Các nhà lãnh đạo cho rằng những thành công ban đầu có nghĩa là các chương trình tiêm chủng có thể chờ được.
Ít nền kinh tế nào chuyển từ câu chuyện thành công đầy cảm hứng sang câu chuyện cảnh giácnhanh như Việt Nam.
Chỉ vài tháng trước, cả thế giới ngạc nhiên về số lượng nhiễm COVID-19 cực kỳ thấp và tỷ lệ tửvong không đáng kể của Hà Nội. Địa vị ngoại lệ này là một thành tựu đầy tự hào của chính phủ.
Có lẽ là người chiến thắng lớn nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Việt Nam đã lấy đượcmột số lượng công việc sản xuất rời khỏi Trung Quốc không tương xứng. Sau đó, tấm gươngCOVID được loan truyền.
Giờ đây, Việt Nam là hiện thân của một vùng Đông Nam Á rộng lớn đầy tự mãn. Cũng giống nhưở Thái Lan, Indonesia và những nơi khác, các nhà lãnh đạo tin vào báo chí của chính họ. Họ chorằng những thành công giảm nhiễm lúc đầu có thể nhân rộng khi cần và các chương trình tiêmchủng quy mô lớn có thể chờ được.
Con vi rút gây bệnh không quan tâm tới chính trị, và biến thể Delta đang nhanh chóng làm lộ ranhững lỗ hổng trên chiếc áo giáp đại dịch của Đông Nam Á. Sự đột biến – và những biến thể kháccó thể vẫn đang diễn ra – buộc phải đánh giá lại sức khỏe nền kinh tế Việt Nam.
Nếu Thủ tướng mới ông Phạm Minh Chính hy vọng vào bất kỳ tuần trăng mật nào, thì thực tếchính trị đã nhanh chóng chỉnh đốn ông. Vào tháng 4, ông đã nắm dây cương từ ông Nguyễn Xuân Phúc, người đã thúc đẩy các nỗ lực cải cách và hiện đại hóa trong 5 năm cầm quyền.
Vẫn chưa đủ, vì 98 triệu dân của Việt Nam bất chợt nhớ ra.
Điều đáng mừng là chính quyền Hà Nội của ông Chính đang nuôi tham vọng tiêm chủng. Vàotháng 6, quỹ vắc xin trị giá 1,1 tỷ đô la được phát động. Và trong khi chỉ có 1,4% dân số đượctiêm chủng đủ liều tính đến ngày 18/8, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 75% vào đầu năm 2021. Tuy vậy, con số này có thể là quá ít, quá muộn.
Lấy thí dụ, Nhật Bản, hiện đang bị ám ảnh về biến thể vi rút corona Lambda, một biến thể mạnh mà các nhà dịch tễ học lo ngại biến thể Delta sẽ chỉ còn là hoài niệm. Hoa Kỳ đã triển khai tiêm liều thứ ba cho hai loại vắc xin COVID tốt nhất, do Pfizer và Moderna sản xuất.
Điều này sẽ đòi hỏi một trình độ hậu cần và nỗ lực mua sắm tích cực mà Việt Nam hiếm khi có năng khiếu. Việt Nam đã lãng phí thời gian đáng kể vào năm 2020 khi cố gắng hoàn thiện một loại vắc-xin cây nhà lá vườn. Giai đoạn tiếp theo của đại dịch này sẽ tập trung làm việc qua điện thoại để khắc phục nhập khẩu.
Chắc chắn Việt Nam sẽ làm chúng ta ngạc nhiên, như đã làm vào năm 2020. Và chắc chắn, một sốnhà đầu tư chứng khoán lớn nhất của quốc gia này vẫn giữ quan điểm nửa vời.
Tuần trước, Bill Stoops, Giám đốc đầu tư của Dragon Capital Group, công ty quản lý 5,8 tỷ USD,nói với báo Bloomberg rằng Chỉ số VN Index có thể tăng lên 1.500, tức tăng 10%, khi tỷ lệ tiêm chủng tăng. Tập đoàn VinaCapital cho biết họ sẽ săn lùng trả giá các công ty tiêu dùng và bất động sản.
Có lẽ vậy. Nhưng thật khó lay chuyển ký ức về kinh tế. Rất ít nền kinh tế quan trọng trải quanhững thái cực rất lớn như Việt Nam. Kể từ cuối những năm 1990, nơi này đã bị khóa chặt trongmột chu kỳ bùng nổ-suy thoái, theo sau vài năm hoặc lâu hơn, mới nhất là bong bóng tài sản nổ tung khiến dòng vốn tháo chạy.
Bắt đầu từ năm 2016, chính phủ ông Phúc đã làm việc để giảm biên độ dao động từ lạc quan tếu đến gần như hoảng loạn. Hà Nội đã nâng chỉ số thuận lợi kinh doanh, cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng tính minh bạch - ít nhất là tới mức mà một hệ thống chính trị giống như Trung Quốc sẵn sàng thực hiện.
Thành quả đạt được: Các thương hiệu có tên tuổi toàn cầu tăng cường sử dụng người Việt Nam. Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc là cái cớ để Adidas, Apple, LG, Nike, Panasonic, Samsung và vô số hãng khác tăng đặt cược vào Việt Nam.
Quan điểm lạc quan là khi các biến thể COVID mới tấn công Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và các nước khác, so sánh với Việt Nam, Việt Nam có vẻ vẫn tốt hơn. Tất nhiên, điểm bắt buộc là chính phủ của ông Chính phải thực hiện nhiều nhiệm vụ một lúc để trở nên ngoại lệ hơn ở Đông Nam Á.
Mới tháng trước, chính phủ của ông Chính đã làm được điều đó khi thực hiện một thỏa thuận tiền tệ với Bộ Tài chính Hoa Kỳ của Tổng thống Joe Biden. Khi rời nhiệm sở vào cuối năm 2020,
Trump đã đưa Việt Nam vào danh sách "nước thao túng tiền tệ" đáng sợ. Đó là một động tháikhó hiểu. Trump đã cho Trung Quốc, với 16 nghìn tỷ đô la tổng sản phẩm quốc nội, vượt qua, trong khi nhắm mục tiêu vào nền kinh tế 354 tỷ đô la của Việt Nam. Đó là những gì Hà Nội nhận được để chiến thắng chiến tranh thương mại của Trump.
Nhưng bây giờ tất cả đã chìm vào quên lãng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ trưởng Ngân khố của Biden bà Janet Yellen đã nhất trí hạ nhiệt và tăng cường hợp tác về thương mại và tỷ giá hối đoái. Điều này giúp nội các của ông Chính bớt lo lắng về vấn đề toàn cầu hơn là sức khỏe của người dân và nền kinh tế trong nước.
Một ví dụ điển hình: một cú hích mới để khởi động một trong những thị trường thương mại điện tử nhỏ nhất Đông Nam Á. Đầu tháng này, Hà Nội đã công bố mục tiêu để nền kinh tế số tạo ra 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Với tốc độ chóng mặt mà các ứng dụng và công ty khởi nghiệp công nghệ đang khuynh đảo nền kinh tế ở khắp mọi nơi, những mục tiêu này có vẻ quá thận trọng.
Tất cả những điều này cho thấy Hà Nội phải hiểu thứ nhất cần nuôi dưỡng và dung nạp sự xuất hiện của một Jack Ma nổi tiếng của Tập đoàn Alibaba - hoặc thứ hai - mà không làm ông ta biến mất, theo kiểu Trung Quốc. Nó mở ra một sự thúc đẩy mới làm đa dạng hóa các động cơ tăng trưởng ra khỏi các ngành công nghiệp khói bụi, đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và đào tạo và phải suy nghĩ lại về chính sách hạn chế quyền tự do truyền thông của Hà Nội. Nó cũng gợi ý cho nội các của ông Chính phải biết kết thúc chu kỳ bùng nổ-suy thoái.
Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Hà Nội không hành động nhanh chóng quyết liệt để Việt Nam trở lại trạng thái chống COVID thành công. Có nhiều lý do để nghĩrằng Việt Nam có thể làm được điều đó. Nhưng chuông đồng hồ tích tắc kêu ngày càng lớn hơn và nhanh hơn bao giờ hết, khiến chính phủ mới này không còn một giây lãng phí nào nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét