Sài Gòn hôm nay
Tôi và HH chuẩn bị hành trang về thăm lại quê hương lần nầy đã không còn háo hức như trước. Háo hức như những cháu bé mẫu giáo chờ đợi được gặp cha mẹ sau giờ tan trường, hay được ôm chầm người thân trong giây phút trùng phùng! Lần nầy, từ khi đặt chân lên máy bay dường như đã thấm đẫm nỗi đau buồn! Vì nỗi đau buồn nên đi mà không muốn đến! Trạng thái dùng dằng thật sự không lạ, vì chúng tôi biết chuyến về chỉ là hành trình tìm lại kỷ niệm! Vì nơi chúng tôi đến đã vắng bóng hai người mẹ hiền! Lại thêm một người cha vừa mới qua đời tháng trước! Má tôi, ở Sài Gòn, sẽ không còn đứng đợi sẵn nơi cửa khi taxi trờ tới. Ba tôi, mù không ra đón, cũng vắng câu nói vói từ trên ‘divan’ trong nhà vọng ra: “Tụi con về đó hả?”.
Mới đó, chỉ hơn một năm rưỡi thôi mà bốn cụ chỉ còn lại một! Người còn, đang ở tuổi 95!
Lần về trước, khi ngồi trên máy bay chúng tôi bàn tính nhiều chuyện lỉnh kỉnh, sắp xếp như thế nào để dành được thời gian tối đa bên các cụ vì hai gia đình cách nhau cả 300 cây số, được bên nầy mất bên kia. Chưa bao giờ chúng tôi có ý nghĩ là về VN du lịch (cho dù chỉ cưỡi ngựa xem hoa) vì lòng dạ nào trong khi có hàng triệu đồng bào đang oằn mình gánh chịu nỗi đọa đày cùng cực dưới một chế độ bất nhân! Nên lần nầy, mỗi đứa cứ thừ người theo đuổi suy nghĩ riêng: Đi mà không muốn đến!
Buôn gánh bán bưng thời hiện đại trên đường phố Sài Gòn
Phi trường Tân Sơn Nhứt, cửa vào
Khu vực nhập cảnh như rộng thênh thang, có lẽ vì chỉ duy nhất chuyến bay của chúng tôi đến vào giờ nầy? Điều đập ngay vào mắt là tấm biển chữ đỏ khá lớn “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” được treo trang trọng tại cổng trình giấy tờ! Đây là nơi đã từng xảy ra đủ kiểu hoạnh họe vòi tiền, với cách hành xử thô lỗ của nhân viên hải quan đã làm xấu bộ mặt đất nước! Bây giờ trưng ra tấm biển nầy hẳn là để quảng cáo về sự đổi thay, đang do đoàn viên đảm trách, họ sẽ là những đảng viên lãnh đạo đất nước trong tương lai của đảng CSVN!
Trong khi chờ đợi đến lượt mình, có cơ hội quan sát, khung cảnh chung nơi cửa vào đã có tiến bộ! Những thanh niên ngồi trong các quầy kiếng trong suốt đón nhận visa, passport như rất minh bạch! Chỉ có một điều lạ là tất cả họ đều cùng một kiểu cách: Lạnh lùng! Không thấy một cử chỉ thân mật, tự nhiên hay một nụ cười! Họ giống nhau, cứng nhắc như những hình nộm! Cỗ máy chế độ thoạt nhìn thì có vẻ đang thay da đổi thịt nhưng cốt lõi vẫn còn nguyên. Chính cái cốt lõi đó đang tiếp tục khuôn đúc ra mặt mũi cán bộ mới. Loại mặt mũi rất tiêu biểu của cán bộ cộng sản và chỉ có trong chế độ cộng sản!
Tôi đã lang thang bằng xe ôm khắp Sài-Gòn-hôm-nay. Dùng chữ ‘Sài-Gòn-hôm-nay’ chỉ để nói đến sự khác biệt với Sài Gòn thanh lịch ngày trước, thay vì dùng tên hành chánh là Tp HCM. Một cái tên mà khi tiếp xúc không nghe bất cứ một ai nhắc đến và, đặc biệt là người miền Nam, thì không muốn nghe! Việc áp đặt đổi tên thành phố tự nó đã nói lên sự xa lạ giữa người dân với người cai trị. Sống trong một thành phố mà cư dân ngại ngùng khi gọi tên thành phố mình đang ở thì làm sao họ có tình cảm gắn bó? Như cuộc hôn nhân bị cưỡng bức thì làm sao có hạnh phúc? Nên, một ngày nào đó khi người dân được làm chủ, cái tên Sài Gòn thân thương nhứt định sẽ được phục hồi!
Khắp nơi, từ Chợ Lớn, Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Thiêm đến cầu Rạch Sỏi và các vùng ngoại ô, những vùng trước kia toàn ruộng nước, hiện đã là thành phố. Nhà cửa ken kín 100%, không còn bất cứ dấu vết cũ nào! Đi bất cứ đâu cũng thấy xe và người nhung nhúc. Khi băng ngang qua đường, hồi hộp nhìn dòng xe chạy nhanh vun vút đang lao thẳng đến mình như tai nạn sắp xảy ra, nhưng khi đến gần sát thì lạng lách vòng quanh rất uyển chuyển, nhịp nhàng, cho cảm tưởng một đàn cá ào đến, tản ra, rồi cuộn lại!
Tòa nhà trước kia là Giáo Hoàng Học Viện đã bị chính quyền cs tịch thu.
Nhà Bè
Xuống Nhà Bè thì dòng chữ Hoàng Anh Gia Lai đỏ khổng lồ trên mái các chung cư, nổi bật trên nền trời, đập ngay vào mắt! Hình như cả khu vực đều thuộc về tay đại gia nầy, một đại gia mà mới đây đã bị một tập đoàn tài chánh lớn của Anh Quốc lên án là có ‘thành tích’ về hủy hoại môi trường và bóc lột đồng bào thiểu số ở Tây nguyên. Trầm trọng hơn là hoành hành ở trên đất Lào!
Nhà Bè có rất nhiều chung cư xây cất đang dở dang, bị bỏ phế! Đường đi cũng như đất trống chung quanh chung cư (dù là ‘đất vàng’ theo cách nói của người trong nước!) thì lồi lõm, ổ gà ổ voi, cây cỏ um tùm! Chỉ thoáng qua cũng có thể biết ngay là tình trạng bất động sản đang trong thời kỳ giẫy chết!
Một khu Đất và nhà của dân ở Sài Gòn bị giải tỏa, nay bỏ mặc cỏ mọc.
Thủ Thiêm
Chui qua hầm cầu Thủ Thiêm do Nhật trực tiếp xây cất, mà báo chí VN ca ngợi là ‘hoành tráng’ nhất Đông Nam Á, cũng không cho cảm tưởng gì đặc biệt! Chỉ có đường phía bên Thủ Thiêm rộng thênh thang nhưng rất vắng xe. Gần cổng trả lệ phí (pay toll) trước khi vào đường hầm vô thành phố, đất hai bên còn bỏ hoang, rộng mênh mông! Đứng ở đây nhìn về Sài Gòn, lố nhố nhà cao và mù đục bụi khói. Chắc chắn nơi đây sẽ mọc lên một thành phố có tên là Khu đô thị mới Thủ Thiêm, còn đất trống trước mắt là do cưỡng chế và người dân đã bị đuổi đi tứ tán!
Bình Chánh
Quận ngoại thành này thì đầy ắp các hãng xưởng mang tên rất Tàu, đường sá còn mới, khá rộng, thông thoáng nhưng vắng người mà theo lẽ phải rất nhộn nhịp công nhân! Dù đang gần giữa trưa nhưng các bãi đỗ xe vẫn trống trơn, im ắng! Chỉ khi qua khỏi khu hãng xưởng, đường hẹp trở lại, với cỏ dại hai bên mới thấy hơi hướm chút vùng quê êm ả ngày trước của miền Nam còn sót lại!
Mấy ngày làm quen với nắng, nóng, gió bụi và ngột ngạt ở Sài Gòn nhưng tôi vẫn chưa thể đội nón bảo hiểm bình thường, bịt kín mũi miệng khi ngồi sau xe ôm! Cứ lâu lâu lại phải gỡ mạng che mặt mũi và mũ ra để thở… Không hiểu tại sao cứ có cảm giác mình như một chú heo đang bị rọ mõm, và xe thì đang chở đến… lò mổ (?)
Hành trình Đà Lạt
Kẹt công việc phải ở lại Sài Gòn thêm vài bữa nên tôi đưa HH ra bến xe đi Đà Lạt trước, vì cô nàng nóng lòng gặp ông cụ. “Chị đi xe giường nằm hay ngồi” đứa em hỏi. “Ngồi, để nhìn quang cảnh” tôi trả lời thay. Em tôi lo HH bị mệt nên gợi ý: “Nằm cho khỏe, sợ chị chưa quen” Quả tình chúng tôi cũng chưa biết xe giường nằm 2 tầng nó ra sao! Đang ngồi chờ đến giờ khởi hành thì chiếc loại giường nằm đến tài. Khách sắp hàng tại cửa để lên xe, mỗi người đều khom người… cởi giày dép! Thấy lạ, tôi đến gần quan sát. Mỗi người đều lấy một bọc plastic nhà xe để cạnh đó, bỏ giày dép cá nhân vào, xách lên theo vì trên xe đã có dép riêng, để giữ vệ sinh! Không hiểu khi đến trạm nghỉ khách có phải mang lại giày dép của riêng mình xuống xe, rồi lại cởi ra bỏ vô bọc khi lên đi tiếp? Nếu thế thì quả là phiền phức!
Đến lượt tôi đi, vì muốn quan sát sinh hoạt dọc đường, tôi dặn đứa em mua vé hàng ghế đầu. Em tôi đưa lên xe, chỉ chỗ. “Anh ngồi đây, khi xe chạy được một lúc thì có người đến thu tiền”. Chỗ ngồi thật vừa ý, ở gần ngay cửa lên xuống, rất tiện. Phía trước đã thoáng lại không bị cản tầm nhìn! Khách vừa lên ngồi bên cạnh là một cháu gái khá xinh, tuổi cỡ 25 - 27, trên vai là cái túi loại đựng sách vở học trò, trĩu nặng, thêm một xách tay nhỏ coi bộ cũng rất nặng. Tôi phụ sắp xếp cho gọn rồi bắt chuyện khá dễ dàng. Cô gái tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, đang có việc làm tốt! Cô giải thích với tôi, Đại học Bách Khoa bây giờ là Đại học Phú Thọ cũ! Tôi khen Đại học Phú Thọ là nơi đào tạo thành phần ưu tú của miền Nam trước kia. Cho dù biến cố 1975 cô chưa ra đời nhưng qua trao đổi tôi có cảm tưởng như trong cô vẫn hoài niệm xã hội thời đó, một xã hội mà cô hoàn toàn không hề biết, điều nầy khá lạ! “Nghe nói vô được đại học rất khó nhưng khi tốt nghiệp tìm việc cũng không dễ chút nào nên mới xảy ra chuyện đa số đều không làm đúng với ngành nghề chuyên môn đã học. Riêng cháu tìm việc có dễ không” “Cháu thấy cũng dễ. Còn thất nghiệp hay làm không đúng chuyên môn thì rất nhiều!” “Như vậy liệu đây có phải là sự phí phạm tài năng hay có lý do nào khác” “Cháu nghĩ tốt nghiệp là một chuyện nhưng thực sự có khả năng để làm việc hay không là chuyện khác! Người thực sự có khả năng thì tìm việc cũng dễ” “Vậy, theo cháu lỗi là do phương pháp đào tạo không đạt tiêu chuẩn” “Vì thế bây giờ báo chí đang sôi nổi nói về cải tổ giáo dục nhưng cứ nghe hoài…” “Cháu mất niềm tin…” “Đâu phải chỉ mình cháu…” “Cháu có nghĩ đấy là sự lãng phí tiền của trầm trọng không. Nước đã nghèo mà tốn kém đầu tư cho một học sinh từ lúc mới bắt đầu cho đến khi tốt nghiệp đại học đâu phải là ít, mà tốt nghiệp xong lại chẳng biết làm gì” “Cháu chưa nghĩ đến, vì chuyện quá lớn” Tôi xoay qua đề tài khác. “Cháu có nghĩ là người dân đang bất mãn với chế độ nhiều lắm không” Có chút phân vân “Cháu không biết” “Cháu ngại nói về chính trị” “Cháu không biết chính trị” Cười. Tôi cũng cười, “Ừ, thôi thì đến chuyện văn hóa, xã hội! Cháu thích ca sĩ nào nhất” “Mỹ Tâm” rồi tiếp “nhưng Mỹ Tâm trước kia, chứ Mỹ Tâm bây giờ thì quá chuyên nghiệp nên mức độ thể hiện sự truyền cảm không còn là những xúc động chân thực nữa” “Còn cái anh chàng đầu xanh đầu đỏ ưa tạo scandal” (vì không nhớ kịp tên Đàm Vĩnh Hưng) “Ô… ông đó… cháu không thích!” “Còn nhiều nữa, Trịnh… Khánh Ly, Ánh Tuyết…” “Cháu thích nhạc Trịnh” “Còn tác giả nào nữa, về thơ, văn, blogs, bloggers…” “Cháu cũng ít biết” “Thôi thì chuyện khác” tôi cười. Cô gái cũng cười, nụ cười rất dễ thương. Chúng tôi ‘high-five’!
Hồ và đập Suối Vàng
Gần đến trạm của hãng xe ở thành phố Bảo Lộc, cô gái xuống. Tôi vói bắt tay “Chúc cháu hạnh phúc!” Hôm đó là Thứ Năm mà Thứ Bảy thì cô lên xe hoa nên 2 túi hành lý mới nặng trĩu. Gia đình chú rể từ Nha Trang đã lên trước, đang đón đợi.
Xe đến trạm, tôi xuống. Hành trình tiếp là vào Tân Rai, Lộc Thắng, Lộc Ngãi, nơi gia đình đứa em họ đã đi kinh tế mới hơn 35 năm trước, hiện vẫn đang bám trụ, cũng là nơi mà báo chí thường nói về boxit. Tôi chỉ có mấy tiếng đồng hồ vào thăm chớp nhoáng, rồi quay ra đi tiếp lên Đà Lạt.
Hồ và đập Suối Vàng
Tân Rai, Lộc Ngãi
Khi tôi ra tù, khu kinh tế mới Lộc Ngãi, Tân Rai còn rừng rú hoang sơ, đường đèo đất đỏ quanh co khúc khuỷu. Nắng, bụi mù; mưa bùn nhão đến mắt cá chân. Đi xe đạp thì vô phương, vì bùn quện cứng bánh, dắt cũng không được. Lúc đó tại địa phương không ai có xe gắn máy. Ấy thế mà (cũng dân đi kinh tế mới với nhau) gọi ‘xóm 8 là xóm nhà giàu’. Lý do dân trong xóm là ‘dân ở Sài Gòn lên’, dù nhà cửa của họ cũng chắp vá ọp ẹp. Bây giờ tất cả là nhà xây, có khá nhiều mái ngói, đường tráng nhựa, cảnh quạnh vắng hoang sơ ban đầu không còn nữa. Những ‘người xóm 8’ cũ hầu như không còn mấy ai. Cực khổ khiến họ quay về lại Sài Gòn sống lây lất, chỉ những người cùng đường mới bám trụ. Gia đình em họ tôi thuộc trong số đó!
Nhìn bữa đãi tôi được dọn dưới nền, một con gà luộc, một soong cháo loãng, chén đũa mộc mạc cho mười mấy người cả lớn bé còm cõi chung vui… tự nó đã nói lên tất cả ‘thành quả’ hơn 35 năm cật lực gầy dựng! Vườn cà phê cỗi, chết, máy bơm nước hư không có tiền sửa, cà phê lại rớt giá… nên chỉ còn một cách là cấy ghép loại khác, hoặc phá đi trồng thứ khác nhưng không có vốn! Sức của đứa em, một thời thuộc loại khỏe và lao động giỏi nhất xóm, bây giờ gần tuổi 60, giống như cái máy bơm han rỉ. Cạn kiệt và bất lực! Câu nói chậm rãi, chỉ vừa đủ nghe của đứa em “sống ở đây chết thì không chết nhưng nói sống cho ra sống thì vô phương”!
Chia tay có chút bùi ngùi nhưng tôi thở phào nhẹ nhõm. HH đã từng ở đây trong suốt thời gian tôi đi tù, vì nghe lời nhà nước tuyên truyền “đi kinh tế mới chồng sẽ được cho về sớm”!
Quày ra Bảo Lộc đón xe, tiếp tục hành trình lên Đà Lạt, nắng đã vàng vọt với không khí se lạnh, một nỗi bâng khuâng kéo về. Có chút xót xa, người VN thật bất hạnh khi phải tin và làm theo sự hướng dẫn của một chế độ mù mà ngay từ khởi đầu đã láo!
Khi tôi ra tù, khu kinh tế mới Lộc Ngãi, Tân Rai còn rừng rú hoang sơ, đường đèo đất đỏ quanh co khúc khuỷu. Nắng, bụi mù; mưa bùn nhão đến mắt cá chân. Đi xe đạp thì vô phương, vì bùn quện cứng bánh, dắt cũng không được. Lúc đó tại địa phương không ai có xe gắn máy. Ấy thế mà (cũng dân đi kinh tế mới với nhau) gọi ‘xóm 8 là xóm nhà giàu’. Lý do dân trong xóm là ‘dân ở Sài Gòn lên’, dù nhà cửa của họ cũng chắp vá ọp ẹp. Bây giờ tất cả là nhà xây, có khá nhiều mái ngói, đường tráng nhựa, cảnh quạnh vắng hoang sơ ban đầu không còn nữa. Những ‘người xóm 8’ cũ hầu như không còn mấy ai. Cực khổ khiến họ quay về lại Sài Gòn sống lây lất, chỉ những người cùng đường mới bám trụ. Gia đình em họ tôi thuộc trong số đó!
Nhìn bữa đãi tôi được dọn dưới nền, một con gà luộc, một soong cháo loãng, chén đũa mộc mạc cho mười mấy người cả lớn bé còm cõi chung vui… tự nó đã nói lên tất cả ‘thành quả’ hơn 35 năm cật lực gầy dựng! Vườn cà phê cỗi, chết, máy bơm nước hư không có tiền sửa, cà phê lại rớt giá… nên chỉ còn một cách là cấy ghép loại khác, hoặc phá đi trồng thứ khác nhưng không có vốn! Sức của đứa em, một thời thuộc loại khỏe và lao động giỏi nhất xóm, bây giờ gần tuổi 60, giống như cái máy bơm han rỉ. Cạn kiệt và bất lực! Câu nói chậm rãi, chỉ vừa đủ nghe của đứa em “sống ở đây chết thì không chết nhưng nói sống cho ra sống thì vô phương”!
Chia tay có chút bùi ngùi nhưng tôi thở phào nhẹ nhõm. HH đã từng ở đây trong suốt thời gian tôi đi tù, vì nghe lời nhà nước tuyên truyền “đi kinh tế mới chồng sẽ được cho về sớm”!
Quày ra Bảo Lộc đón xe, tiếp tục hành trình lên Đà Lạt, nắng đã vàng vọt với không khí se lạnh, một nỗi bâng khuâng kéo về. Có chút xót xa, người VN thật bất hạnh khi phải tin và làm theo sự hướng dẫn của một chế độ mù mà ngay từ khởi đầu đã láo!
Bữa cơm đạm bạc đãi khách
Suối Vàng - Lạc Dương
Tự hẹn sẽ thăm lại Suối Vàng nên dù có mệt tôi vẫn đi. Đà Lạt - Suối Vàng 18 km, mà toàn là đường rừng heo hút! Trước năm 1975 không mấy ai dám đi vì ngại ‘gặp mấy ổng’ đón đường thì… ‘bỏ mạng sa trường’ lãng xẹt là cái chắc! Nhưng cái tên Suối Vàng vẫn thừa quyến rũ để ‘liều mạng’, tôi giong ruổi được hai lần! Tôi mê cái yên tĩnh được thả bộ trên con đường vòng rợp bóng thông xanh, mùa Noel còn điểm thêm Mai Anh Đào thật tuyệt. Vì Mai Anh Đào ở Suối Vàng lớn và màu đậm hơn hẳn ở Đà Lạt! Đập thủy điện Ankroet là một hấp dẫn khác. Cho nên Suối Vàng ngày xưa là hình ảnh của cô nhân tình tuổi học trò, mãi mãi đẹp trong kỷ niệm! Còn bây giờ, hơn 40 năm gặp lại, là hình ảnh của một bà lão bị lãng quên đến tiều tụy! Xuân sắc một thời đã bị vùi dập. Thông còn đó, vẫn xanh, nhưng hồ nước biếc bây giờ đậm rêu phủ. Con đập vắt ngang khô đến nứt nẻ. Không còn dòng nước chảy thì chiếc khăn lụa quàng mơ màng, chảy qua đập, trải xuống suối, len lỏi ôm ấp từng phiến đá đã mất! Suối khô đến không còn một giọt nước! Và mặt hồ đã thấp hơn mặt đập ít nhất cũng gần 2 mét! Như vậy thì nhà máy thủy điện chắc đang là một đống sắt han rỉ! Đi vào sâu hơn, Suối Bạc đang là ao nước tù, rêu phủ xanh um. Đứng nhìn, có cảm tưởng như không có cá hay thủy vật! Quang cảnh quạnh vắng, không một bóng chim bói cá, không một quẫy sóng nhẹ! Tất cả, tất cả thật tĩnh mịch!
Quay ra, tôi để ý đến một nhà hàng trang trí khá đẹp, hình tượng một ‘quái vật’ bằng rễ cây khá đồ sộ, lạ mắt được đặt trang trọng ngay cửa chính nhưng vắng ngắt, không một bóng người! Có lẽ hôm tôi đến vừa qua mùa lễ vì dấu vết những túi nylon vứt bừa bãi dọc mé nước ven hồ vẫn còn đầy rẫy?
Đến hôm sau, khi vào thăm khu du lịch Tuyền Lâm tôi mới vỡ lẽ vì sao Suối Vàng bị phụ bạc!
Trên đường về, ghé Lạc Dương. Trước kia Lạc Dương là một quận lỵ nghèo nhất, hẻo lánh nhất. Gần Chi khu Lạc Dương có xã Lát, một xã của người K’ Ho. Tôi đã từng quan sát đời sống sinh hoạt còn giữ đúng tính đặc thù của làng bản người Thượng cao nguyên 100%. Ở đó là nhà sàn ám khói đen đủi với đủ cả loại mùi, phân trâu bò, heo, gà vịt… Là người cà răng, đóng khố, vành môi thâm tím trễ xuống, bập bập ống vố bằng nứa với những chiếc gùi trĩu nặng sau lưng, hay thiếu nữ ‘hớ hênh’ đến ‘dính mắt’! Lạc Dương bây giờ cũng bê tông cốt sắt, nhà cửa, quán xá hai bên đường không khác thành phố! Xe và người cũng mạng che kín mặt mũi, khá nhộn nhịp. Những ngọn đồi lơ thơ mấy cụm thông thơ mộng, với đôi chú ngựa gặm cỏ lẻ loi nổi trên nền trời bình yên trước kia, nay không còn nữa. Những ngọn đồi đó bây giờ đang lỗ chỗ vết đào xới nham nhở, nhà plastic trồng hoa trùm kín khắp, màu đất bazan đỏ ửng…
Phong cảnh thiên nhiên đã chết!
Bãi rác khổng lồ nằm ven đường đèo từ D’Ran đi về Đà Lạt bốc mùi hôi thối nhiều năm.
Về hướng xã Lát, ở nơi chân núi có một khe suối nhỏ mà trong một lần picnic, chúng tôi đã lãng mạn đặt tên là Suối Mây, vì lúc đó cũng đã gần trưa mà mây vẫn còn ôm ấp, rất đẹp. Anh xe ôm chỉ ngọn núi “núi truyền tin” trước kia đó… anh còn nhớ không?”
Không, tất cả chỉ còn trong kỷ niệm!
Viện Đại học Đà Lạt Giáo Hoàng học viện
Tôi lớ ngớ đứng trước cổng viện Đại Học xưa của Đà Lạt chụp mấy tấm ảnh. Viện Đại Học chiếm một vị trí rất đẹp và, đặc biệt, là lối kiến trúc rất quý trọng phong cảnh tự nhiên, bây giờ đã khác. Có phải vì phát triển dân số, sinh viên quá đông nên trường phải xây cất thêm tràn ra cả cổng chính? Từ một kiến trúc bề thế đã biến thành tạp nhạp! Tầm nhìn hút mắt từ cổng ra Đồi Cù đã bị hàng rào kẽm chắn ngang, là hàng rào của sân golf bao bọc nguyên cả Đồi Cù, mà các ông bà lãnh đạo thành phố đã nhượng cho Đài Loan làm lãnh địa riêng!
Từ Viện Đại học Đà Lạt chạy xuống Hồ Xuân Hương tôi tạt vào Cung Thiếu nhi Thành phố. Vào bên trong, ngay phía tay phải, nhiều loa cột tạm bợ trên lưng chừng những cây thông nhỏ, đang inh ỏi tiếng hát, tiếng vỗ nhịp… và có khoảng 30 - 40 các em nhỏ chia làm nhiều nhóm, cùng sinh hoạt với các thầy cô dạy trẻ! Thường, khi nghe tiếng trẻ em hát là phút giây đẹp nhất, như được nghe tiếng chim hót, nhưng cảm giác của tôi lúc đó trái ngược! Cứ nao nao! Tại đây, trước kia là nơi rất trang nghiêm đến tĩnh lặng. Là Giáo Hoàng học viện! Nhìn qua phía trái lối vào, cái bồn khá lớn, hình tròn, có vòi phun nhưng không một giọt nước. Các cổng sắt trơ ra, đáy hồ đầy rác và đất, vườn hoa nhỏ đó với vài ghế đá để ngồi tĩnh nguyện bị bỏ hoang. Vào sâu hơn, qua khỏi các nhóm trẻ đang sinh hoạt, một dãy nhà trắng đồ sộ nằm ngang, như không được sơn sửa, nhưng vẫn còn rất bề thế với các ô cửa màu xám nhạt trên lầu. Hai lá cờ đỏ khá lớn đang rũ xuống giữa tòa nhà và cái sân rộng vắng người. Toàn cảnh thật nhếch nhác. Tôi đưa máy chụp. Một nhân viên áo sơ mi trắng, quần xanh từ trong đó bước ra, đi về phía tôi có vẻ hơi vội. Không muốn rắc rối, làm như vô tình, tôi quay ra cổng lên xe ôm! Sau đó, người quen cho biết thì ‘hình như’ đã có cuộc mặc cả qua rất nhiều giai đoạn nhưng cuối cùng Vatican phải chấp nhận để nhà nước VN chiếm đoạt học viện, đổi lại là phải nhận một miếng đất nào đó ở ‘cây số 6’, nghĩa là ‘di tản’ ra vùng ngoại ô!
Tôi cứ lấn cấn, nguyên cả một Đồi Cù tuyệt đẹp, là trái tim của thành phố thì đem sang nhượng cho nước ngoài, còn một địa danh tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn lại quyết sang đoạt! Nhà nước đã bất chấp thể diện mà chỉ muốn từng bước thực hiện cho bằng được toan tính loại dần ảnh hưởng của một tôn giáo lớn ra khỏi cộng đồng dân tộc thì liệu kết quả về lâu về dài sẽ ra sao? Tôn giáo là cột trụ để gìn giữ nền tảng đạo đức văn hóa xã hội mà bị gạt bỏ để thay thế bằng đủ thứ ‘tôn giáo’ quốc doanh, chỉ để phục vụ nhất thời cho chế độ, mà là thứ chế độ man rợ đã bị nhân loại ném vào sọt rác lịch sử, thì tương lai người Việt, văn hoá Việt sẽ về đâu?
Khu Hòa Bình - Cà phê Tùng
Phố vòng quanh khu Hòa Bình thay đổi hoàn toàn. Lạ, mới, trang trí hiện đại, đẹp mắt nhưng hội trường Hòa Bình và các kiosk chung quanh không thay đổi. Không thay đổi mà còn xập xệ! Ngày trước những kiosk nầy đẹp, trưng bày lộng lẫy và sang trọng hơn hẳn những dãy phố. Hội trường cũ còn nguyên, với người xa về, là một may mắn! Vì nó trở thành một biểu tượng, một chứng tích cuối cùng của một giai đoạn đất nước tại Đà Lạt. Tôi nhớ rõ ngày đó câu nói “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” rất lớn, không phải căng ngang giữa những hàng cột bên dưới mà là trên mái, có thể nhìn thấy từ rất xa! 39 năm đã qua, đã xác nhận câu nói đó là chính xác. Bây giờ thì “Nước Cộng Hòa XHCNVN muôn năm” có kèm cả quốc huy CS thay vào đó mà chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, chính lãnh đạo thành phố sẽ ra lệnh đập bỏ! Hai chữ ‘muôn năm’ thì mỉa mai hơn, thế giới đã trả lời từ năm 1989 tại Đông Âu!
Phố vòng quanh khu Hòa Bình thay đổi hoàn toàn. Lạ, mới, trang trí hiện đại, đẹp mắt nhưng hội trường Hòa Bình và các kiosk chung quanh không thay đổi. Không thay đổi mà còn xập xệ! Ngày trước những kiosk nầy đẹp, trưng bày lộng lẫy và sang trọng hơn hẳn những dãy phố. Hội trường cũ còn nguyên, với người xa về, là một may mắn! Vì nó trở thành một biểu tượng, một chứng tích cuối cùng của một giai đoạn đất nước tại Đà Lạt. Tôi nhớ rõ ngày đó câu nói “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” rất lớn, không phải căng ngang giữa những hàng cột bên dưới mà là trên mái, có thể nhìn thấy từ rất xa! 39 năm đã qua, đã xác nhận câu nói đó là chính xác. Bây giờ thì “Nước Cộng Hòa XHCNVN muôn năm” có kèm cả quốc huy CS thay vào đó mà chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, chính lãnh đạo thành phố sẽ ra lệnh đập bỏ! Hai chữ ‘muôn năm’ thì mỉa mai hơn, thế giới đã trả lời từ năm 1989 tại Đông Âu!
Cà phê Tùng
Bà Huyện Thanh Quan đã khóc một cố đô Thăng Long hoang phế, bây giờ những câu thơ nao lòng đó đang sống lại! “Nghìn năm gương cũ soi kim cổ. Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”!
Hồi trước, loanh quanh khu Hòa Bình một đỗi thì thế nào cũng ghé Mê Kông hay cà phê Tùng. Ngồi Mê Kông có cửa kiếng trong suốt không bị ảnh hưởng tiếng động bên ngoài, lại có tầm nhìn thoáng nên mọi chuyện cứ cà kê dê ngỗng thoải mái. Đôi khi chỉ một bóng hồng ngang qua cũng là đề tài hấp dẫn, vì Đà Lạt vốn nhỏ nên dễ biết nhau và có rất nhiều đề tài dành cho giới thanh lịch ưa theo dõi thời sự! Đôi khi có hẹn hoặc tìm một ai đó thì nhìn qua cửa kiếng cũng thấy. Cà phê Tùng khác hơn. Ánh sáng và trang trí ấm hơn, tối hơn, nên có vẻ trang trọng hơn nhưng tầm nhìn thì bị giới hạn, vì ngay trước cửa là hông của một dãy nhà dài ngăn khu hội trường Hòa Bình với bến xe của thành phố, mà sau lưng dãy nhà nầy là khu cà phê Domino bình dân, nổi tiếng nhất Đà Lạt thời đó! Cho nên hẹn đấu láo thì Mê Kông, còn không gian của tâm sự là Tùng! Bây giờ chỉ còn lại Tùng. Và Tùng bây giờ cũng không phải là Tùng của một thời vang bóng.
Như ngày trước, một mình lội loanh quanh khu Hòa Bình đã mỏi, tôi đẩy cửa bước vô Tùng. Tiệm vắng.Tiệm vốn không rộng nhưng chỉ có hai người khách và yên tĩnh nên có cảm tưởng rộng hơn. Quầy không người, chỉ có chiếc đèn nhỏ với ánh sáng vàng đục. Trên quầy có 2 cái TV mỏng, cỡ 20 inch, một quay ra ngoài, một quay vào phòng phía trong, đang chiếu chương trình Animal Planet nói tiếng Mỹ nhưng không mở lớn. Không có nhạc. Mỗi vách tường một bức tranh cũ. Ánh sáng tối tối và màu sắc tranh cũng tối tối, bàn ghế cũng tối tối. Cái tối của tranh tối tranh sáng, cái tối mờ mờ của tâm sự còn đó! Đợi người chạy bàn cũng lâu. Một cô khoảng 20, mặc bình thường, đến hỏi. Tôi xin phép chụp vài ảnh, cô nói “Dạ được”. Tôi hỏi thức uống. Cô kể vài món. Tôi vào đây không phải để uống “Thôi, cháu cho cái cà phê sữa đá”. Cô hỏi thêm chi tiết gì đó, tôi ừ! Trong thời gian chờ, tôi chụp mấy ảnh rồi đứng lên bước vào phòng trong. Có 4, 5 bạn trẻ ngồi cách khoảng, hình như đang vọc smartphone, iPad thì phải! 2 bức tranh hai bên vách của phòng trong hình như cũng không thay đổi. Trở lại bàn ngồi đợi cũng khá lâu. Ly đá, cà phê phin có sữa sẵn dưới đáy, cái muỗng nhỏ gác hờ trên miệng đĩa với một lọ đường. Ngồi đợi từng giọt. ‘Từng giọt thời gian’ mà tôi đã quên, bây giờ bỗng gặp lại! Tự dưng thấy quán cà phê không có nhạc thế mà hay, vì biết đâu trong 7, 8 người đang hiện diện mỗi người không có một bản nhạc riêng để nghe hay để nhớ? Mà chính bản nhạc từ cõi lòng đó mới đáng trầm tư theo từng giọt thời gian!
Hình như trong quán chỉ có 2 cái TV là lạ. Tùng đang níu lại thời gian. Tôi chợt hỏi, những người muôn năm cũ bi chừ đang ở mô?
Hồ Tuyền Lâm Khu du lịch biệt thự ông Huỳnh Đức Hòa
Người anh từ vùng quê chạy xe lên thăm. Anh là lính cũ. Gặp, chỉ có cái bắt tay, như không có gì để nói. Không nói, vì chẳng biết nói gì, ngôn ngữ lúc nầy bỗng thừa thãi! Nhưng chính cái im lặng lại nói được nhiều hơn ngôn ngữ! Tôi rũ được bụi phong trần, anh còn nguyên. Hốc hác, trẻ tuổi nhưng như già sụm! Anh chở đi lòng vòng mới bắt đầu nói nhưng ngồi sau, đeo mạng bịt mũi, lúng túng với nón bảo hiểm, gió thì vù vù, tai lùng bùng nên tôi chỉ ậm ừ… Ơ hay, lúc cần nói thì im, lúc không thể nghe lại kể! Hình như cánh cổng lòng cũng phải nhờ không gian mở khóa!
Khu du lịch biệt thự ông Huỳnh Đức Hòa
Chạy theo hướng từ viện Pasteur đi Suối Tía để xuống hồ Tuyền Lâm. Lối đi nầy HH đã kể với tôi không biết bao nhiêu lần khi theo mẹ vô rừng, lội suối, hoa bướm lượn theo từng bước chân của cô bé tuổi lên 10, 15! Lúc ra khỏi nhà, cô em còn kéo tay dặn kỹ “Cứ hỏi khu du lịch biệt thự ông Huỳnh Đức Hòa thì mấy ông xe ôm, không ông nào không biết”!
Bỏ lại trung tâm Đà Lạt bê tông cốt sắt phía sau. Đường đi hồ Tuyền Lâm còn khá thiên nhiên. Tôi vẫn mê nhìn từ đường cao xuống nương rẫy, lũng sâu, vì ở đó đôi khi tình cờ bắt gặp được các cô nàng sương, hay mây, lười biếng lờ đờ, thứ lờ đờ của các cô nương quần áo mong manh, ngủ nướng dậy muộn, vươn vai nhìn ra cửa sổ! Đổ dốc quanh co và bóng dáng hồ nước đã ẩn hiện như chiếc gương soi. Đẹp. Chạy chậm, đường ôm theo hồ thật thơ mộng! Càng thơ mộng hơn nhờ vắng khách, vì chúng tôi đến đó đã hơn 3 giờ chiều Chủ Nhật. Nơi miệng đập gặp một số bạn trẻ đang còn níu kéo một ngày vui. Vừa qua khỏi đập là ngã ba. (Tôi đoán) một ngã ra hướng đèo Prenn. Chúng tôi tiếp tục chạy theo ven hồ. Một đỗi khá xa, gặp vài quán nước ghế quay ra hồ, không khách, chủ ngồi bâng quơ. Ngừng lại hỏi câu cô em đã dặn. “Cứ vô tuốt trong đó đến cuối đường, còn khoảng 5, 7 cây nữa”. Đã qua phía bên nầy hồ, nhìn lại bờ bên kia, mặt trời chiều đang chênh chếch nắng, thật đẹp. Bây giờ mới thấy một số biệt thự ẩn hiện bên đó. Thứ biệt thự và phong cảnh rất phương Tây! Vào sâu hơn, một số xe gắn máy để ven đường. Có lẽ một nhóm trẻ nào đó đang còn mê mải cuộc vui trên các đồi cây nhưng không nghe tiếng nói. Hồ hẹp lại, hoặc đang gặp một khúc eo, là nơi tọa lạc của hai resort. Cổng Sacom màu tím thẫm, còn Dalat Edensee thì chữ mạ vàng! Khung cảnh rất tĩnh mịch. Không một bóng người. Cuối đường là một cổng bằng cây rừng thô sơ, chỉ đi bộ, có tấm bảng đề Đá Tiên.
Địa hình Tuyền Lâm khá hùng vĩ và rừng thông còn rộng mênh mông. Những biểu dấu khá rõ là khi đi trên đường đèo Prenn thì sát hai bên đường vẫn còn giữ được vẻ thiên nhiên nhưng nhìn xuống các thung lũng thì xe ủi đất đã hoành hành ngang dọc. Một số biệt thự đã, hoặc đang xây cất dở dang. Vì thế thắng cảnh tự nhiên đã mất tính hoang dã, chỉ giả tạo bề mặt! Do đó, một thời gian không lâu nữa, ‘cô-gái-Đà-Lạt’ sẽ biến thành một loại son phấn đứng dọc đường còn chiều sâu quyến rũ làm say đắm lòng người bị mất trắng!
Những ngày sau nghe thêm vài chuyện khác!
Trước kia nước uống cung cấp cho Đà Lạt từ hồ Tuyền Lâm bị thiếu, nên nhà máy phải sử dụng công suất tối đa vẫn không đủ nhưng tiền chi phí cho việc tiêu thụ nước rẻ. Sau đó ký hợp đồng với hồ Dankia, có điều kiện bắt buộc là thành phố phải mua một số lượng nước rất lớn, đưa đến việc nước dư dùng. Dư dùng nên nhà máy giảm công suất. Giảm công suất là giảm nhân công. Vì chi phí lớn theo hợp đồng mua nước nên người Đà Lạt phải trả cao hơn về giá cước! Gốc rễ của vấn đề, theo giới bình dân cho biết, vì ông Huỳnh Đức Hòa và thân nhân đang có đầu tư trong công ty Dankia!
Anh taxi đưa chúng tôi đi xuống ngã phi trường Liên Khương, tôi có thú vui gợi chuyện dọc đường để biết nhiều tin vỉa hè. Tôi hỏi “anh thấy người VN chống Trung Quốc có đông không” “Đông” “Cỡ bao nhiêu phần trăm” “Cũng đông lắm” “Còn nhà nước có chống không” Anh nhìn tôi, kéo dài thời gian. Tôi tiếp “Nói chuyện liên quan đến chính trị anh sợ phải không” Anh cười cười ‘cầu tài’! Tôi hỏi chuyện khác. “Ông Huỳnh Đức Hòa là chủ tịch tỉnh hay bí thư” “Ổng làm chủ tịch được 2 kỳ (nhiệm kỳ) là 8 năm rồi” “Còn bây giờ” “Mới lên bí thư, chắc thêm 2 kỳ nữa!” “Ổng giỏi nhỉ” “Không biết, nhưng thêm 2 kỳ nữa thì có đến đời cháu chắt ăn cũng không thể nào hết được!” Tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại hồ Tuyền Lâm hôm qua. “Anh có biết tại sao vào hồ Tuyền Lâm hỏi khu du lịch biệt thự ông Huỳnh Đức Hoà thì ai cũng biết” “Ai mà không biết ổng! Người ta còn gọi ổng là Huỳnh Đất Hòa mà!” Tôi gặng “Là Huỳnh Đắc Hòa” “Không, đất là đất đai đó” “Tại sao” “Thì ổng nổi tiếng có nhiều đất mà” “Hưừmm” Anh taxi tiếp “Gọi ổng là Huỳnh Đất Hòa hay đại gia Hòa cũng được”.
Lịch Nhân Quyền
Thêm một lần nữa, anh chị em chúng tôi gom lại trong bữa cơm gia đình với ông cụ trước khi chia tay. Ở tuổi 95 nhưng cụ còn sáng suốt và rất vui. HH và tôi thì cố giấu cảm xúc, ai biết được cơn gió nào bất chợt sẽ thổi vào ngọn đèn 95 năm đang cạn dầu và lụn bấc? Ra phòng khách cụ vói lấy quyển lịch đang treo trên tường, bây giờ chúng tôi mới bắt đầu chú ý. Quyển lịch có tên Lịch Nhân Quyền, với hình bàn tay năm ngón và cũng là hình ảnh cánh chim bồ câu, màu xanh. Cụ giở từng trang và giải thích với HH về những điều luật in trên đó! Nhóm tổ chức tranh đấu cho nhân quyền đã gửi tặng cụ, một ông cụ chân quê đang ở một xó xỉnh rất quê! Tôi mừng! Không mừng sao được? Thì ra các tổ chức tranh đấu đã đi được một bước khá xa! Từ cụ sẽ lan ra đến nhiều người nữa… thì một ngày… vâng, sẽ có một ngày! Mong là ngày đó không còn xa, nhất định thế!
Lịch Nhân Quyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét