Cuộc thử thách của thời gian nào rồi cũng nảy sinh ra một kết quả nào đó. Cuốn hồi ký “Đại thắng mùa xuân” được các cán bộ tuyên giáo đề cao lên tít tận mây xanh, hồ hởi, tự hào, phấn khời, bỗng dưng có lệnh thu hồi chỉ một năm sau ngày nó ra đời, có ý là hãy vô hiệu hóa nó đi.
Theo lời dậy của họ Mao, ông Hồ đã xua quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa qua lá bài (trung gian) Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Và cũng với cái tên của Mặt Trận này, ông DươngVăn Minh đọc “Lời đầu hàng”.
“Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam.”
Có nghĩa là ông Minh không đầu hàng trực tiếp với Bắc Việt. Nhưng cái hoạt cảnh ngày 30 tháng 4 rất đầu cua tai nheo; lá cờ xanh đỏ của MTGPMN treo lên cái ăng-ten xe tăng T-54 và trên nóc dinh Độc Lập trong khi đó, tại phòng khánh tiết, những cán bộ quân sự trung cấp Bắc Việt, nón cối dép râu, cướp danh nghĩa MTGPMN nhận lời đầu hàng. Đó là cái đại thắng mùa xuân cộng sản kéo dài cho đến tháng Tư năm nay, 2014.
Ông Hồ từng phủ nhận không có chú bộ đội nào vào Nam. Trong “Tuyển tập HCM, 1967” có đoạn ông viết:
“Cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ tại Miền Nam là hoàn toàn do anh em ruột thịt Miền Nam phát động; đến nay đã hạ được …ngàn ngàn quân Mỹ Ngụy, đánh đằm hàng trăm tàu chiến, bắn hạ…ngàn chiếc máy bay cánh cụp cánh xòe…”
Trái với ông Hồ, ông Giáp thẳng ruột ngựa khi trả lời phỏng vấn với nữ ký giả Oriana Fallaci. Giáp bẽ bàng công nhận đã thảm bại trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, nhưng vẫn cứng giọng, “Bác Hồ đã dậy, dù phải hy sinh hai hay ba triệu nhân mạng nữa để hoàn tất cách mạng, chúng ta cũng chấp nhận.” Thành ra, hai ông Thiệu và Minh của Miền Nam cầu hòa, chủ bại đã cứu mạng sống cho những hai, hay ba triệu tuổi trẻ Miền Bắc đó.
Đặt trường hợp ông Dương Văn Minh đầu hàng trực tiếp với cái danh xưng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngoài Bắc Việt, thì điều gì có thể xảy ra? Và vì nhằm ngăn chặn một điều xấu nào đó xảy ra, nên Bắc Việt phải tiếm danh xưng và màu cờ MTGPMN. Có lẽ nhiều người, riêng biệt quân dân Miền Bắc, đến nay chưa hề biết ra sự kiện này. Và có thể đồng bào ngoài vĩ tuyến 17 cũng chưa nhận ra, là sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, 1939-1945, có ba nước bị phân chia là Đức Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, cùng chung những điều khoản pháp lý như nhau, và cùng chờ thống nhứt theo pháp lý dưới sự giám sát quốc tế, như nhau.
Đức Quốc đã thống nhứt theo ý toàn dân và sự đồng thuận của Đồng minh trong Thế chiến Thứ hai. Nhưng về Hàn quốc, khi Bắc Hàn xua quân xâm lấn Nam Hàn, đã bị quân Liên Hiệp Quốc đánh ngược trở về miền Bắc(1). Nhưng với Việt Nam, Bắc Viêt xâm chiếm miền Nam lại được miễn án, vô tội vạ. Đó còn là một dấu hỏi lớn. Nếu ai biết chuyện, nêu lên một câu hỏi, thì cán bộ tuyên giáo đặc quyền đặc lợi, sẽ trả lời một cách “rốt ráo” như ri: ta đã đánh cho Mỹ cút chạy, không bao giờ dám vác mặt trở lại đây nữa. Lại nếu có lời rằng, vì sao Miền Nam không đưa quân khiêu khích hay xâm chiếm Miền Bắc, thì cán bộ tuyên giáo sẽ không ngại ngần gán cho những tiếng “tư tưởng phản động” là êm ru.
Cái đại thắng mùa xuân, nhìn cho kỹ, thiệt ra chỉ là một sự nhường lại sân khấu có chủ đích. Vì người Mỹ đã ra đi và đã trở lại, vẫn trong tư thế của ông hộ phú đếm tiền và chi tiền. Rất có thể hòa nhịp với lý do đó, ông Tổng thống Thiệu ra lệnh rút quân bỏ thành, rồi từ chức; rồi ông Minh kế nhiệm, ra lệnh cho toàn quân buông súng, và mở cửa chờ đón đối phương. Cho nên cái gọi là đại thắng mùa xuân, là một sự thừa thắng xông lên qua những vùng đất, những thành phố bỏ trống, và một chi đội xe tăng cấp nhỏ tiến về Saigon không gặp một phản ứng nào.
Theo lẽ thường, thì bên thắng trận phải giỏi giang, giầu có hơn bên thua trận, như Pháp thực dân, Quân phiệt Nhựt, hay đế quốc Mỹ. Nhưng bên thắng cuộc thì khác, nơi người dân rất là nghèo khó, và bị bưng bít về thông tin, tư tưởng. Kho tàng châu báu, lương thực, kỹ thuật…của Miền Nam đã được “giải phóng” và cấp tốc chuyển về Miên Bắc xã hội chủ nghĩa, như thể nếu không nhanh chân lẹ tay, sẽ bị phản công lấy lại thì nguy.
Sau vở tuồng hát bộ sáng ngày 30 tháng Tư năm ấy tại Đinh Độc Lập, Sàigòn, một trận chiến toàn cầu nổ ra giữa thế giới cộng sản với nhau, không thương tiếc. Cộng sản Bắc Việt như chú mèo đói, đã lần lượt thanh toán thằng đàn em dị mộng MTGPMN, làm thịt luôn Khmer Đỏ Pol Pot, đều là đàn em chí thiết của Trung Cộng. Như một lễ hội trâu điên húc trâu điên, cờ đỏ đánh cờ đỏ tưng bừng. Trung Cộng xót ruột trước cái chết…tức tưởi của hai đàn em, ra tay dạy cho CS Bắc Việt bài học “thứ nhất” nơi biên giới, tháng Hai 1979. Liên Sô cũng xót ruột nhìn đàn em Bắc Việt bị đòn, xua hàng triệu quân áp sát biên giới Trung Cộng. Một trận thư hùng sống chết suýt vỡ ra giữa Nga Hoa, nếu bên Hoa không biết tinh khôn và tự chế. Và khi chú Sam ra tay triệt hạ anh khổng lồ Liên Sô, thì Trung Cộng lẳng lặng ngồi dùng trà Ô Long, ngó nhìn. Từ đo, cái mục đích chiến tranh của Hoa Kỳ mượn đất xứ Văn Lang này, từ 1975, đã dần dần hé mở ra.
Mười năm sau, 1985, “đảng ta” tổ chức kỷ niệm mười năm đại thắng mùa xuân. Địa điểm là đại lộ 30/4, tức đại lộ Thống Nhứt thời Việt Nam Cộng Hòa trông vô Dinh Độc Lập. Ba khán đài vĩ đại được dựng lên sau ba tháng thi công. Màu đỏ là màu cờ duy nhứt. Hai sĩ quan dìu Lê Duẫn ốm yếu, lẩy bẩy bước lên khán đài. Không thấy có một mống nào của cựu MTGPMN. Không thấy có bất cứ một đại diện nào của Liên Sô, Trung Cộng hay của các nước Cộng sản anh em nào khác. (Sự cố gì mà lạ lùng vậy cà?) Nhưng lạ thay, chỉ có hai đài truyền hình Mỹ trực tiếp thu hình. Có dư luận xấu cho rằng, kỷ niệm mười năm đại thằng mùa xuân là gợi ý của chú Sam, có tiền quà thưởng đấy. Và sau buổi lễ, các con đường lớn mang tên 30 tháng Tư đều bị hạ xuống, và tại Saigon, con đường 30/4 được thay bằng cái tên Lê Duẩn là kẻ theo Liên Sô. Như vậy, Lê Duẩn sẽ chịu trách nhiệm hoặc được vinh danh, cũng là do cái ngày 30 tháng Tư 1975 mà ra.
Từ ngày ấy, 30/04/1985 mười năm sau, cuộc xâm lăng Miền Nam do Cộng Sản Miền Bắc chủ động đã được xác định. Con đường mòn mang tên ông Hồ Chí Minh đã trở thành dấu tích chiến tranh từ Miền Bắc.
Sau cái đại thắng mùa xuân, “đảng ta” theo gương các vua xưa, bắt đầu đổi giọng, “chèo thuyền” sang mời Mỹ trở lại làm thân. Thụy Điển, Thụy Sĩ, …đứng ra làm trung gian liên tiếp thỉnh cầu Hoa Kỳ lập quan hệ ngoại giao với Cộng Sản Việt Nam. Và chỉ sau khi Liên Sô và Đông Âu trở ra con đường Dân chủ, Hoa Kỳ mới màng tới việc bang giao với CSVN, cũng là phương cách cứu nguy cho Việt Nam khỏi cái tai ách Trung Cộng vậy.
Cuộc thử thách của thời gian nào rồi cũng nảy sinh ra một kết quả nào đó. Cuốn hồi ký “Đại thắng mùa xuân” được các cán bộ tuyên giáo đề cao lên tít tận mây xanh, hồ hởi, tự hào, phấn khời, bỗng dưng có lệnh thu hồi chỉ một năm sau ngày nó ra đời, có ý là hãy vô hiệu hóa nó đi. Đóng cửa khoe khoang trong nội bộ với nhau thì được; sao lại vạch áo cho người (ngoài) xem lưng?
Bây giờ người Mỹ đã quay trở lại. Đại thắng ơi, bây giờ mi ở đâu ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét