khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Một cái nhìn hơi khác- tác giả Trần Kim Diệp




Một vị trí thức người tỉnh Long An, học bậc Trung Học ở trường Nguyễn Đình Chiểu – Mỹ Tho, học Đại Học Y Khoa ở Sài Gòn và trở thành Bác Sĩ Quân Y.

Sau biến cố tháng tư 1975, như hàng trăm nghìn Quân – Cán – Chính VNCH không bỏ nước, Ông phải đi tù cải tạo của VC.

Hai năm sau Ông được thả ra và được chế độ mới xử dụng lại.

Theo Ông thì «Chế Độ Mới» đã động viên, khuyến khích Ông trao giồi lãnh vực chuyên môn, cất nhắc Ông làm Giám Đốc Bệnh Viện Ung Bướu (ung thư) Thành phố Hồ Chí Minh và giảng dạy ở Đại Học Y Khoa TP này.

Ông cũng nhiều lần được tham dự Đại Hội Y Khoa Thế Giới về Ung Thư ở một số nước Âu – Á và được thăm viếng nhiều nơi nổi tiếng trên thế giới.

Tóm lại Ông là người rất khôn khéo, thành đạt, lạc quan, yêu đời...

Dẫu rằng lạc quan là điều tốt nhưng có lẽ do quá thành đạt nên Ông luôn nhìn đời với lăng kính quá hồng và nhận định nhiều điều không thực tế lắm.

Trong lần thăm viếng Singapore Ông hết lời ca tụng Singapore, nhưng chắc Ông còn nhớ là trước kia Ông Lý Quang Diệu đã ước mơ sao cho Singapore được như "Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông", thì nay Singapore trở thành con Rồng Châu Á và đứng thứ hạng 15 trên TG là quốc gia tiên tiến có cuộc sống tốt (và Đại Hàn có hoàn cảnh chia cắt Quốc - Cộng như VN lại không được thuận lợi về khí hậu, tài nguyên... như VN thì chiếm vị trí thứ 8) trong khi VN trở thành nghèo nàn, lạc hậu, thua cả Miên, Lào thì không thấy Ông đề cập.

 
Lần viếng Khiêm Lăng (lăng vua Tự Đức) Ông hết lời tán dương rằng Tự Đức là "vị vua văn nhã, đa tài, nhân hậu, mẫu mực, hiếu thuận, khổ tâm nhọc trí với vận nước long đong…".


 
Sự hiếu thuận của Vua Tự Đức được mọi người biết qua việc mê săn bắn không về kịp dự lễ giỗ Cha nên phải nằm yên để Thái Hậu Từ Dũ đét vô đít.

 
Vua Tự Đức văn nhã vì thường đến Xung Khiêm Tạ để ngắm hoa,thưởng nguyệt, làm thơ...?  Lẽ ra đất nước loạn ly nếu không trăn trở về chuyện quốc sự, lại chỉ lo thơ phú thì cũng nên làm những bài thơ ca ngợi giang sơn cẩm tú đang oằn oại dưới ách ngoại xâm và kín đáo kêu gọi người yêu nước kháng Pháp, thì Ông lại có 2 câu thơ để đời tưởng nhớ giai nhân Bằng Phi:



Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi 


 .......
 
Trong khi đời sống của dân điêu linh thống khổ vì một cổ hai tròng, đóng thuế cho nhà nước và sưu cao thuế nặng cho giặc Pháp (lương một phu đồn điền trồng cao su là 12 quan/năm,phải đóng thuế thân cho giặc hết 5 quan) thì vua TĐ lại phí phạm tài nguyên, nhân lực để xây Khiêm Lăng do chính vua tự tay vẽ đồ án, kiến trúc vĩ đại vô tiền khoáng hậu, gây nên cảnh



Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân

 
Chính việc xây Khiêm Lăng này đã là một nguyên nhân xảy ra loạn Giặc Chày Vôi.(Cuộc nổi dậy Đoàn Hữu Trưng – Wikipedia tiếng Việt - Thời Tự Đức còn có 40 cuộc nổi loạn ngoài Bắc)
 
Minh Trị Thiên Hoàng Hirohito của Nhật lên ngôi lúc 15 tuổi nhưng tài giỏi, có viễn kiến, biết dùng người tài để cải cách nước Nhật, biến Nhật từ một nước nghèo nàn, kém phát triển thành một đại cường quốc trên thế giới. Trong khi Tự Đức lên ngôi lúc 18 tuổi, VN thời đó có không ít người tài giỏi đã tấu trình, hiến kế để canh tân đất nước như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Hiệp, Lê Định, Nguyễn Lộ Trạch... và đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ với 65 bản điều trần.
 
(Nguyễn Trường Tộ – Wikipedia tiếng Việt - Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam tới trời Tây)
 
Đời vua Tự Đức năm thứ hai (1849), Phạm Phú Thứ được vua vời về làm Kinh diên Khởi cư chú (thư ký ghi lời nói và hành động của vua), rồi làm giảng sách cho vua. Khi thấy nhà vua lơ là việc triều chính, ông dâng sớ can gián và bị cách chức, đầy vào nhà lao ở Thừa Phủ (Huế). Sau này, ông bị đày đi làm thừa nông dịch ở trạm Thừa Nông (Huế)). Nhưng vua Tự Đức vô tài, thủ cựu… không biết chiêu hiền đải sĩ (chính Tự Đức và triều đình đã hèn nhát bắt anh hùng Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân) nạp cho giặc Pháp để đày ông này sang đảo Cayenne – Nam Mỹ năm 1864)

Với 36 năm trị vì Tự Đức đã đưa VN vào ách nô lệ 86 năm của giặc Pháp.
 
Do may mắn riêng của bản thân, vị trí thức này đã đề cao hơi thái quá là chế độ vc "nâng đỡ, động viên người tài" như việc Võ Văn Kiệt (sáu Dân) tặng Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ 1 chai rượu chát ngon...(Với tài năng của Ông N.V.T dưới chế độ VNCH hoặc sống ở nước ngoài, nếu muốn ông có thể có hàng nghìn hoặc nhiều hơn những chai rượu ngon )- đó không phải là đải ngộ. CS nào cũng chủ trương "hồng hơn chuyên", vc lại rập khuôn theo nhận định của Mao Trạch Đông «trí thức không bằng cục phân».
 
Gương cũ, những trí thức yêu nước như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Lương Định Của, Dương Huỳnh Hoa... đã chứng minh điều đó.
 
Nếu VC trọng dụng nhân tài sao không chỉ định Học Giả Nguyễn Hiến Lê phụ trách ngành Giáo Dục mà lại đặt để những tên bất tài như Nguyễn thiện Nhân (người có bằng cấp Đại Học Đức trước khi trường này hoạt động),Phùng xuân Nhạ (người mà hôm 14.11.2016 tuyên bố việc 21 Cô Giáo ở xã Hồng Lĩnh phải đi tiếp khách là chưa có gì trầm trọng và bản thân các Cô Giáo phải tự kiểm điểm lấy bản thân)... làm Bộ Trưởng Giáo Dục, để ngày nay nền Giáo Dục ở VN trở thành vô cùng LẠC HẬU so với thế giới.
 
Đất nước đã thống nhất, nội chiến cũng đã chấm dứt từ 42 năm và chúng ta đang ở thế kỷ thứ 21, nhưng có nơi cô giáo đến trường phải chui vào túi nylon để vượt sông, học sinh vùng xa phải đu dây cáp để đến trường.
 
Trong khi đó thì vô số cán bộ, chức quyền VC giàu sụ với tài sản hàng trăm triệu đô la.
Nếu vc trọng dụng nhân tài sao không chỉ định Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, người từng đoạt giải Khôi Nguyên về Kiến Trúc ở La Mã và nổi tiếng về xây Dinh Độc Lập... đảm trách Bộ Công Chánh, mà lại đưa 14 tên dốt nát như Phạm hồng Hà, Phan thị Mỹ Linh... phụ trách việc kiến thiết, xây dựng với những công trình về cầu đường thật tồi tệ, chưa xây xong đã sụp đổ như cầu Cần Thơ...
 
(Người tài giỏi ở Miền Nam thì nhiều lắm, nhưng sở dĩ tôi chỉ đơn cử 2 trường hợp của học giả NHL và kiến trúc sư NVT vì những vị ấy có giao tiếp thân tình với vị trí thức).
 
Sau 30. 04. 1975 trừ những người may mắn đã thoát được vc sang định cư ở Mỹ, Pháp... và đem tài năng ra phục vụ cho những xứ này, còn vô số người tài giỏi khác phải bỏ mình trong những trại tù cải tạo của vc, hoặc khi được thả ra đã trở nên thân tàn ma dại và chỉ riêng trong lãnh vực Y Khoa chắc chắn có không ít vị từng là Thầy hoặc thượng cấp của Ông như Chuẩn Tướng Quân Y Phạm Hà Thanh, 47 Vị Trung Tá Quân Y từng là Giám Đốc những Quân Y Viện Miền Nam bị đoạ đày ở Trại Tù Sơn La...
 
Muốn xét về một quốc gia, thường chỉ cần nhìn 2 lãnh vực Giáo Dục và Y Tế.
 
Là người xuất thân từ chế độ Cộng Hoà Ông thừa biết, dù trong thời chiến với ngân sách eo hẹp nhưng học sinh từ cấp tiểu học đến đại học công lập đều hoàn toàn miễn phí và không hề có việc tra xét lý lịch - dù là con cháu của người tập kết ra Bắc hoặc làm việc cho kẻ địch và trong nền giáo dục nhân bản đó TRÍ - ĐỨC – THỂ DỤC đều được phát triển cùng lúc, hoàn toàn khác với nền giáo dục lạc hậu của VC chỉ dạy hận thù chém giết, nhồi nhét tà thuyết Mác- Lê vô bổ, hạ nhục các bậc Thầy – Cô (bắt các Cô Giáo đi tiếp khách ở xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, Thầy Giáo với đồng lương chết đói sau giờ dạy học phải đạp xích lô để nuôi gia đình), bày ra trăm thứ thuế để vô số trẻ con nhà nghèo phải bỏ học để bương chải kiếm sống như bán vé số, đánh giày, ăn xin... bỏ môn lịch sử, cưỡng bách học chữ Hán để sẳn sàng làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp giặc Tàu.
 
Với 42 năm cho miền Nam và 63 năm cho cả nước, nền Giáo Dục của vc chỉ đào tạo được 24.000 tiến sĩ dỏm không chế được một con vít, còn thanh niên nam nữ thì mất định hướng tương lai, không còn ý chí đấu tranh cho tổ quốc mà chỉ biết vùi đầu vào sự ăn chơi, hưởng thụ hay tìm mọi cách thoát VN bằng phong trào «giáo dục tỵ nạn» hay xin được đi làm nô lệ lao động hoặc cay đắng lấy chồng nước ngoài (chính tên Bí Thư Xã Uỷ Nha Mân – Sa Đéc thở than là 60–70% gái Nha Mân - gái đẹp nổi tiếng của Miền Nam – đã đi lấy chồng nước ngoài).
 
Về lãnh vực Y Tế thì ai ở miền Nam cũng đều biết, trước 1975 dù ngân quỷ quốc gia hạn hẹp lại phải ưu tiên cho nhu cầu chiến tranh, nhưng y tế công hoàn toàn miễn phí đối với mọi người không phân biệt đối tượng, thậm chí tù binh hoặc thương binh VC cũng đều được chữa trị.
 
Trong khi sau 30.04.1975 thì VC vứt tất cả Thương Bệnh binh VNCH ra khỏi các Quân Y Viện, cướp hết thuốc men ở miền Nam chở về Bắc, dân chúng bị bệnh thì dù bệnh gì muốn được điều trị đều phải qua "thủ tục đầu tiên" (nói lái), đó là chưa kể những quy định quái gở ( như trường hợp phải cấp cứu thì được ưu tiên chót -số 7), tù cải tạo thì vô số trường hợp bị chết vì bệnh mà không được cấp thuốc, ngoài ra thuốc dỏm và thầy thuốc dỏm thì tràn lan dưới thời VC.
 
Do chủ trương hồng hơn chuyên nên đa số y – Bác Sĩ của VC học qua quýt tại chức, không có trình độ, khả năng nhưng vẫn được chỉ định hay mua chức như trường hợp tên Y Sĩ VC ở trại tù Sơn La trình độ chưa bằng Y Tá của miền Nam nhưng dám lên lớp 47 Vị Trung Tá Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ VNCH thứ thiệt ở trại tù Sơn La.
 
Chế độ VC thường khoe khoang có nhiều «Bệnh Viện 5 sao» (nghe giống như tiêu chuẩn của khách sạn quá), nhưng để làm gì, trong khi người dân khi bị bệnh ngoài việc không đủ khả năng trả bệnh phí quá đắt đỏ còn phải chịu trăm điều cay đắng của nền y tế lạc hậu và vô cùng rắc rối.

Riêng trong lãnh vực ung thư mà vị trí thức tỏ ra rất lạc quan (qua sách viết và qua những lần được báo, đài nhà nước phỏng vấn) thì có đáng để lạc quan không khi hàng năm ở VN có thêm hơn 200.000 trường hợp vướng ung thư và mỗi ngày có 315 người chết vì bệnh này.

 
Vị trí thức, nhiều may mắn về gia cảnh, có kiến thức sâu rộng nhờ tiếp thu những tinh hoa Âu – Á qua sách vở, thông minh, có tinh thần cầu tiến nên thời đi học đã là học sinh giỏi, cá biệt lại được chế độ VC trọng dụng, nhiều lần Ông còn được đi dự đại hội Y Khoa TG về ung thư vì Ông có tài, thạo ngoại ngữ trong khi VC dốt lại chỉ ma dê in, clv, clmv như Nguyễn Xuân Phúc hoặc Nguyễn Tấn Dũng.
 
Việc Từ Thứ quy Tào năm 208 do hoàn cảnh (hư cấu của La Quán Trung) không ai trách vì hàng Tào nhưng Ông không làm gì cho Tào, còn vị trí thức cộng tác đắc lực cho chế độ VC thì chắc cũng do hoàn cảnh. Tôi không dám có những nhận định như Ông Phan Văn Trị vì nghĩ rằng "không chỉ ai cầm súng chống giặc mới là yêu nước, mà bất luận ai làm hết chức năng của mình trong bất cứ ngành nghề nào cũng là yêu nước".
 
Tôi cũng rất tin qua tâm sự của Ông «phải trong tâm bão mới biết mình có vững hay không».
 
Ông đã viết sách trình bày những kinh nghiệm chuyên môn cho hậu thế, đào tạo nhân tài cho thế hệ mai sau và sống theo «Đạo của người quân tử»… Ông thật giỏi, nhưng có lẽ do quá thành đạt trong cuộc sống nên Ông cũng đã quá lạc quan và nhìn đời quá hồng.
 
Sở dĩ tôi có những điều trình bày vụng về trên vì như Khổng Tử nói "biết sự thật mà không nói là bất nhân", tôi tuy dốt về Nho Học, nhưng không muốn làm người bất nhân. Tôi chỉ sợ là dưới chế độ VC mọi sự thật đều bị bóp méo, thông tin thì bị bưng bít, nay mai những ai sống dưới chế độ Cộng Hoà ở lứa tuổi 1930 – 1940 -1950 đều giả từ cỏi thế thì việc VC tàn hại đất nước nhưng được đánh tráo là trọng dụng nhân tài, người ta sẽ tưởng là THẬT.
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét