khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Việt Nam vào Tết Tân Sửu: Được mùa cờ thua mùa hoa - Tác giả Nguyễn Văn

 

Đã nhiều năm nay những hội buôn cờ phất lớn. Tết này họ lại “vào cầu” liên tiếp, cờ mừng Đại hội Đảng, cờ mừng sinh nhật Đảng, rồi cờ lại mừng Đảng mừng xuân.

Nhiều vô kể. Nghèo cũng mỗi số nhà một cái. Nhiều nơi, mỗi cột điện bốn cái, hai búa hai liềm phấp phới với hai sao. Không có cờ bất thành Tết.

Một nền văn hóa mặt tiền chi chít cờ đã thành hình. Sau này, khi hồi tưởng về cái Tết truyền thống, con trẻ sẽ có nhiều phần khác với người già. Pháo hết lâu rồi, lá dong không bán ở chợ, cây nêu chỉ còn trong bảo tàng. Cờ đích thị là truyền thống ngự trên mặt tiền.

Truyền thống đã được thay thế, nhưng dường như không ai coi đó là bất thường. Cắm cờ trở nên tất yếu. Vắng nó người ta sẽ thấy thiếu, thậm chí trống trải. Giống với loa phường, khi bị phản đối, nhiều người trẻ đã cho rằng loa phường là “một nét văn hóa”, “đi xa là nhớ”, là “hết sức thân thương”…

Những người chủ trương treo cờ có thể cho rằng, thiếu cách mạng truyền thống dân tộc không có giá trị, hoặc cách mạng mới quan trọng, cần được đề cao. Dù lý do gì, lối nghĩ này khó trở thành hiện thực. Thay thế những giá trị ngàn đời đòi hỏi sự chính đáng cần có. Dân không ai mua cờ chơi Tết.

Lá cờ và những bó hoa

Chính quyền hô hào và mang cờ treo tại nhà dân hàm chứa một sự hài hước hiếm có. Nó thể hiện sự độc lập trong cách nghĩ và làm của chính quyền Việt Nam so với chính quyền nhiều nước khác. Ở các xứ khác, họ treo cờ tại công sở và một vài nơi công cộng. Treo tại nhà riêng là việc tự nguyện của mỗi người dân.

Chính quyền treo cờ mặt phố, dân chỉ chăm lo trong nhà mình còn ngầm ẩn những thái độ bằng mặt không bằng lòng. Nhưng rộng hơn có thể nó còn phản ánh sự thờ ơ và văn hóa chính trị còn thấp của đa số người dân. Nhiều người, trong đó có cả trí thức, chỉ một lòng giữ vững nồi cơm.

Có lẽ không có chính quyền nào tiêu tốn nhiều tiền cờ và khẩu hiệu bằng chính quyền nước ta. Lúc cần, họ còn phát hàng loạt cho ngư dân như là một vũ khí bảo vệ biển đảo. Cũng không người dân nước nào như dân nước ta. Nhà nước tiêu tiền dân mà họ không có ý kiến gì, không biết chi việc gì, chi bao nhiêu.

Nếu mỗi số nhà trung bình có 5 hộ, mỗi hộ có 4 nhân khẩu, tức 20 người treo một lá cờ, thì 100 triệu dân cần 5 triệu lá. Mỗi năm thay 1 lần, mỗi lá 30 ngàn đồng, thì riêng tiền cờ* của nước Việt hằng năm khoảng 150 tỷ. Chục năm là cả ngàn tỷ tiền cờ, chưa tính tiền khẩu hiệu.

Đã có ai đặt câu hỏi, “Chi phí khổng lồ như thế, treo cờ mang đến cho người nghèo những lợi ích gì?” Đã có ai nêu, “Cắm cờ khắp nơi có giúp nước Việt trở thành cường quốc không?” Có ai trả lời được câu hỏi, “Với chi phí lớn như thế, cờ cách mạng ảnh hưởng đến truyền thống dân tộc ra sao?” ư

Tết Covid này rất khó, thêm một lần nông dân trồng hoa mất mùa. Giá hoa xuống mạnh. Cờ không ngăn được những dòng nước mắt của họ. Nhưng cờ giúp đám con buôn thắng lớn, hàng hóa ít mẫu mã lại không thiu thối. Đã thế, khách hàng mua số lượng rất cao và đặc biệt hào phóng tiêu tiền của người khác.

Thực tiễn nêu trên và cách sử dụng ngân sách của nhà nước cần được chú ý. Tôi nghĩ các nhà báo Việt Nam hãy bỏ chút thời gian hỏi những người bán hoa, những người nông dân cực khổ xem việc cắm cờ có làm họ ấm no.

Hãy rạch ròi truyền thống và cách mạng, đừng làm nhân dân nhầm lẫn. Hãy treo quốc kỳ theo cách tốt nhất có lợi cho dân tộc, và đừng quên những bó hoa từ vườn ruộng Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét