khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

"Lục Súc Tranh Công" - Tác giả Vinh Râu

 

Bỗng dưng 30-4 năm nay, thiên hạ lại ồn ào cái vụ Dinh Độc lập, về việc ai là người thảo bản tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh sáng ngày 30-4-1975, dù vấn đề này đã sáng rõ từ lâu,
Tháng 4- 1995, trong cuộc hội ngộ sau 20 năm của những người lính chiếm dinh Độc lập tại Sài gòn, tôi có dịp gặp trung tá Bùi Tùng, người treo cờ chiến thắng lên nóc dinh Độc Lập Bùi Quang Thận và những người lính chiếm dinh ngày 30-4-1975, trong đó có 3 người lính trong tổ lái chiếc xe tăng 390 là Vũ Đăng Toàn, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập.
Sau đó, tôi về tòa soạn viết bài:" Gặp lại những người lính chiếm dinh Độc lập" đăng báo Tuổi Trẻ. Trong bài tôi có nói rất rõ rằng, chính ủy Bùi Tùng là người thảo lời đầu hàng cho tổng thống Minh.
Từ cuộc gặp này, các người lính đó đã kể cho tôi biết nhiều chuyện về sự thật bị che dấu suốt 20 năm( 1975-1995) về mấy cái chuyện tào lao tranh giành công trạng.
Tôi còn tới nhà riêng trung tá Bùi Tùng trên đường NKKN để nghe ông ấy trút bầu tâm sự và lấy tư liệu viết bài. Ông Tùng là chính ủy lữ đòan xe tăng 203 chiếm dinh độc lập, chính ông là người được cấp trên của ông chỉ đạo thảo lời đầu hành cho tướng Minh chứ ko phải cái anh đại úy trẻ măng Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó bộ binh 66.
Năm 1995, Phạm Xuân Thệ lên chức đại tá, quyền tư lệnh quân đoàn 2, né cuộc gặp hội ngộ tại Sài gòn mà tôi đang nói. Ông này đã nhận xằng mình là người thảo lời đầu hàng cho tổng thống Minh. Một đại úy làm sao có quyền làm điều đó khi một trung tá có mặt tại chỗ?
Giống như Thệ, cựu phó TBT báo QĐND lưu vong Bùi Tín cũng đã nhận xằng y như vậy. Bùi Tín ko hề có mặt tại dinh thời điểm ấy.
Tại cuộc gặp này tôi mới được biết 3 anh lính xe tăng của chiếc 390. Cho tới năm 1995, chiếc xe tăng được trưng bày trang trọng trong Dinh độc Lập là chiếc 843, vì được cho là xe húc đổ cánh cổng dinh và chạy vào dinh đầu tiên.
Nhưng thật ra, chiếc tăng 390 mới là xe húc đổ cánh cổng dinh và chạy vào dinh đầu tiên. Còn chiếc 843 dù húc trước nhưng cổng dinh không đổ rồi bị tắt máy. Chiếc 390 tuy húc sau nhưng cổng đổ và chạy vào trước.
Có vậy thôi mà cãi nhau suốt 20 năm cho tới bây giờ, hi hi.
Về 3 anh lính lái tăng: Nguyễn Văn Tập lái chiếc 390 thì về Hải Hưng cuốc cày trồng lúa trên 8,5 sào ruộng được hợp tác xã cấp.
Còn Vũ Đăng Toàn và Lê Văn Phượng, một người là chính trị viên, một người là đại đội phó của đại đội Bùi Quang Thận lúc ấy. Thận chỉ huy xe 843, còn Toàn chỉ huy xe 390. Khi xạ thủ đại liên 12,7 mm của xe 390 bị thương, Phượng đã nhào lên thay thế.
Toàn và Phượng còn ở lại binh ngũ mười năm nữa và cùng về hưu năm 1985 ở lứa tuổi xấp xỉ 50. Toàn cũng về Hải Hưng làm ruộng với lương hưu 340.000 đồng. Phượng thì làm ông thợ hớt tóc, mỗi ngày kiếm được năm đầu tóc với giá ngàn rưỡi bạc mỗi cái đầu, đủ rau cá qua ngày.
Hai mươi năm qua, những người lính này mới được trở lại Sài Gòn, mặc dù - họ cho biết - đó là khát khao của họ. Tập phải bán một tạ dưa, còn Phượng thì bán chiếc xe đạp. Các anh bảo, vào đây được Sài Gòn đón tiếp trân trọng mà thấy lòng rưng rưng.
Đó cũng là nhờ công của nữ nhà báo Pháp tên Prancoise Demulder, người đã chụp được những bức hình lịch sử ghi lại cảnh chiếc xe tăng húc cổng dinh Độc Lập vào ngày 30-4. Bà vừa sang thăm lại Việt Nam và đến tận quê, tìm nhà các anh để thăm hỏi, giới thiệu cho Trung tâm Tư vấn chính sách và du lịch truyền thống - đơn vi tổ chức chuyến đi cho các anh thăm lại Sài Gòn.
Cuối bài viết của mình năm đó, tôi có kết luận rằng, chiếc bánh công trạng thì nhỏ nhưng ai cũng muốn có phần, thế mới sinh nông nỗi. Việc tổng thống Sài gòn đầu hàng Hà Nội là sự kiện quá lớn nên ai cũng muốn chen chân mình vào đó.
Cho đến giờ tôi vẫn còn nợ trung tá Bùi Tùng mấy tấm hình mà ông cho mượn để đăng báo. Ông có đòi nhưng tôi chưa trả vì bị thất lạc đâu ko biết. Sẵn đây, xin được tạ lỗi cùng ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét