khktmd 2015
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019
Tác Hại Của Việc Nhổ Lông Mũi
Hàng triệu người nhổ lông mũi mà không biết tác hại kinh hoàng này! Mũi nằm trọn trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt. Do đó, việc nhổ lông mũi cũng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm đến tính mạng đấy!
Trong sinh hoạt thường ngày, đôi khi có những thói quen tuy nhỏ nhưng nếu không để ý, chúng có thể gây tác hại tới sức khỏe rất nhiều. Ví thử như việc bẻ khớp ngón tay này, để điện thoại đầu giường này, thả rông mọi lúc mọi nơi với nữ giới này... hay thói quen "lần sờ" rồi phựt - một chiếc lông đã lìa khỏi mũi ở đấng mày râu nữa.
Nằm ở trung tâm của khuôn mặt và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, nên mũi là một trong những bộ phận được chăm chút tỉ mỉ. Rất nhiều người có thói quen thò tay ngoáy mũi hay nhổ lông mũi như một phương thức để "dọn dẹp", tân trang lại vẻ đẹp của mình.
Thế nhưng, hãy dừng ngay thói quen này lại trước khi rước họa vào thân bởi thứ gì tồn tại trên cơ thể chúng ta đều có tác dụng riêng của nó và lông mũi cũng vậy.
Tác dụng không ngờ của lông mũi vừa đen, vừa xấu:
Cần khẳng định rằng lỗ mũi là lỗ thông hơi quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm chức năng hô hấp. Mỗi ngày, chúng ta thở ra, hít vào khoảng 10.000 lít không khí. Tất nhiên với số lượng lớn như thế chắc chắn sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm, hay chất bẩn.
Nhưng lông mũi đang hiện diện trong mũi bé nhỏ vậy lại đóng vai trò lớn trong việc giữ cho bạn khỏe mạnh.
Tiến sĩ Erich Voigt - người nghiên cứu các bệnh rối loạn liên quan đến tai, mũi, họng thuộc Đại Học New York - cho biết trong mũi tồn tại hai loại lông mũi. Loại thứ nhất bạn có thể nhìn thấy và thường lăm lăm muốn nhổ. Loại thứ hai là lông mao vi có trách nhiệm lọc chất nhầy và ngăn chúng di chuyển từ khoang mũi xuống họng.
Các phần lông mọc gần phía trước mũi có nhiệm vụ như "người gác cổng" giữ lại một số hạt bụi lớn để chúng không thể tiến sâu vào bên trong. Lông mũi như "người gác cổng" - giữ lại một số hạt bụi lớn để chúng không thể tiến sâu vào bên trong.
Và việc loại bỏ những sợi lông mũi phía ngoài này sẽ tạo đà cho mầm bệnh và hạt bụi vao sâu hơn vào niêm mạc mũi, gây nhiễm trùng.
Hậu quả kinh hoàng nếu bạn hồn nhiên ngoáy, nhổ lông mũi?
Bạn cần nhớ rằng mũi nằm trọn trong " tam giác chết" trên gương mặt . Đây là vùng đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt do chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ.
Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.
Mũi nằm trọn trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt: Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.
Việc nhiễm trùng tại khu vực này có thể tạo thành một khối máu độc bên trong các mạch máu dẫn đến hang xoang. Khối máu này sẽ chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.
Triệu chứng của bệnh nghẽn hang xoang.
Đến đây bạn sẽ thắc mắc vì sao việc nhổ cọng lông mũi bé tí lại có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, "đi gặp Tử thần" sớm ư?
Đơn giản thôi, đó là bởi bao phủ trong hốc mũi là một lớp niêm mạc mỏng, chứa nhiều mạch máu nhỏ, đặc biệt dễ bị tổn thương.
Chỉ cần hành động nhỏ như ngoáy mũi mạnh hay nhổ lông mũi cũng sẽ làm niêm mạc mũi bị trầy, rách, làm vỡ mạch máu, gây hiện tượng "chảy máu cam", gây nhiễm trùng, hoặc suy giảm chức năng khứu giác.
Mà chưa hết, việc bạn thò tay vào lỗ mũi ngoáy hay "lần sờ" lông mũi cũng đã vô tình đưa hàng triệu vi khuẩn bên ngoài từ móng tay vào khoang mũi rồi.
Triệu triệu vi khuẩn này còn có thể khiến bạn bị viêm nang lông, hình thành những cục mụn trong mũi - đau chảy nước mắt hay dần dần di chuyển đến xoang, chờ điều kiện thuận lợi để sinh sôi, tạo ra ổ nhiễm trùng.
Tiến sĩ Erich Voigt chia sẻ: chỉ một hành động nhỏ - nhổ/cắt lông mũi thôi - cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong, gây nguy cơ viêm màng não, áp xe não - một dạng khác của chứng viêm, sưng xảy ra trong não, liên quan đến nhiễm trùng.
Có rất nhiều loại bệnh nhiễm trùng hiếm gặp và chúng có thể là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người có hệ miễn dịch suy yếu. Với trường hợp nhiễm trùng huyết, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Vì vậy, khi quyết định cắt tỉa lông mũi, hãy chú ý sử dụng kéo thật sự cẩn thận. Đừng cắt tỉa quá sâu và tuyệt đối không lấy tay nhổ lông mũi bởi có thể làm tổn thương niêm mạc, gây trầy xước, chảy máu... Đừng tự đào hố chôn cho mình bởi sự thiếu hiểu biết không đáng có.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét