Chất lượng yếu kém
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, nhận
định: “Số trường đào tạo tiến sĩ trong nước có chất lượng chỉ đếm được
trên đầu ngón tay. Phần nhiều chương trình đào tạo ở các trường chưa đi
vào thực chất, còn cả nể… Tôi từng ngồi rất nhiều hội đồng, thực chất có
nhiều NCS theo tôi là không đạt nhưng hội đồng vẫn cho qua theo kiểu xí
xóa. Có thể thấy rằng, những người giỏi, người học vì kiến thức thường
không làm NCS trong nước”. Trước thực tế này, ông Tống cho rằng: “Đào
tạo tiến sĩ trong nước hiện còn nửa vời, chưa đúng mức và chủ yếu chạy
theo bằng cấp, danh hiệu là chính. Đề tài nghiên cứu khoa học cũng chưa
sát thực tiễn”. Ông đề nghị: “Cần bắt buộc các NCS phải có những bài báo
quốc tế, không thể để chuyện có cũng được không có cũng chẳng sao như
hiện nay. Cũng cần tiến đến chuyện làm nghiên cứu trong nước nhưng để
giáo sư nước ngoài chấm nhằm tạo tính khách quan, từ đó mới nâng được
chất lượng đào tạo”.
Nỗi lo cơm áo gạo tiền
Những người đã qua giai đoạn làm NCS cũng thừa nhận có được tấm bằng
tiến sĩ là phải hy sinh, đánh đổi nhiều thứ. Phải để lại công việc ổn
định đang có, phải chấp nhận mất thu nhập trong nhiều năm để tập trung
nghiên cứu. Thạc sĩ Trần Thị Nguyệt Sương, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức
Thắng cho biết: “Qua thực tế tìm hiểu, tôi nhận thấy NCS ở nước ngoài
toàn tâm toàn ý trong quá trình học tập nghiên cứu. Trong khi đó, ở Việt
Nam, NCS vừa phải làm tròn công việc cơ quan vừa phải nghiên cứu”. Vì
thế PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng tiến sĩ của nước ta đang đào tạo
theo kiểu… tại chức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét