khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

"Flexible Seating Policy" and "Freedom Understanding" - Tác giả Mạnh Kim





Đây là một trong những thông báo của một trường (ở California) gửi cho phụ huynh của học sinh lớp 6 mà người bạn gửi cho xem. Thông báo (ký tên cô giáo đứng lớp) nói về mô hình chỗ ngồi thoải mái, trong đó học sinh muốn ngồi đâu thì ngồi, thậm chí ngồi dưới sàn cũng chẳng sao mà còn có gối hoặc đệm lót; muốn ngồi ghế xoay cũng được mà muốn đứng viết cũng có sẵn bàn dành riêng. Học sinh cũng có quyền thay đổi chỗ ngồi bất cứ lúc nào. Ngồi như thế nào và ngồi ở đâu không quan trọng, miễn thấy thoải mái và miễn học tốt là được. “The choice and freedom of seating is theirs, as long as they are exercising a responsible choice that is allowing them to learn and grow academically”…

Chỉ với mô hình “flexible seating” thôi, học sinh tiểu học đã có thể tự hiểu và cảm nhận như thế nào là tự do mà chẳng cần được giảng giải “Tự do là gì?”. Tự do chẳng là gì cả nếu tự do không được thực hành và không được trải nghiệm. Tự do chẳng là gì nếu tự do chỉ được định nghĩa suông trong khi thực hành tự do bị cấm đoán. Giáo dục làm sao có thể khai trí nếu không có tự do và không được đặt trên những nền tảng triết lý căn bản về việc “học làm người”, chẳng hạn những hàng chữ sau in trên bìa quyển tập phát cho học sinh (toàn bộ tập viết, sách và bút được phát miễn phí): honesty, respect, responsibility, fairness, caring, citizenship (trung thực, tôn trọng, trách nhiệm, công chính, quan tâm và có trách nhiệm công dân).

Học sinh tiểu học như những con chim non. Chúng cần được chắp cánh để bay cao và nhìn ngắm thế giới để quan sát và học hỏi. Chúng cần được trải nghiệm bầu trời to rộng như thế nào chứ không phải được “giả định” “được tự do” và chỉ được bay trong khuôn khổ một cái lồng khổng lồ và nghĩ rằng chúng được tự do. Giáo dục Việt Nam không chỉ đang ngăn cản học sinh hít thở không khí tự do. Nó còn đang tước đoạt sự tự do tư duy để phát triển. Muốn cải cách giáo dục, trước hết phải nói đến nguyên nhân gốc dẫn đến sự thoái hóa giáo dục bởi một nền giáo dục bị chính trị hóa.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét