Khi còn nhỏ, tôi đã cự tuyệt với nguồn gốc Việt của mình. Tôi chống lại việc phải đi học trường Việt ngữ vào mỗi thứ Bảy - “nhưng tại Úc người ta nói tiếng Anh mà!” - và lần đầu tiên tôi mặc áo dài truyền thống là khi anh tôi làm đám cưới một vài năm trước. Tôi không thể hiểu nổi vì sao mình phải bám víu vào một thứ ngôn ngữ, một nền văn hoá mà không có bất kỳ ứng dụng nào đối với môi trường sống hiện tại. Quả thật mà nói, tôi lớn lên với một lối suy nghĩ rất “Tây”, mặc cho cha mẹ tôi đã cố gắng hết sức.
Tôi từng thấy sự khác biệt rõ rệt về lối sống giữa tôi tại Úc và các anh em họ tại Việt Nam. Tôi có thể thấy sự khác biệt trong thái độ, thế giới quan, và cách tiếp cận vấn đề, từ một thực tế duy nhất là cha mẹ tôi đã quyết định lên thuyền rời khỏi Việt Nam cách đây 30 năm, còn cha mẹ họ thì không.
Tuy nhiên, sau chuyến hồi hương gần đây nhất để thăm nhà, tôi không dám chắc là những khác biệt này có còn tồn tại. Các anh em họ của tôi giờ đã trưởng thành. Họ suy nghĩ phóng khoáng hơn, lái xe hơi có tích hợp Wi-Fi, xài những chiếc điện thoại di động hào nhoáng, và ăn mặc quần áo hợp mốt. Họ cũng ít có tinh thần trách nhiệm hay sự kính trọng hơn, và nói theo kiểu cha mẹ tôi thì họ “cư xử như Tây”.
Tôi nhận ra rằng, một khi các cô cậu của tôi qua đời, họ sẽ đem với họ cả một nền văn hoá và truyền thống. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi các xã hội đang trở nên đồng hoá hơn, do hệ quả của quá trình toàn cầu hoá.
Những thay đổi này dĩ nhiên có liên hệ với sự tiến bộ. Khi các thế hệ trẻ phương Tây hướng đến một lối sống xê dịch và thoát khỏi cơ chế ngày làm việc 8 tiếng của thế hệ baby boomer, thì thế hệ trẻ Việt Nam cũng tìm kiếm một cuộc sống bên ngoài luỹ tre làng, vốn là hình ảnh quen thuộc mỗi khi thế giới nghĩ về Việt Nam.
Trông người lại nghĩ đến ta. Khi cha mẹ tôi khuất núi, tôi sẽ là người lãnh trọng trách tiếp nối nền văn hoá Việt, hay đúng hơn là một phiên bản thui chột của nó - đó là nếu tôi muốn như vậy. Tôi sẽ có trách nhiệm dạy cho con cháu của mình, theo cách mà cha mẹ đã dạy cho tôi. Hoặc là, tôi có thể để cho văn hoá Việt phai nhạt dần theo các thế hệ.
Đây là khó khăn mà hơn 4 triệu người Úc thuộc thế hệ thứ hai sẽ phải đối mặt, hay nói cách khác là 20% dân số Úc, có cha hoặc mẹ sinh ra ở nước ngoài. Chính thế hệ này sẽ nhận lãnh nhiệm vụ bảo tồn nền văn hoá của họ, hoặc ít nhất, họ có được sự lựa chọn đó. Đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn, nhất là khi nước Úc đang chật vật với việc bảo tồn văn hoá quốc gia của họ.
Nhưng làm thế nào chúng tôi có thể bảo tồn một nền văn hoá, khi chúng tôi không được sinh trưởng trong chính nền văn hoá đó? Làm thế nào chúng tôi có thể trao truyền một thứ mà ngay chính chúng tôi cũng không thành thục?
Văn hoá được thấm nhuần và tạo hình thông qua các trải nghiệm. Nó tuỳ thuộc vào quyết tâm của chúng ta, trong việc tiếp nhận hay từ bỏ nền văn hoá đó.
Mặc dù đây là một nhiệm vụ khó khăn, việc bảo tồn văn hoá là hoàn toàn trong tầm tay. Văn hoá có thể được trao truyền thông qua ngôn ngữ, âm nhạc và chuyện kể. Tôi đã khuyến khích anh chồng Tây của tôi học tiếng Việt, bởi vì ngôn ngữ là một trong những yếu tố dễ nắm bắt nhất của một nền văn hoá. Chia sẻ những bài hát và câu chuyện cũng là cách chúng ta xây dựng các mối quan hệ và thiết lập mối dây gắn kết gia đình. Văn hoá cũng được trao truyền qua ẩm thực và phong tục nữa - nước Úc hôm nay sẽ ra sao nếu không có những nền ẩm thực và lễ hội đa văn hoá đầy màu sắc?
Chúng ta có thể là những chứng nhân đáng chê trách của những nền văn hoá đang chết dần chết mòn xung quanh chúng ta. Thế nhưng văn hoá không nhất thiết phải là những thứ cứng nhắc và bất di bất dịch. Văn hoá luôn chuyển mình và thích ứng để tồn tại, và kể cả việc cách tân để phù hợp với lối suy nghĩ đương thời.
Bảo tồn không có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng của các nền văn hoá, mà thay vào đó là tiếp tục nuôi dưỡng chúng, để chúng trở thành một phần lịch sử đã tạo nên bản sắc của chúng ta - quá khứ, hiện tại và tương lai.
Mặc dù đây là một nhiệm vụ khó khăn, việc bảo tồn văn hoá là hoàn toàn trong tầm tay. Văn hoá có thể được trao truyền thông qua ngôn ngữ, âm nhạc và chuyện kể. Tôi đã khuyến khích anh chồng Tây của tôi học tiếng Việt, bởi vì ngôn ngữ là một trong những yếu tố dễ nắm bắt nhất của một nền văn hoá. Chia sẻ những bài hát và câu chuyện cũng là cách chúng ta xây dựng các mối quan hệ và thiết lập mối dây gắn kết gia đình. Văn hoá cũng được trao truyền qua ẩm thực và phong tục nữa - nước Úc hôm nay sẽ ra sao nếu không có những nền ẩm thực và lễ hội đa văn hoá đầy màu sắc?
Chúng ta có thể là những chứng nhân đáng chê trách của những nền văn hoá đang chết dần chết mòn xung quanh chúng ta. Thế nhưng văn hoá không nhất thiết phải là những thứ cứng nhắc và bất di bất dịch. Văn hoá luôn chuyển mình và thích ứng để tồn tại, và kể cả việc cách tân để phù hợp với lối suy nghĩ đương thời.
Bảo tồn không có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng của các nền văn hoá, mà thay vào đó là tiếp tục nuôi dưỡng chúng, để chúng trở thành một phần lịch sử đã tạo nên bản sắc của chúng ta - quá khứ, hiện tại và tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét