khktmd 2015
Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016
Những Đóng Góp To Lớn Của Người Hồi Giáo Ả Rập Cho Nhân Loại- Tác giả Nguyễn thị Cỏ May
Từ sau những vụ khủng bố của Ả Rập-Hồi giáo, cả thế giới, đặc biệt là Âu châu, đều nhìn về Trung Đông và Bắc Phi bằng cặp mắt e ngại. Ít có ai nghĩ tới hay tìm hiểu những đóng góp to lớn của họ đã đem lại cho nhơn loại mà ngày nay, chúng ta còn thừa hưởng. Về khoa học, toán học, triết lý, y khoa, …
Sau Mùa Xuân Ả Rập, với phụ nữ và những thề hệ trẻ, những tập quán xã hội hồi giáo sẽ có thể thay đổi theo hướng những giá trị nhơn văn thời đại?
Từ đâu tới
Rất đơn giản. Hễ người Ả rặp thì quê hương gốc gác của họ phải là bán đảo á rặp. Trong Kinh thánh (La Bible) có ghi rỏ. Tổ tiên của họ là Ismặl, con trai của Abraham, cha của những người Á rặp. Khi nhà Tiên tri Mahomet xuất hiện, những người Á rặp mới trở thành Hồi giáo và họp nhau dưới trướng của Mahomet đi chinh phục thế giới từ xứ Palestine trải qua tới Irak, một vùng đất đai phì nhiêu. Cuộc trường chinh kéo dài từ thế kỷ thứ VII tới thế kỷ thứ XI, tạo ra một hiện tượng phi thường là Á rặp hóa các nơi họ chinh phục đưọc tuy ở đó đã có dân Á rặp từ trước. Đó là những thương nhân, những người Bédouins. Từ lâu, tên gọi “Bédouins” là để chỉ những người Á rặp. Tới khi cuộc chinh phục kết thúc thì bản sắc Á rặp cũng bị giải tán. Từ đây, người ta chỉ căn cứ theo tôn giáo, nghề nghiêp hoặc nơi ở mà nhận diện sắc tộc hay nguồn gốc.
Trong cuộc Thập tự chinh, người Âu châu không biết ngưới “Á rặp”, họ chỉ biết họ đánh với kẻ thù là những người Sarrasins do người La mã gọi người Bédouins, tức người Á rặp sanh sống vùng sa mạc cát (Sarah).
Còn tiếng nói Á rặp? Chính là ngôn ngữ của kinh Coran. Nó phổ biến cực kỳ nhanh trên một không gian mênh mông, từ Bắc phi qua tới Ấn độ, điều này cho thấy ngày nay một người hồi giáo nam-dương có thể hiểu người hồi giáo ma-róc. Vậy mà giữa những người hồi giáo cùng một ngôn ngữ coran vẫn đánh nhau chết bỏ, cắt cổ nhau không gớm tay.
Văn hóa và hồi giáo
Văn hóa Á rặp đưa vào Âu châu nhờ những người thiên chúa giáo Á rặp. Những người này giử một vai trò thiết yếu trong việc truyền bá văn hóa Á rặp. La mã tỏ ý muốn nắm quyền lãnh đạo khối thiên chúa đông phương làm xuất hiện và định hình khối thiên chúa giáo maronite ( công giáo ở Liban). Những người công giáo liban này chu du khắp nơi và trở thành những người truyền bá văn hóa Á rặp. Vì vậy mà những giáo sư về Á rặp học đầu tiên ở Collège de France vào năm 1650 là những ngưòi thiên chúa giáo maronites. Công giáo giử vai trò phổ biến văn hóa quan trọng không kém những thương nhân lúc bấy giờ. Và Âu châu công giáo chính là Âu châu của phía nam. Họ giử liên lạc thường xuyên với người Á rặp.
Vào thế kỷ IV – V, người Đức xâm chiếm các vùng âu châu. Họ đem tới những điều mới lạ nhưng cũng chính họ lại tiêu diệt những giá trị củ ở đây. Người Á rặp tới ở phía Nam Âu châu và khôi phục lại những giá trị củ. Có thể nói người Á rặp là một sắc dân tiền thân của Âu châu. Trái lại, dân Ottoman và Đế quốc độc tài Ottoman không khác gì một cổ máy vô cùng hữu hiệu nghiền nát người Á rặp và hăm dọa Âu châu. Cho tới đầu thế kỷ XIX, chưa có mấy ai biết người Á rặp là gì. Trước hiểm họa Đế quốc Ottoman, Nả-phá-luân kêu gọi dân Ai-cặp đứng lên chống Đế quốc Ottoman nhưng vô hiệu. Phải đợi đến khi Đế quốc Ottoman tan rã, vào năm 1820, Nga tiến về phía Nam, Anh nhảy vô cuộc chơi. Để sống còn, Đế quốc Ottoman phải thay đổi theo hướng Tây phương, từ bỏ cơ cấu xã hội củ quá nặng đẳng cấp trong đó mỗi người đều có sẳn một chổ dành cho mình để đổi lấy một xã hội bình đẳng hơn, trong đó mọi người phải tự tìm cho mình một địa vị. Sự khác nhau giữa các dân tộc được xác định lại và biên cương cũng bắt đầu xuất hiện.
Những tỉnh như Tunisie hoặc Egypte tìm lại được sự tự trị với khẩu hiệu “Egypte của người Egypte”. Nhiều phong trào tự trị ra đời chống lại người ngoại quốc ở Âu châu và người Ottoman.
Từ năm 1880, bản sắc các dân tộc ở vùng này dược xác định lại rỏ ràng. Nhờ đó các dân tộc bắt đầu tìm lại quá khứ của mình. Và sau này, người ta mới biết được nền văn minh á rặp. Văn học được phục hưng nhờ ở chữ Á rặp được đơn giản hóa. Và cũng từ đây bắt đầu sự phục hưng chánh trị.
Nhưng trong lúc này, Hồi giáo lâm vào khủng hoảng. Người “Á rặp-hồi giáo” bảo nhau “Hồi giáo của chúng ta là một tôn giáo ưu việt. Thế mà tại sao chúng ta lại bị những kẻ khác khống chế?”. Họ bắt đầu khám phá ra tư tưởng âu châu, vào cuối thế kỷ XIX, tìm hiểu đạo Tin lành. Họ thấy Tin lành đạt đỉnh cao chói lọi của tính thời đại. Thế là người hồi giáo chọn cho mình một mô hình Tin lành. Và họ trở về với lời dạy nguyên thủy của giáo chủ.
Từ đây bắt đầu xuất hiện chủ thuyết quyền lực đầu tiên.
Những đóng góp của văn minh Á rặp
Nguồn gốc văn minh âu châu, xưa nay, ai cũng biết là từ La-Hi nhưng lại do người Á rặp đem tới. Tài liệu về văn minh hi-lạp được dịch qua tiếng Á rặp. Từ tiếng Á rặp, người ta mới phổ biến vào Âu châu qua la-tinh (Sylvain Gouguenheim, Aristote au Mont St Michel). Tuy nhiên lập luận này có bị tranh cải.
Nhưng từ thế kỷ VIII, ở Bagdad, hàng ngàn bản dịch đã xuất hiện. Qua thế kỷ XII, nhiều người Âu châu đã bắt đầu học tiếng Á rặp để tìm hiểu khoa học và triết học, và dịch Á rặp ra la-tinh. Ngoài những trao đổi hàng hóa trên Địa Trung hải, tư tưởng hi lạp và Á rặp tới Âu châu nhờ những trung tâm học thuật. Nên người ta mới nói “Aristote vào Âu châu đầu quấn khăng”.
Tiếp theo là đồ gốm, da, kiến trúc, dầu thơm, địa lý, toán học, cả môn đánh cờ,…
Vào năm 780, một người Algérie tên Muhammad Ibn Musa al-Khwarizmi, ở Bagdad, tìm ra được môn Đại số học và còn đưa ra phương pháp giải phưong trình một cách khoa học. Hệ thống thập phân, Algorithme, cách xử dụng số Á rặp đơn giản ( nguồn gốc từ Ấn độ) đều do ông phát minh. Ông còn là nhà thiên văn học, nhà địa dư học nữa.
Qua thế kỷ XIII, nhà bác học Ibn an-Nafils đã khám phá ra môn y học về sự lưu thông máu huyết và cách hoạt động của phổi, vai trò của tâm thất (tim) trong sự vận hành của máu. Ông còn khám phá sự hoạt động của mạch máu. Ông viết quyển “Phê bình cơ thể học” được một bác sĩ ở Venise phiên dịch vào thế kỷ XVI.
Ibn an-Nafis còn viết về nhãn khoa và sự lợi lạc cho sức khỏe của bửa ăn quân bình các chất dinh dưởng.
Về kỷ thuật, vào thế kỷ XII, ông Razzaz al-Jazari, sanh ra ở vùng sông Euphrate, đã nghĩ ra máy đồng hồ, máy âm nhạc tự động, máy tính tự động, máy bơm thủy lợi, …Những biên khảo của nhà kỷ thuật này, về sau, được những người kế nghiệp, đệ tử, sưu tập thành một văn khố đồ sộ lưu lại cho đời sau.
Quyển sách quan trọng hơn hết của ông là “Sách hướng dẩn về những phương thức cơ khí” xuất hiện ỏ Âu châu vào thế kỷ XVI đã giúp người Âu châu sáng chế ra máy chạy hơi nước.
Về tư tưởng, vào thế kỷ XII, Averroès, người ở Marrakech, sanh ra trong một gia đình lớn có chức phận cao, lúc nhỏ được đi học tử tế. Nhờ đó, ông trở nên một nhà thông thái về mọi vấn đề ở vào thời đó: luật học, thần học, triết học, y khoa, vật lý, thiên văn và toán học. Ông làm Thẩm phán và Y sĩ ở triều đình của nhiều vị Quân vương ma-róc. Nhưng ông được nhiều người trọng nể là một triết gia thời đại. Ảnh hưởng của ông vô cùng to lớn khắp cả Âu châu. Chính nhờ ông mà người Âu châu qua thời Trung cổ đã khám phá lại những triết gia hi-lạp.
Dựa trên Aristote, Averroès xem lại triết học qua nhiều văn bản khác nhau. Ông đem triết học hi-lạp lại gần với Hồi giáo và kinh Coran.
Ông tìm cách chứng minh việc nhận thức theo triết học là chánh đáng, là đúng, điều này đã làm cho ông bị kết tội là phạm thượng. Theo ông, mọi hiện tượng do trí óc con người nghĩ ra đều có thể giải thích. Chỉ có đức tin là không thể giải thích được.
Tư tưởng của Averroès ảnh hưởng Âu châu trong nhiều thế kỷ.
Nhà xã hội học đầu tiên là người Tunisie, ở thành phố Tunis (1332-1406), tên Ibn Khaldoun. Ông học vừa triết học, lịch sử, vừa cả kinh Coran. Ông là người đầu tiên cách mạng môn sử học với ý niệm “Người ta chỉ có thể hiểu rỏ một biến cố đã xảy ra khi kết hợp nó với hoàn cảnh xã hội của biến cố đó”. Nhờ đó mà các sử gia giử tinh thần tôn trọng sự thật.
Liên hệ với chánh trị nhiều nên ông bị trù dập phải qua Alger tỵ nạn. Ở đây, ông biên soạn 8000 trang viết về lịch sử và xã hội để lại cho đời sau và được xem như sự nghiệp xây dựng môn xã hội học ngày nay.
Người á rặp đã có những khám phá vĩ đại và rất sớm về các ngành khoa học nhưng lại không phát huy được. Theo sử gia Arnold Toynbe thì nền văn hóa phía Bắc, về căn bản, thuộc gốc văn hóa du mục nặng về chinh phục, chiếm đoạt nên hung bạo. Trái lại, văn hóa phía Nam, căn bản là nông nghiệp, thiên về xây dựng nên trọng tình cảm. Văn hóa nhơn bản.
Trong văn hóa du mục, của cải là chiến lợi phẩm sau lớp gió ngựa lướt qua. Người phụ nữa được đồng hóa theo chiến lợi phẩm.
Ảnh hưởng về văn hóa du mục hảy còn đậm nét trong đời sống xã hội Á rặp. Với họ, người phụ nữ biểu thị một giá trị trao đổi, còn bị đàn ông ngược đải, bạo hành. Khi tỵ nạn ở Đức, đàn ông Á rặp ngày nay vẫn còn mang theo nếp văn hóa du mục nên đêm giao thừa vừa qua, tại 4 thành phố lớn của Đức, theo Bộ Tư pháp, một số khá đông trong những người tỵ nạn gốc Algérie, Maroc, Syrie, Iran, … lợi dụng đêm lễ mừang năm mới đến, đã tấn công tình dục công khai ít nhứt 516 người phụ nữ có mặt bên cạnh họ (theo đơn thưa). Không chỉ bóp vú phụ nữ, ôm hun một cách khiêu dâm, mà còn hảm hiếp, xé vớ, xé quần áo lót của nạn nhơn. Vẫn theo Bộ Tư pháp, những hành động bĩ ổi này có tổ chức.
Dân chúng Đức tỏ ra vô cùng bất mản, bày tỏ lấy làm tiếc cho nhiệt tình của Bà Thủ tướng Merkel đã đón tiếp những người này. Họ bắt đầu đặt lại vấn đề “ tại sao tỵ nạn chiến tranh mà tuyệt đại đa số lại là thanh niên đàn ông? Phụ nữ, trẻ con mới là nạn nhơn thảm hại hơn chớ?”.
Phải chăng điều này hàm chứa một âm mưu “hồi giáo hóa Âu châu?”.
Cũng đêm giao thừa ấy, trên Đại lộ Champs-Elysée ở Paris, có cả nửa triệu người, phần đông thanh niên nam nữ, tụ tập với thức uống, cả rượu, Champagne, đợi đúng 12 giờ khuya, cùng một lượt mở rượu, tiếng Champagne nổ vang như pháo tết, vừa nâng ly, nâng chai, ôm nhau hun, chúc mừng nhau năm mới. Tập tục này đã có từ nhiều năm nay, chưa có gì đáng tiếc xảy ra.
Cũng đêm giao thừa, ở Paris và vài thành phố lớn khác, có thêm “tập tục mới” là một nhóm thanh niên đốt xe đậu trên lề đường chơi, chào mừng năm mới. Năm nay chỉ có hơn chín trăm chiêc xe bị đốt (giảm 12% so với năm rồi) nên Chánh quyền mừng rở cho rằng giử an ninh thành công!
Những thanh niên đốt xe được nhận diện là những kẻ “lạ” ở vùng Địa-trung-hải.
Âu châu cũng thuộc phía Bắc bán cầu nhưng cách ứng xử xã hội hài hòa, nhơn hậu. Phải chăng người Âu châu nhờ sanh ra và lớn lên trong dòng văn hóa bác ái thiên chúa giáo?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét