khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Anh biết em đi chẳng trở về -- Nhạc sĩ Lê Minh Bằng phổ thơ thi sĩ Thái Can do ca sĩ Thanh Tuyền hát tại khiêu vũ trường Ritz tại quận Cam, Cali, Hoa Kỳ. Đặc biệt là lời bàn về "nhạc sến" cũa bạn Tùng. Mời quí bạn K1 thưởng thức

Mến chào các bạn,

Thường thì người trí thức hay xem thường và không thích nghe nhạc sến ("nghe chịu không nỗi mầy ơi ! cải lương làm sao đó, nghe là nỗi đã gà không chịu được"). J

Mến mời các bạn thưởng thức bản nhạc sến sau đây mà đến ba nhạc sĩ bỏ công góp sức và cảm hứng để viết lên. Đó là nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng (biệt danh : Lê Minh Bằng). Dĩ nhiên nhạc sến nghe là hiểu liền, lời lẽ cũng chân thật, nói ra ngày những suy nghĩ của mình, không phải loại văn vẻ trí thức mà khi nghe quạ không hiểu tác giả muốn nói cái gì hết, toàn là lời lẽ trừu tượng (abstraction).

Xin nêu vài ví dụ sau đây của những bài hát có trình độ :
 
 « Bàn tay năm ngón, em vẫn kiêu sa ... »

Hay là :
 
« Vết lăn vết lăn trầm / Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền ... »


Thật tình mà nói khi nghe quạ những lời văn như thế khó hiểu quá , bàn tay của mọi người đều có năm ngón, mà bàn tay thì có liên quan gì đến sự kiêu sa của người đẹp đây chớ ?

Còn « vết lăn » gì mà lại « trầm » (y như là một âm thanh huyền bí gì đó, mà âm điệu lại trầm xuống, vượt khỏi sự suy nghĩ của cái khối óc nhỏ bé của tôi), vết lăn đó lại hằn trên phiến đá « màu nâu «  tạo cho con người thêm ưu phiền ? J

Tôi thật sự sửng sốt. Các ngài trí thức thật là những người sống trong siêu thực (surréaliste) và có lẽ suy nghĩ về siêu hình (métaphysique).


Bây giờ xin trở về bài nhạc sến "Anh biết em đi chàng trở về".

Nghe lời tựa là biết ngay là cuộc chia ly giữa hai người yêu nhau, hai vợ chồng, hoặc đôi tình nhân khắng khít. Lời bài hát thật là sống động, mộc mạc, đơn giản và đậm nét văn chương Á Châu (ViệtNam) như cảnh trí "Dặm ngàn liễu khuất với sương che ". nói đến bóng dáng một người con gái yếu đuối đơn lẽ, ra đi, làm cho người mình yêu ở lại phải khóc quá nhiều nước mắt, đến nỗi như thấy có nhiều lớp sương, che khuất bóng dáng thân thương của người mình yêu  ("sương" ở đây ý của tác giả muốn nói đến - cái lạnh lẽo, rồi từ nay lấy ai ôm ấp và sưởi ấm cho em đây chớ ? - phần em, có lẽ  buộc lòng phải ra đi, ai mà biết được ? J , đến một nơi rất xa, hàng cây liễu rủ là hết sức buồn bả rồi, mà còn bị nhốt ở một nơi « ngàn dặm xa xôi « ). Thiệt là thương cảm !
...
Thôi tôi xin để các bạn nghe từng lời hát của bài này để các bạn tự đánh giá và sẽ khám phá ra cái hay, nét đẹp, cái chân tình, và giá trị (văn chương và dân ca ViệtNam ) thực sự tiềm ẩn trong mỗi bản nhạc sến.

Mến mời các bạn thưởng thức một bài hết sức romantique và qua giọng hát truyền cảm của ca sĩ Thanh Tuyền   

(Qua vidéo nhìn kỹ gương mặt của Thanh Tuyền   diễn xuất rất hay và giọng ca diễn tả và lột được hết tình cảm của "người trong cuộc").

Vài hàng viết và gởi đến các bạn cho vui cuối tuần vậy thôi.

Không có ý mô phạm đến một ai hết

Bon weekend.

Tùng


Em Biết Anh Đi Chẳng Trở Về 
Tác giả: Nhạc Anh Bằng, thơ Thái Can

Anh biết em đi chẳng trở về
D ặ m ngàn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi chẳng trở về

Không phải vì anh, chẳng tại em
Hoa thu tàn tạ, rụng bên thềm
Ân tình sớm nở, chiều phai úa
Không phải vì anh, chẳng tại em

Bên gốc thông xưa, mình lỡ ghi
Tình ta âu yếm lúc đam mê
Thôi đành xóa lời thề trăng nước
Bên gốc thông xưa, mình lỡ ghi

Em nhớ nhung chi, giọt hương huyền
Đàn xưa đã lỗi khúc tơ duyên
Tơ trời không đượm tình âu yếm
Em nhớ nhung chi, giọt hương huyền

Bể cạn sao mờ, núi cũng tan
Tình kia sao giữ muôn vàn
Em đừng giận tình phai úa
Bể cạn sao mờ, núi cũng tan

Anh biết em đi chẳng trở về
Dặm ngàn liễu khuất với sương che
Em đừng quay lại nhìn anh nữa
Anh biết em đi chẳng trở về




Lời bàn ké :

Đồng ý với quan điểm của Tùng về "'nhạc sến" !!!

Lưu lạc xứ người gần 35 năm, cái còn lại là cốt lõi của tiếng Việt. Hay nói khác đi, lời lẽ đơn giản và đậm đà tình cảm sẽ thâm nhập vào người nghe một cách tự nhiên. Như nhạc Trúc Phương.

Cách đây gần 15 năm, vi` công ăn việc làm thay đổi, tui và người bạn thay phiên nhau lái xe xuyên bang từ bờ Tây sang bờ Đông nước Mỹ, chiều dài gần 3,000 miles. Tui nằm ngũ gà ngũ gật và giật mình tỉnh ngũ vì nghe nhạc trong xe đang chơi bài "Kẻ Ở Miền Xa" của Trúc Phương từ CD của người bạn đang lái xe. Nằm lịm người vì nhớ VN quá chừng. Xe đang đi trên xa lô vắng người và hai bên là sa mạc nóng cháy toàn xương rồng nằm trong lảnh thổ tiểu bang Arizona.  Nhớ mấy câu thơ Sơn Nam trong Hương Rừng Cà Mau.  Nhớ những trưa hè nắng cháy mình chạy lòng vòng từ bãi đậu xe bên nhà thờ Phát Diệm ra đừờng Chi Lăng về nhà và "bực mình" không thể tả khi nghe Chế Linh hát bài hát này. Và càng bực bội hơn khi bài vở đang dồn quá tải.  Nhất là xấp "cua" Máy Điên của thầy Đính đang lởn vởn trong đâu...

{ Hehehe, xin thầy hai chử đại xá, em đang viết một bài về thầy để cảm ơn những "đoạn đường chiến binh" mà thầy "hành" tụi em hồi những năm 72, 73 và 74.  Nhờ nó, mà em đầy đủ kiên trì để vượt qua con đường học vấn đầy gian nan và chông gai tại xứ người.}

Từ dạo ấy đến bây giờ tui đã và đang trở lại nghe "nhạc sến," nhất là trong những lúc nhớ VN...không thể tả .  Để CD "nhạc sến" hát rền rỉ và lái xe đi lòng vong khắp South Bay của Săng Phờ Răng cho cơn nhớ bay đi.

Có thế mới hiểu tại sao người Hà Nội mê "nhạc sến" và chen nhau mua vé đễ vào rạp hát nghe Chế Linh, Tuấn Vũ hát . Có phải "nhạc sến" nói lên tâm trạng lưu vong trên chính quê hương cũa họ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét