lên đến hàng ngàn. Bài báo trên Tuổi Trẻ viết rằng chỉ riêng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, “phần lớn trong số gần 1.000 sinh viên hệ cử tuyển […] có học lực năm lớp 12 chỉ đạt loại trung bình hoặc khá.”
Một người trong cuộc với vai trò giảng dạy cho biết nhiều “bác sĩ cử tuyển” không biết ruột thừa ở đâu! Vài năm nữa, xã hội sẽ có hàng ngàn “bác sĩ” như thế. Thật là một viễn ảnh rợn người.
Tôi không biết có nơi nào trên thế giới có loại đào tạo như kiểu “cử tuyển” như vừa mô tả. Cách đào tạo “bác sĩ VC” sau 1975 đã là kinh dị, còn cách đào tạo “cử tuyển” chỉ có thể mô tả bằng hai chữ “rùng rợn”.
Cái giả thiết đằng sau chương trình đào tạo “cử tuyển” những nơi vùng sâu vùng xa thiếu bác sĩ nên họ cần đào tạo bác sĩ phục vụ cho dân số các vùng kém phát triển đó. Đó là một giả thiết dã man và sai trái. Dã man vì nó xem mạng sống của người dân vùng xa thấp hơn mạng sống của dân thành thị. Sai trái vì trong quá khứ chúng ta biết rằng nhiều “bác sĩ” được nâng cấp từ y tá trung cấp không chịu về quê phục vụ. Do đó chương trình đào tạo cử tuyển sẽ thất bại. Cái thất bại ai trong ngành cũng có thể thấy trước.
Bệnh viện Sài Gòn sẽ vẫn còn quá tải. Người dân miền quê không còn thiếu thông tin như xưa, họ thừa biết “bác sĩ cử tuyển” dốt, nên họ vẫn sẽ lên thành phố để điều trị. Do đó, có thể dự báo rằng các bệnh viện tuyến trên sẽ còn quá tải trong tương lai. Bài học sờ sờ ra đó mà người cộng sản không nhìn thấy!
Giải quyết như thế nào?
Tôi cho rằng vấn đề bệnh viện tuyến trên quá tải không thể giải quyết bằng việc tăng số bác sĩ. Lượng không thể thay đổi phẩm. Một trong những giải pháp là duy trì phẩm chất đào tạo ở mức cao nhất, phải cao hơn trình độ “bác sĩ CM”. Phải học theo cách đào tạo bác sĩ trước năm 1975, khi tốt nghiệp trường y, bác sĩ ở huyện hay ở tỉnh vẫn có tay nghề và kiến thức như bác sĩ ở Sài Gòn. Một khi bác sĩ có tay nghề như nhau thì người dân sẽ tin tưởng vào người mang danh “bác sĩ” và không cần phải “vượt tuyến” như hiện nay.
Ngày nào bệnh nhân còn phân biệt “bác sĩ miệt vườn”, “bác sĩ tỉnh lỵ” và “bác sĩ thành phố” thì ngày đó bệnh viện còn quá tải.
Bác sĩ phải là bác sĩ. Không kèm theo những râu ria vô duyên như “cử tuyển”, “tại chức” hay “nâng cao”. Chỉ có một loại bác sĩ. Đó là bác sĩ được tuyển chọn cẩn thận từ các học sinh ưu tú nhất, được đào tạo cẩn thận theo các chương trình hiện đại và đảm bảo phẩm chất cao nhất. Đó là những người bác sĩ có kiến thức uyên bác, có tay nghề lâm sàng vững vàng và có thể hành nghề ở bất cứ địa phương nào mà không cảm thấy mặc cảm.
Bất cứ ngành nghề nào liên quan đến con người và sự an lành của con người cần phải được duy trì kỷ cương và đạo đức. Không như việc làm toán, người làm toán sai có sai thì cũng chẳng làm chết ai và chẳng ảnh hưởng đến mạng sống của ai, bác sĩ mà sai là có thể dẫn đến chết người. Đó chính là lý do tại sao ở các nước tiên tiến người ta quý trọng bác sĩ hơn cả vạn lần những người … làm toán. Ở VN xã hội chủ nghĩa thì ngược lại, người ta thần thánh hoá những người làm toán và rẻ rúng giới bác sĩ. Chỉ riêng sự ấu trĩ này cũng cho thấy VN xã hội chủ nghĩa còn lâu mới khá nổi.
Mạng sống của người dân đều phải được tôn trọng chứ không phân biệt theo địa phương và giai cấp. Đó chính là y đạo những người thuộc thế hệ tôi được dạy và thực hành. Thật vậy, thời đó chúng tôi không phân biệt bệnh nhân là người cộng sản hay quốc gia. Vậy mà cái y đạo đó bị làm đảo lộn bởi những người mệnh danh là “cách mạng” sau 1975. Người ta đem vào Nam cái y đạo mà theo đó hàng trăm bệnh nhân từ Quân y viện Cộng Hoà bị đuổi ra ngoài đường để vất vưởng chờ chết. Chưa bao giờ y đạo XHCN được thể hiện một cách tàn nhẫn đến như thế. Và, cho đến hôm nay, những người tự xưng là cách mạng vẫn tàn nhẫn bằng cách hợp thức hoá việc giết người qua các chương trình đào tạo như “cử tuyển”.
Tôi cho rằng vấn đề bệnh viện tuyến trên quá tải không thể giải quyết bằng việc tăng số bác sĩ. Lượng không thể thay đổi phẩm. Một trong những giải pháp là duy trì phẩm chất đào tạo ở mức cao nhất, phải cao hơn trình độ “bác sĩ CM”. Phải học theo cách đào tạo bác sĩ trước năm 1975, khi tốt nghiệp trường y, bác sĩ ở huyện hay ở tỉnh vẫn có tay nghề và kiến thức như bác sĩ ở Sài Gòn. Một khi bác sĩ có tay nghề như nhau thì người dân sẽ tin tưởng vào người mang danh “bác sĩ” và không cần phải “vượt tuyến” như hiện nay.
Ngày nào bệnh nhân còn phân biệt “bác sĩ miệt vườn”, “bác sĩ tỉnh lỵ” và “bác sĩ thành phố” thì ngày đó bệnh viện còn quá tải.
Bác sĩ phải là bác sĩ. Không kèm theo những râu ria vô duyên như “cử tuyển”, “tại chức” hay “nâng cao”. Chỉ có một loại bác sĩ. Đó là bác sĩ được tuyển chọn cẩn thận từ các học sinh ưu tú nhất, được đào tạo cẩn thận theo các chương trình hiện đại và đảm bảo phẩm chất cao nhất. Đó là những người bác sĩ có kiến thức uyên bác, có tay nghề lâm sàng vững vàng và có thể hành nghề ở bất cứ địa phương nào mà không cảm thấy mặc cảm.
Bất cứ ngành nghề nào liên quan đến con người và sự an lành của con người cần phải được duy trì kỷ cương và đạo đức. Không như việc làm toán, người làm toán sai có sai thì cũng chẳng làm chết ai và chẳng ảnh hưởng đến mạng sống của ai, bác sĩ mà sai là có thể dẫn đến chết người. Đó chính là lý do tại sao ở các nước tiên tiến người ta quý trọng bác sĩ hơn cả vạn lần những người … làm toán. Ở VN xã hội chủ nghĩa thì ngược lại, người ta thần thánh hoá những người làm toán và rẻ rúng giới bác sĩ. Chỉ riêng sự ấu trĩ này cũng cho thấy VN xã hội chủ nghĩa còn lâu mới khá nổi.
Mạng sống của người dân đều phải được tôn trọng chứ không phân biệt theo địa phương và giai cấp. Đó chính là y đạo những người thuộc thế hệ tôi được dạy và thực hành. Thật vậy, thời đó chúng tôi không phân biệt bệnh nhân là người cộng sản hay quốc gia. Vậy mà cái y đạo đó bị làm đảo lộn bởi những người mệnh danh là “cách mạng” sau 1975. Người ta đem vào Nam cái y đạo mà theo đó hàng trăm bệnh nhân từ Quân y viện Cộng Hoà bị đuổi ra ngoài đường để vất vưởng chờ chết. Chưa bao giờ y đạo XHCN được thể hiện một cách tàn nhẫn đến như thế. Và, cho đến hôm nay, những người tự xưng là cách mạng vẫn tàn nhẫn bằng cách hợp thức hoá việc giết người qua các chương trình đào tạo như “cử tuyển”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét