Bà cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp cho rằng, kết quả kiểm nghiệm có thể mua; các chứng nhận sạch, an toàn, GAP không cần kiểm mẫu... có thể xin được, theo tin báo Tiền Phong.
Nói về chuyện an toàn thực phẩm ở Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp cho hay, một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy, nếu như tại Sài Gòn có khoảng hơn 70% người tiêu dùng tin vào các chứng nhận “thực phẩm sạch,” thì ở Hà Nội chỉ hơn 30% người tin tưởng. Nguyên nhân là do các cơ quan cấp chứng nhận không quản lý, giám sát những sản phẩm được chứng nhận.
Còn ông Nguyễn Tiến Lập, luật sư, công ty luật Nhật Quang & Cộng Sự, cho rằng ngành thực phẩm Việt Nam hiện chịu quản lý của ba bộ: Công Thương, Y Tế, Nông Nghiệp, tưởng sẽ chặt chẽ nhưng lại chẳng có mấy người tin vào hệ thống kiểm soát của nhà nước này.
Không ít vụ việc cơ quan quản lý lấy mẫu kiểm nghiệm, nhưng khi có kết quả, bên nói độc hại, bên lại nói an toàn, người dân chẳng biết tin ai còn nhà sản xuất phải chịu thiệt hại. Điển hình như vụ cá biển nhiễm chất penol gây xôn xao dư luận vừa qua.
Trong khi đó, việc cấp phép chứng nhận các tiêu chuẩn sạch, an toàn chỉ chú trọng hình thức, nhiều đơn vị phấn đấu, cam kết đủ điều để được cấp chứng nhận sạch, an toàn, khi có chứng nhận rồi họ đều bỏ những cam kết ban đầu. Họ chủ yếu sử dụng chứng nhận như thứ “bùa hộ mệnh” để bán sản phẩm của mình.
Bà Minh cho hay, do mất niềm tin vào thực phẩm, xã hội trở lại xu hướng tự cung tự cấp, tự trồng rau, chăn nuôi tại nhà. Nhưng các hộ gia đình chẳng thể nào tự cung tự cấp toàn bộ các loại thực phẩm. Họ vẫn phải tìm đến các nguồn cung khác của thị trường, nên không còn cách nào khác là làm cho thực phẩm trên thị trường minh bạch hơn.
Còn ông Nguyễn Tiến Lập, luật sư, công ty luật Nhật Quang & Cộng Sự, cho rằng ngành thực phẩm Việt Nam hiện chịu quản lý của ba bộ: Công Thương, Y Tế, Nông Nghiệp, tưởng sẽ chặt chẽ nhưng lại chẳng có mấy người tin vào hệ thống kiểm soát của nhà nước này.
Không ít vụ việc cơ quan quản lý lấy mẫu kiểm nghiệm, nhưng khi có kết quả, bên nói độc hại, bên lại nói an toàn, người dân chẳng biết tin ai còn nhà sản xuất phải chịu thiệt hại. Điển hình như vụ cá biển nhiễm chất penol gây xôn xao dư luận vừa qua.
Trong khi đó, việc cấp phép chứng nhận các tiêu chuẩn sạch, an toàn chỉ chú trọng hình thức, nhiều đơn vị phấn đấu, cam kết đủ điều để được cấp chứng nhận sạch, an toàn, khi có chứng nhận rồi họ đều bỏ những cam kết ban đầu. Họ chủ yếu sử dụng chứng nhận như thứ “bùa hộ mệnh” để bán sản phẩm của mình.
Bà Minh cho hay, do mất niềm tin vào thực phẩm, xã hội trở lại xu hướng tự cung tự cấp, tự trồng rau, chăn nuôi tại nhà. Nhưng các hộ gia đình chẳng thể nào tự cung tự cấp toàn bộ các loại thực phẩm. Họ vẫn phải tìm đến các nguồn cung khác của thị trường, nên không còn cách nào khác là làm cho thực phẩm trên thị trường minh bạch hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét