Ngủ cho phép não làm sạch chất thải tích lũy trong lúc tỉnh táo do hoạt động thần kinh.
Phát
hiện này, được công bố trên tạp chí Khoa học Mỹ, có thể thúc đẩy sự hiểu biết về
các chức năng sinh học của giấc ngủ và giúp tìm ra phương pháp điều trị chống lại
bệnh thần kinh như Alzheimer, tác giả nghiên cứu là Tiến sĩ tại Khoa Y của
Đại học Rochester, New York.
Để tiến hành công việc làm sạch (chịu trách nhiệmliên quan đến các chức năng thu
hồi của giấc ngủ), não bộ sử dụng một hệ thống duy nhất được gọi là "glymphatique"
hoạt động rất mạnh trong khi bạn ngủ , giúp làm sạch các độc tố chịu trách nhiệm
về bệnh Alzheimer và các rối loạn thần kinh khác.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng không gian ở giữa các tế bào tăng 60 % trong khi ngủ, cho phép các chất thải được thải ra thêm hiệu quả hơn .
Hệ thống bạch huyết giúp loại bỏ chất thải tế bào trong cơ thể, chớ không phải trong não bộ. Não bộ vẫn còn trong trạng thái cô lập, nó được bảo vệ bởi một hệ thống phức tạp của các cửa phân tử kiểm soát ngõ vào và ngõ ra.
CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hầu như tất cả các loài động vật ngủ theo cách nầy hay cách khác (ví dụ như ruồi, cá,…). Nhưng trong thực tế, giấc ngủ có thể gây tử vong khi kẻ thù đang ở gần đó: giấc ngủ phải đáp ứng được chức năng quan trọng cần thiết trong quá trình tiến hóa.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng hệ thống làm sạch não lần đầu tiên nhờ sử dụng công nghệ mới về hình ảnh ở chuột, vì não của chuột có thể so sánh được với não của con người . Cơ chế này được tích hợp vào dòng máu của não, bơm dịch não tủy qua các mô và tống khứ chất thải đã được tinh chế vận chuyển qua máu đến lá gan nơi chúng sẽ được loại bỏ.
Loai
bỏ các độc tố trong não là điều cần thiết vì sự tích tụ của chúng, cũng như các
protein độc hại có thể gây ra bệnh Alzheimer. Theo các nhà nghiên cứu hầu như tất
cả các bệnh thoái hóa thần kinh đều có liên quan đến sự tích tụ chất thải tế
bào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét