khktmd 2015
Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017
LỄ HỘI NEW YEAR'S COUNTDOWN LIGHTS 2018 - ĐẠI TIỆC ÁNH SÁNG tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Hai màn trình diễn hay nhất:
1.Bài Giao Hưởng Số 5 (1:27:00)
2.The Time (1:55:00)
Tiết lộ của Trịnh Xuân Thanh về việc Nguyễn Cao Kỳ về nước năm 2004
Chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ về nước ngày 14/01/2004 đã làm xáo động cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là những người của VNCH trước 1975.
Người đầu tiên ông Kỳ gặp ở Việt Nam là ông Võ Viết Thanh lúc đó là Trung tướng, Tổng cục trưởng tổng cục An ninh.
Ông Võ Viết Thanh trước đây làm chủ tịch UBND thành phố HCM và nổi tiếng trong vụ Minh Phụng.
Có 1 ông trưởng phòng của 1 Ngân hàng nhà nước tại Sài gòn đã về hưu kể với tôi là Minh Phụng muốn vay được tiền của Ngân hàng lúc đó thì phải chi cho ông Võ Viết Thanh 15%.
Khoản nợ Minh Phụng vay của ngân hàng theo báo chí nêu ra là 6.000 tỷ tức là ông Thanh này có ít nhất 900 tỷ tiền hồi đó 1991-1997.
Thực hư không biết thế nào nhưng Ông Võ Viết Thanh được điều ra Bộ Công An làm Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh còn ông Minh Phụng thì đi ngủ với giun.
Ông Nguyễn Cao Kỳ về nước là để hoàn tất Nghị quyết 36 của Đảng về vấn đề Người Việt Hải Ngoại khi Bộ chính trị thấy được dòng tiền kiều hối là tài nguyên vô hạn nếu biết khai thác tốt.
Trung ương đảng biết rõ tướng Nguyễn Cao Kỳ là 1 vị tướng liêm khiết và chống cộng đến cùng, nên nếu lôi kéo được ông Kỳ về nước là thành công rất lớn và tiếng nói của ông Kỳ sẽ như 1 chiếc máy bơm để bơm Kiều hối về Việt Nam.
Không phải dễ dàng tìm được người nói chuyện với ông Kỳ và thuyết phục ông ấy về nước và Trung ương đảng đã nghĩ ngay đến bố tôi là ông Trịnh Xuân Giới.
Sở dĩ Trung ương đảng chọn bố tôi vì họ biết bố tôi có 1 người anh ruột cùng cha khác mẹ đi vào Nam 1954 đó chính là Ông Trịnh Xuân Ngạn – trước đây là Chánh án Pháp viện tối cao của VNCH.
Bác Ngạn tôi lại có người con Trai là Trịnh Xuân Thuận, một nhà thiên văn học nổi tiếng đang sống tại Pháp và mối quan hệ giữa bác Ngạn tôi và ông Nguyễn Cao Kỳ thời VNCH là rất tốt.
Trưởng ban dân vận Trung ương lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết tức Sáu Phong đã vội vàng đưa bố tôi về làm Phó ban dân vận Trung Ương để thực hiện nhiệm vụ này.
Ông Sáu Phong vừa dốt nát lại vừa tham nên Trung ương đảng biết là cỡ như ông Sáu Phong mà sang Mỹ thì ông Kỳ sẽ không bao giờ tiếp.
Bố tôi sang Mỹ không phải với tư cách là lính của ông Sáu Phong mà với tư cách là trợ lý của nhà ngoại giao Nguyễn Đình Bin.
Sau mấy lần trò chuyện với anh tôi là ông Trịnh Xuân Thuận thì ông Nguyễn Cao Kỳ đồng ý gặp bố tôi ông Trịnh Xuân Giới với tư cách là người đồng hương ở bên kia chiến tuyến.
Ông Kỳ khăng khăng nói, sang đây chơi thì chơi vui thôi, còn các ông đừng hòng dụ tôi về để bắt tôi.
Nhưng như người ta nói “Mưa dầm thấm sâu“ và “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền“. Cuối cùng ông Nguyễn Cao Kỳ cũng chấp nhận về nước với cái giá 50 triệu đô la.
Trung ương đảng xác định bỏ ra 50 triệu đô để mỗi năm thu về hơn 10 tỷ đô thì quá lãi, còn lãi gấp ngàn lần so với buôn vũ khí và heroin.
Và ông Nguyễn Cao Kỳ đã về nước với những phát ngôn cùng những hành động làm cho những người VNCH trước đây biết ông, đều bất ngờ và buồn chán.
Con gái ông Nguyễn Cao Kỳ là cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng được về nước đầu tư với những ưu đãi bất ngờ khi cô ta đầu tư vào chuỗi nhà hàng khách sạn Memory Longue tại Đà nẵng, nhưng sau khi ông Kỳ chết thì ưu đãi cũng hết và còn bị chèn ép đủ thứ khiến cô ta phải rút hết về Mỹ, chỉ để lại mấy cái cửa hàng bán thực phẩm chức năng và mỹ phẩm cùng hàng thời trang xách tay từ Mỹ về Việt Nam.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh phỏng vấn luật sư Võ An Đôn vào ngày cuối năm 2017
Đây không phải là một cuộc phỏng vấn. Bởi một cuộc phỏng vấn thì tôi sẽ phải chọn lựa cách nói, xoay trở cách trình bày cho chỉnh chu.
Nhưng nếu như vậy, thì sẽ không thể mô tả được một tính cách của Đôn. Tính cách đã đem lại cho anh sự thương mến từ rất nhiều người, cũng như sự ghét bỏ từ không ít người.
Tôi giữ nguyên cách xưng hô của Đôn, như một người anh em. Nhưng đó không phải là riêng với mối quan hệ quen biết với tôi, mà hầu hết các cuộc phỏng vấn của VOA, BBC, RFA, SBS... Đôn vẫn luôn xưng hô như vậy: nhũn nhặn và gần gũi.
Đôn có biệt hiệu là "luật sư chăn bò" - một cách gọi mà các đồng nghiệp một thời không kìm nổi sự tức giận đã thốt lên như vậy. Nhưng Đôn đón nhận hình ảnh đó một cách tự nhiên như một phần đời của mình. Trong cuộc nói chuyện với Đôn, tiếng gà kêu, tiếng trẻ con nghêu ngao... vẽ cho tôi một bức tranh về cuộc sống của Đôn. Anh bước ra từ bùn đất quê nhà, và khi phải quay lại, thì anh đón nhận mọi thứ thật an nhiên.
Tôi chọn luật sư Võ An Đôn làm người trò chuyện để khép lại một năm đầy biến động. Một năm mà người làm nghề tìm công lý cho kẻ khác, đã không thể nhìn thấy ngay trên số phận của mình.
Tuấn Khanh: Sau khi bị khai trừ khỏi danh sách luật sư đoàn tỉnh Phú Yên, hiện nay Đôn đã làm gì hồi đáp sự kiện đó?
LS. Võ An Đôn: Dạ, sau khi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đã loại em ra khỏi danh sách luật sư đoàn, thì em đã có làm đơn khiếu nại gửi lên Liên đoàn luật sư Việt Nam. Nhưng đến nay thì chưa thấy phản hồi gì anh à.
Tuấn Khanh: Khác với năm 2015, khi Đôn có dấu hiệu bị rút thẻ hành nghề, thì đã có sự can thiệp rất rõ ràng từ Liên đoàn luật sư Việt Nam. Nhưng nay, vì sao mọi thứ lại im lặng khó hiểu như vậy?
LS. Võ An Đôn: Năm 2015, liên ngành tư pháp của Phú Yên gồm công an, Viện kiểm sát, tòa án có ra văn bản kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hành của em. Lúc đó thông tin được Luật sư đoàn tỉnh Phú Yên cho biết đã khiến báo chí và dư luận phản ứng rất mạnh. Rồi chủ tịch nước là ông
Trương Tấn Sang đã chỉ đạo cho các cơ quan ở tỉnh Phú Yên phải rút lại quyết định đó. Có lẽ vì vậy mà Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã cử 3 người xuống để bảo vệ em.
Nhưng lần này thì khác rồi anh. Theo Luật sư đoàn tỉnh Phú Yên cho biết thì việc khai trừ đã diễn ra rất gấp rút, ngay sau khi em cho biết tin tức liên quan đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở trong tù. Và có tin là Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ đạo việc khai trừ em, cũng như nhiều cơ quan khác nữa, nên phải làm nhanh gọn. Đó là vì sao lần này diễn biến không giống như lần trước.
Tuấn Khanh: Ngay trước, và sau khi có tin Đôn bị rút thẻ hành nghề, đã có những tin rò rỉ, nhạo báng… từ những luật sư không đồng quan điểm với Đôn. Họ có thông tin trước về một vụ loại bỏ và sử dụng như kiểu tấn công tinh thần một cách hạ cấp. Không khí hả hê về một vụ trừng phạt một thành viên của đoàn luật sư như vậy, có vẻ như rất khác với hoạt động minh xét vì quy chuẩn nghề nghiệp?
LS. Võ An Đôn: Em nghĩ rằng cũng có cơ sở để suy luận như vậy. Bởi việc tước thẻ hành nghề của em là từ sự chỉ đạo của bên trên. Do đó, em tin rằng dù làm đơn và các đồng nghiệp thông cảm cùng làm đơn kiến nghị cũng không ăn thua, vì đã có sự chỉ đạo từ trung ương.
Người ta không muốn em làm luật sư nữa vì em tham gia nhiều vụ án nhạy cảm ở Việt Nam. Những vụ án oan. Những vụ công an dùng nhục hình đánh dân… Tính của em thì khi tham gia, không chịu được thì chỉ có thể nói hết, nói sự thật. Các cơ quan tố tụng thì không muốn vậy nên tìm cách ngăn lại thôi.
Tuấn Khanh: Có hy vọng gì về việc lấy lại quyền hành nghề luật sư không? Lẽ nào có một sự thật khác, ngoài bộ mặt trơ trẽn của nghề luật sư Việt Nam qua câu chuyện này, là Đôn bị tước thẻ bởi vì “khó ưa”?
LS. Võ An Đôn: Em nghĩ là không có hy vọng lấy lại được quyền hành nghề anh à. Mọi thứ như em nói, là đã được chỉ đạo có hệ thống nên chuyện lấy lại quyền hành nghề luật sư là rất mong manh. Mặc dù lý do để tước quyền luật sư của em là họ kết tội em nói xấu chế độ, nói xấu chính quyền… nhưng lại không có chứng minh gì về lời kết tội đó. Nên có cố gắng thì không được gì nữa. Em nghĩ vậy.
Tuấn Khanh: Luật sư thì bị tước thẻ với lý do mơ hồ. Còn tất cả các vụ án về chính trị hay dân quyền, nhân quyền mà các luật sư tham gia trong năm 2017 thì lại hoàn toàn thất bại. Không có một sự bào chữa nào thành công, thậm chí luật sư còn bị khước từ quyền tranh tụng, hay đòi hỏi triệu tập nhân chứng, văn bản phân tích khoa học ngay tại tòa… vậy theo Đôn, 2017 có nên gọi là một năm thất bại của nghề luật sư Việt Nam không?
LS. Võ An Đôn: Dạ, lâu nay các vụ án liên quan đến nhân quyền mà được các luật sư nhận lời tham gia cũng không nhiều, bởi phần lớn người ta sợ Nhà nước gây khó khăn cho công việc làm ăn, hay rồi bị rút thẻ như em. Nhưng thật lòng mà nói, cho đến lúc này thì hầu hết các vụ án liên quan đến nhân quyền thì luật sư chỉ còn đóng vai trò tham gia cho có vậy thôi anh. Bản án thì đã được ấn định trước. Luật sư đang dần trở thành người chỉ còn có vai trò đưa thông tin cho nạn nhân, bị cáo, rồi chuyển lời nhắn đến gia đình…
Vai trò luật sư thiếu sức mạnh đúng của mình. Ngoài chuyện là người xuất hiện chuyện trò, an ủi, động viên những ai đang vướng vào vụ án trong lúc họ sợ hãi hay cô đơn, thì đôi khi luật sư phải nhờ đến dư luận bên ngoài, bằng cách phát đi thông tin cho mọi người quan tâm và ủng hộ. Còn để giảm được án hay bào chữa cho thoát án thì không thể, anh à.
Tuấn Khanh: Nói như vậy, luật sư và tòa án ở Việt Nam hiện ra phần lớn như một loại nghệ thuật trình diễn, ít khi đạt được giá trị công lý?
LS. Võ An Đôn: Dạ đúng vậy anh à. Ở tòa án, hầu hết các bản án đều đã định trước, thỉnh thoảng có chút thay đổi. Đặc biệt án chính trị hay nhân quyền thì vai trò luật sư để góp mặt vậy thôi chứ không ai quan tâm họ nói gì. Trong giới tụi em thì nói đùa là tới để đủ mâm đủ cỗ thôi. Làm nghề luật sư đôi khi chứng kiến những chuyện diễn ra mà không làm gì được nên cũng buồn lắm. Đó là lý do mà em nói rằng nghề luật sư ở Việt Nam chỉ còn sống bằng nghề chạy án thôi là vậy đó.
Tuấn Khanh: “Đủ mâm, đủ cỗ” – tính hình thức tạm bợ đó, có phải đã khiến các phiên xử nhân quyền hay chính trị thường diễn ra rất nhanh, mặc dù còn rất nhiều chứng cứ, nhân chứng hay luận cứ cần phải được tranh tụng trước tòa. Thậm chí mới đây có vụ xét xử 9 với tội người chống chế độ ở Bình Định, rồi kế đến là 15 người mang tội khủng bố ở Sài Gòn, lại chỉ diễn ra chỉ trong 1,2 ngày, nhanh đến ngạc nhiên?
LS. Võ An Đôn: Dạ, thì ai cũng biết án thì do chỉ đạo nên diễn ra nhanh chóng thôi anh. Các mức án thì mỗi lúc càng cao. Em nghĩ Nhà nước đang muốn dùng các mức án này để khiến cho những người muốn đấu tranh không dám hành động nữa. Án cao và xử nhanh, không có cơ hội thay đổi là nhằm cho mọi người khiếp sợ.
Ở Việt Nam thì không có tam quyền phân lập, nên các vụ án sẽ luôn gặp trường hợp thiếu khách quan, thiếu minh bạch. Và nếu không có thay đổi thì mọi thứ sẽ mãi mãi như vậy thôi.
Tuấn Khanh: Trở lại câu chuyện riêng của Đôn, có nhiều người nói lẽ ra Đôn đã có một tương lai tốt đẹp hơn, nếu không phát ngôn làm trái ý nhiều người. Mọi thứ có thể gọi là vạ miệng, Đôn có hối tiếc về những gì mình đã nói không?
LS. Võ An Đôn: Em nghĩ mình không có hối tiếc đâu anh. Vì những gì em nói ra hay không thì dân chúng cũng đã biết từ lâu rồi. Em chỉ khẳng định với tư cách là người chứng kiến thôi.
Khi em nói là luật sư Việt Nam chạy án, thì cũng nhiều đồng nghiệp bực bội, chính quyền thì không ưa. Em biết em nói thì cũng thiệt hại cho mình, nhưng nếu mình không nói thì cũng không ai nói. Em nói cũng chỉ mong cho nghề luật sư rồi sẽ có một lúc nào đó thay đổi và tốt đẹp hơn.
Nói thật để dân chúng không quá hy vọng vào khả năng luật sư trong nền luật pháp hiện nay, rồi tin rằng công lý là có thật, để rồi thất vọng.
Em nói là cũng mô tả hiện trạng và đòi hỏi sự thay đổi, chỉ mong tốt cho những đồng nghiệp cũng trong tâm trạng như mình mà không thể nói được thôi. Em không hối tiếc những gì đã nói ra đâu anh.
Tuấn Khanh: Nhưng cũng có ý kiến nói rằng Đôn cũng cần phải thỏa hiệp để có thể sống dược với nghề. Rất nhiều luật sư đang phải như vậy mà?
LS. Võ An Đôn: Dạ đó là quan điểm cá nhân, chọn lựa để sống yên. Nhưng quan điểm của em thì sống làm nghề luật sư, thì phải lựa chọn nói thật. Bởi luật pháp và công lý là sự thật, thì em cũng muốn được nói thật. Em biết nói thật thì khó nghe nhưng rồi nó sẽ tác động vào việc thay đổi xã hội.
Nếu em không học cách nói thật, thì em cũng như mọi người, thỏa hiệp với sự bất công mà sống thì xã hội này sẽ ra sao? Dạ, em không muốn sống như vậy.
Tuấn Khanh: Nhưng như vậy, Đôn có cảm thấy mình trở nên cô đơn không? Chẳng hạn như lúc nào?
LS. Võ An Đôn: Dạ thiệt tình em thấy buồn lắm vì không còn được làm nghề luật sư nữa để giúp cho mọi người. Nhưng cũng an ủi khi thấy dư luận xã hội vẫn không quên em. Đi ngoài đường, người ta không coi em là người thất thời, mà cũng mời em café, nói chuyện chào hỏi… nên em cũng hạnh phúc lắm anh à.
Tuấn Khanh: Để nói một lời kết thúc năm 2017, hướng về năm mới 2018, Đôn muốn gửi lời gì đến mọi người quan tâm đến câu chuyện của Đôn?
LS. Võ An Đôn: Em cảm ơn lắm, việc mọi người quan tâm đến em, giúp em đi qua những giờ phút khó khăn của đời mình. Trong năm mới, em chỉ mong mọi người hãy dành thêm sự quan tâm, kêu gọi cho sự thay đổi cho luật pháp ngày càng làm đúng công việc phục vụ cho người dân, cho xã hội. Lúc đó thì em cũng như mọi người đều chung một niềm vui, anh à.
Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017
NHẢY MÚA REO HÒ TRÊN VŨNG MÁU LÀ NIỀM KHOÁI CẢM VÔ TẬN!- Tác giả nhà thơ Thận Nhiên
Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017
Sự xuất hiện của bài hát Biển đông dậy sóng ba đào của tác giả Mặc Thiên vào cuối năm 2017 này, nhắc lại 10 năm trước, người nhạc sĩ bí ẩn này đã từng làm cho giới mộ điệu xôn xao, với bài hát Khóc mẹ dân oan.
Thật xứng danh với lời nhận định “người nhạc sĩ bí ẩn nhất trong năm” mà đài Á Châu Tự Do đã loan đi về Mặc Thiên, khi bài hát Khóc mẹ dân oan do ca sĩ Như Quỳnh trình bày trong DVD của trung tâm Asia số 57 đã làm rơi lệ không biết bao nhiêu người quan tâm về thảm cảnh của hàng đoàn dân oan mất đất ở VN bị đánh đập, bị tù đày.
Năm 2017, bài hát Biển đông dậy sóng ba đào của Mặc Thiên lại xuất hiện với nội dung về số phận ngư dân Việt trên biển, túng cùng không còn cách mưu sinh khi những chiếc tàu của Trung Cộng vẫn chực chờ từ hôm qua, rồi hôm nay lại bị bắt, bị phá, bị tù… bởi sự ngăn chận Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan…
Nghe lại các bài hát như Khóc mẹ dân oan, Khấn nguyện, Ngọn lửa thiêng liêng…, tưởng chừng như tác giả Mặc Thiên ngồi đâu đó trong căn phòng nhỏ của mình, luôn đau đáu nhìn theo phận người rồi ghi chép với nỗi buồn của một nghệ sĩ, mà chỉ còn biết hát thay cho tiếng thở dài. 10 năm như một chặng đường mà có vẻ như ông không bao giờ ngơi nghỉ trong hành trình quyết chọn làm lưu dân, đuổi theo, ghi chép nỗi đau của dân tộc mình.
Trong một bản tin phát đi vào ngày 27-2-2008 của đài Á Châu Tự Do, có nói rang
“Đã từ lâu, các sản phẩm băng đĩa nhạc của một số trung tâm lớn tại Hải Ngoại được sao chép lậu và bán tại thị trường Việt Nam.
Và những ngày gần đây nhất, công an văn hoá Việt Nam, còn gọi là PA 25, bắt đầu ra chiến dịch truy quét để ngăn cấm một sản phẩm vừa phát hành, đồng thời, tìm cho ra tác giả một bài hát trong sản phẩm ấy.
Đó là cuốn DVD Asia số 57, đó là bài hát “Khóc Mẹ Dân oan,” và đó là nhạc sĩ Mặc Thiên”.
Và đó chắc cũng là lý do là nhạc sĩ Mặc Thiên chưa bao giờ xuất hiện, xứng với lời nhận định rằng của đài Á Châu Tự Do rằng “Không một ai trong giới thưởng ngoạn Việt Nam biết Mặc Thiên là ai, và người ta gọi anh là “người nhạc sĩ bí mật nhất năm 2007″. Trong lần nhận giải cho bài hát Hạng xuất sắc của Giải thưởng Âm nhạc Tự Do 2017 được tổ chức tại Sydney, Úc Châu, ông có gửi qua thư điện tử giọng nói của mình, để nói về bài hát của mình. Các thành viên của Hiệp hội yểm trợ văn hóa Úc-Việt (VAALA) đã phỏng đoán rằng có thể ông sống ở Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam.
Chắc phải là một đứa con ở miền biển, Mặc Thiên mới có thể viết nên một nhạc khúc đẫm nước mắt của phận ngư dân Việt, mà vị mặn của đại dương không thể sánh với nước mắt của những người mẹ già dõi mắt ra biển, tuyệt vọng trông con trở về.
Ca sĩ Thanh Thúy, người được chọn trình bày ca khúc này với cộng đồng người Việt Úc Châu nói rằng chị như không thở được khi nghe bài hát này, cứ mỗi lần chị nghe, lại muốn khóc mà thương cho người Việt hôm nay.
Đọc trăm bản tin, nghe ngàn câu chuyện, đôi lúc không bằng thưởng thức một bài hát chân thành với đời. Đó là điều mà sự huyền bí của nghệ thuật có thể đem lại cho người nghe, và có thể giúp tái sinh trong cõi vô tâm với vận mệnh quê hương mình. Bài Biển đông dậy sóng ba đào là một trong những tác phẩm có khả năng đó.
Lời bài hát
Biển Đông dậy sóng ba đào
Những con tàu đi đánh cá ngoài khơi
Biển đảo Hoàng sa, biển đảo Trường sa giờ đã không về
Những con người mang thân phận Việt Nam
Đã bao ngày qua nhục nhã ê chề
Tàu cộng xâm lăng, hòng cướp biển đông này
Phận người ngư dân bị Trung Quốc xâm hại
Mẹ Việt Nam ơi, người bỏ con sao đành
Nhìn trời quê hương mà xót thương con mình
Nước mắt mẹ tôi đã bao lần rơi
Ngóng xa biển khơi có bao giờ nguôi chờ các con về
Đến khi niềm tin đã cạn lực tan
Quê hương lầm than mẹ trút hơi tàn
Cải cách phong tục VN qua gương xấu con dân Tàu Cộng -Trích từ Ngô Nhân Dụng
"Du khách từ Trung Quốc qua Việt Nam ngày càng đông và càng hỗn, nhưng cũng ích lợi cho người mình. Bà con trong nước đang dùng một lời khuyên rất hiệu quả khi thấy ai có ngôn ngữ, cử chỉ không đẹp. Ghé tai nói nhỏ: “Đừng để người ta tưởng mình người Trung Quốc!” Nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nhưng ai nghe cũng thấy phải xét lại hành vi của mình! Thí dụ, ở Việt Nam bây giờ, trong quán có mấy người cao hứng nói lớn tiếng, tranh nhau nói lấy được, không ai nhường ai, át giọng tất cả mọi người. Lúc đó, chỉ cần một người can ngăn: “Ông ơi, đừng nói lớn quá! Người ta tưởng bọn mình người Trung Quốc!” Nhắc nhở vậy đủ rồi! Người đang cười nói oang oang bỗng đỏ mặt, cái miệng tự đạp thắng, hạ thấp tần số vừa đủ nghe!
Lối khuyên bảo này có thể đem dùng trong nhiều hoàn cảnh khác. Mỗi khi thấy ai có cử chỉ, hành động mà mình nghĩ là kém lịch sự, thiếu văn minh, mình có thể bảo nhau, thí dụ: “Này ông bạn! Đừng khạc nhổ như vậy! Người ta sẽ tưởng mình người Trung Quốc!” Nghe như thế, còn ai muốn khạc nhổ bừa bãi nữa hay không? Cứ thế, chúng ta sẽ nói: “Đừng vứt tàn thuốc lá xuống đường! Đừng vứt xương xuống gầm bàn! Người ta có thể tưởng mình người Trung Quốc!” Hoặc “Ông đến sau, đừng giành chỗ lên trước những người đã xếp hàng chờ! Người ta sẽ tưởng mình người Trung Quốc!”
Người Việt chúng ta nên tiếp tục dùng lời khuyên nhủ này, khắp nơi, đồng bào ở nước ngoài cũng nên bắt chước.
Phong tục, tập quán sẽ thuần hậu.
Người Việt chứng kiến các hành vi thô lỗ của du khách Bắc phương thì cũng cảm thấy mắc cỡ! Đến mình mà cũng thấy xấu hổ cho họ thì đủ biết hành vi của “người lạ” nó “lạ” tới mức nào! Nhưng khi biết hành vi của họ đáng xấu hổ, bà con ta tự nhiên tự xét hành vi của chính mình, của đồng bào mình! Nhiều lúc chính mình có khi cũng không được hoàn hảo! Nhìn các du khách Trung Quốc, thấy như đang soi gương! Ngó mặt mình, ngắm nghía, biết mình phải cũng thay đổi! Đây chính là một cơ hội tự sửa mình!
Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017
Vi Phạm Các Nghị Quyết Liên Hiệp Quốc Cấm Vận Bắc Hàn: Giặc Xâm Lược lén lút bán xăng cho Bắc Hàn - Source US Fox News
U.S. spy satellites reportedly captured photos of Chinese ships illegally selling oil to North Korean boats some 30 times since October.
Satellite images released by the U.S. Department of Treasury appeared to show vessels from both countries illegally trading oil in the West Sea, The Chosun Ilbo reported Tuesday, citing South Korean government sources
North Korea was barred in September by the United Nations Security Council from importing natural gas and had its crude oil imports capped in response to Kim Jong Un’s nuclear missile program.
The U.S. Treasury in November also sanctioned North Korea’s Maritime Administration and its transport ministry, in addition to six North Korean shipping and trading companies and 20 of their vessels, in an effort to block the rogue regime’s transportation networks.
The satellite images appear to identify the ships. One of them — Rye Song Gang 1, seen “connected to a Chinese vessel” — was included in the Nov. 21 sanctions as a vessel of Korea Kumbyol Trading Company possibly transferring oil to evade sanctions.
While Russia exports some oil to North Korea, China is the main source of oil for the rogue nation, according to Reuters. However, the country exported no oil products to the North during the month of November. It was reportedly the second consecutive month China didn't export diesel or gasoline to North Korea.
This is a natural outcome of the tightening of the various sanctions against North Korea,” Cai Jian, an expert on North Korea at Fudan University in Shanghai, told the news organization. Cai added the "tightening ... reflects China's stance."
It's unknown if China supplies crude oil to the North, but it's believed by industry insiders that China provides the cutoff nation 3.8 million barrels of crude oil each year through an "aging pipeline," Reuters reported.
A government source told the South Korean newspaper that, "We need to focus on the fact that the illicit trade started after a UN Security Council resolution in September drastically capped North Korea's imports of refined petroleum products."
Robert Kelly, a professor at Pusan National University in South Korea, told The Telegraph that China trading oil to North Korea could be possible.
“There is a lot of under-the-radar on the Chinese side," Kelly said. "Beijing does not police the border strictly or enforce the sanctions toughly. This could be that."
Chinese foreign ministry spokeswoman Hua Chunying said she had no information following Chosun’s report, but said “the Chinese government has been completely and strictly enforcing Security Council resolutions” aimed at discouraging North Korea from developing nuclear and missile technology.
Hua questioned whether any country could make sure "not a single breach will happen,” but noted: “We are taking a sincere and serious attitude and forceful and effective actions."
Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017
Bị cáo khủng bố nói sẽ tiếp tục đấu tranh (Source: RFA Viet)
Đặng Hoàng Thiện bị dẫn ra xe |
Bị cáo cầm đầu nhóm khủng bố mới bị xét xử ở Việt Nam nói rằng sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh nhưng chọn phương pháp đấu tranh khác. Một người chứng kiến phiên tòa giấu tên cho đài Á Châu Tự Do biết thông tin này qua thư điện tử (email).
Bị cáo Đặng Hoàng Thiện, 26 tuổi, người được cho là cầm đầu nhóm 15 người bị xét xử tội khủng bố, nói lời cuối cùng trước tòa rằng bị cáo đã chọn sai phương pháp đấu tranh, và bị cáo làm thì bị cáo chịu, không xin giảm nhẹ hình phạt.
Đặng Hoàng Thiện bị tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hôm 27 tháng 12 tuyên phạt 16 năm tù và 5 năm quản chế với tội khủng bố. 14 bị cáo khác bị án tù từ 5 năm đến 14 năm. Bạn gái của Thiện là Lê Thị Thu Phương bị 18 tháng tù treo về tội không tố giác tội phạm
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cáo buộc các bị cáo này đã cấu kết với tổ chức phản động bên ngoài tiến hành các hoạt động khủng bố, điển hình là vụ là dùng bom xăng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, và phóng hỏa đốt kho xe tang vật ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hồi tháng 4 vừa qua.
Có 4 bị cáo không nhận tội, hoặc phản cung trước tòa. Tất cả những bị cáo này đều bị hình phạt nặng theo đề nghị của Viện Kiểm sát. Người chứng kiến phiên tòa không cho biết tên cụ thể những người này là gì. Tuy nhiên, theo tuyên án của tòa, những người bị án nặng nhất là Đặng Hoàng Thiện 16 năm tù, Thái Hàn Phong 14 năm tù, Nguyễn Thị Chung 12 năm tù, Ngô Thụy Tường Vy và Nguyễn Ngọc Tiền mỗi người 11 năm tù và Nguyễn Đức Sinh 10 năm tù.
Các luật sư bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt.
Bằng chứng chống lại các bị cáo được đưa ra trước tòa bao gồm các đoạn chat trên mạng. Một số tài khoản facebook được đưa ra làm bằng chứng đã bị các bị cáo bác bỏ không nhận nhưng không được tòa chấp nhận.
Theo lời khai trước tòa được người chứng kiến thuật lại, có 2 vụ đốt kho xe của nhóm gây tiếng vang là ở sân bay Tân Sơn Nhất và kho xe tang vật ở Biên Hòa, Đồng Nai. Thiệt hại ở vụ phóng hỏa kho xe tang vật ở Biên Hòa được ước tính là khoảng 1,3 tỷ đồng. 6 vụ còn lại được đưa ra trước tòa thực chất chỉ là những ‘chém gió’ trên facebook.
Cáo trạng cũng cáo buộc nhóm đã câu kết với ông Đào Minh Quân, người cầm đầu tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ và Lisa Phạm, cùng nhiều đối tượng khác thông qua mạng xã hội nhằm lôi kéo nhiều người trong nước thành lập các ‘nhóm hành động’ với chủ trương được nêu ra là ‘giết sạch, đốt sạch, phá sạch’.
Bà Lisa Phạm hôm 25/12 đã lên tiếng phủ nhận mọi liên quan của bà với nhóm này. Bà Lisa Phạm nói với Đài ACTD qua điện thoại: ‘Vấn đề là tôi không biết. Nhà cầm quyền cộng sản họ chụp mũ như vậy thôi chứ tôi hoàn toàn không biết mấy người. Tôi không biết họ là ai cả…. Những người này nghe nói là họ chỉ có lên trên mạng coi các thông tin nhưng vấn đề là nhà cầm quyền cộng sản ghép tội như vậy. Họ nói họ khủng bố mà khủng bố gì họ.’
Sau khi tòa tuyên án, một vài bị cáo dã la lớn: phiên tòa bất công. Một bị cáo đã khi bị áp giải ra xe đã nói với luật sư là mình bị oan.
Người Việt đón Giáng Sinh tại Nhật
Số người Việt tại Nhật định cư hay tạm trú có khoảng 240 ngàn người thuộc đủ mọi thành phần: thuyền nhân, bảo lãnh, thực tập sinh, du học sinh v.v..., nhưng dân Công Giáo có khoảng 15,000 người, sống rải rác trên khắp 16 giáo phận suốt từ Hokaido đến Okinawa. Tuy nhiên, nổi bật nhất là một tổ chức được gọi chung là "Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật. Linh Mục chủ chiên của Giáo đoàn là cha Nguyễn Hữu Hiến, dưới là Liên Cộng Đoàn miền Tây gồm 4 cộng đoàn địa phương và Liên Cộng Đoàn miền Đông gồm 13 cộng đoàn địa phương và có thể hơn nữa, những cộng đoàn đông nhất thường ở các thành phố lớn như như Tokyo, Kanagawa, Osaka, Himeji, Kobe.... và cộng đoàn là một tập thể để mọi người có thể gặp nhau ít ra là 1 tháng 1 lần. Cứ vào cuối tháng hay đầu tháng cũng có thể là giữa tháng thì nhà thờ của “họ” thuộc về “ta”, chẳng hạn như tại nhà thờ chánh tòa Osaka, lễ đầu tháng tập trung cả đến cả trăm người, còn các giáo phận “lẻ tẻ” khác cũng khoảng vài mươi người. Sau thánh lễ do cha Việt Nam chủ tế thì đây thường là nơi để các cộng đoàn họp hành, tập hát hay chuẩn bị cho những ngày lễ trọng hoặc các chương trình bán “bazar”. Lúc người công giáo tại Nhật còn “barabara” (rời rạc) khoảng hơn 30 năm về trước, thì cha Hiến là người từ Roma tình nguyện sang Nhật nguyện“cống hiến cả cuộc đời”. Công của cha lớn lắm, vì tất cả bắt đầu từ con số 0, nhờ cha mà mới được như ngày nay.
Giáo xứ Nhật ở đây nể dân Việt Nam lắm, chỉ khoảng 15,000 người mà mình có những 41 cha, trong đó có những cha chịu chức tại đây, và những cha từ các xứ khác như Việt Nam, Ý, Phi sang giúp sức. Những “ông trùm” của các cộng đoàn bây giờ như ở Takatori, Sonada, đều là những thành viên quan trọng trong giáo xứ Nhật để.... chỉ huy người Nhật.
Còn ở tỉnh lẻ không có nhiều người Việt thì hơi vất vả, có mấy em từ Việt Nam sang làm việc dù ngôn chữ chưa thông, nhưng chuyện đầu tiên mà các em phải làm cho bằng được là tìm một nhà thờ nào đó dù xa để “xưng tội”, “rước mình thánh chúa” v.v...., có nhiều em đã vừa phải lội bộ, xe điện cả 2 tiếng để dự lễ, mà tuần nào cũng thế.
Kể cho ông nghe thêm về một nét đẹp của mấy em trẻ này:
*“Đó chính là việc siêng năng tham dự Thánh lễ và lãnh nhận các Bí tích, bởi vậy khi đến Nhật bản đa số những người trẻ Việt nam đều cố gắng tìm đến Nhà thờ. Và chính tại đây đã cho những người trẻ cơ hội gặp gỡ với anh chị em đồng hương, và tại mỗi vùng miền đều hình thành nên các Nhóm Giới trẻ Công giáo Việt nam. Được sự quan tâm của cha Nguyễn Hữu Hiến và các cha, nhiều nơi đã có thánh lễ tiếng Việt định kỳ mỗi tháng, có những nơi chỉ có mỗi năm một vài lần và cũng có những nơi chưa bao giờ được tham dự thánh lễ tiếng Việt. Nhưng chính những người trẻ đã qui tụ nâng đỡ nhau, sự hiện diện và nhiệt huyết của các bạn trẻ Việt nam đã làm cho các cộng đoàn Công giáo sở tại trở nên trẻ trung, sôi động và tràn đầy sức sống hơn”.
*Trích trong bản tường trình “Một chút Sinh hoạt Giới trẻ Công giáo Việt nam tại Nhật bản” của cha FX Trần Văn Hoài”
Còn tại những nhà thờ tỉnh lẻ, giáo dân ngoại quốc như Peru, Ba Tây, Phi, Việt Nam.... có khi còn đông hơn giáo dân Nhật, thỉnh thoảng phần đọc Thánh thư bài một, bài hai đôi khi là tiếng Việt, tiếng Bồ Đào Nha. Và sau mỗi bài, còn có cả câu xướng: “Đó là lời chúa! Tạ ơn chúa”. Tôi vẫn lấy làm thắc mắc là khi đọc Thánh thư thì giọng bình thường, nhưng cứ đến những chữ này thì mọi người lại lên tông. Ông hiểu tại sao không?
Muốn tìm không khí giáng sinh đúng nghĩa thì chỉ có nước tìm đến nhà thờ. Khu vực nào có cộng đoàn địa phương thì vui lắm, họ chuẩn bị cho ngày lễ lớn này cả tháng trước, vì “nơi nào có người Việt thì nơi đó ồn ào” mà... Còn ở những nơi ít người Việt như chỗ tôi ở (khoảng 5, 6 gia đình) thì vui trong tính cách... quốc tế. Sau thánh lễ gần nửa đêm (gọi là gần nửa đêm vì tất cả phải xong trước 11 giờ hay trễ nhất là 11 giờ 30 cho những người về bằng xe điện), sẽ có tiệc chung vui, các món ăn do các giáo dân tự đem đến thì đủ thứ, Việt Nam thì lúc nào cũng là chả giò, gỏi cuốn. Để giúp vui cho “chương trình văn nghệ” thì mỗi nước có một vài bài hát tủ, Việt Nam thì luôn luôn là “Đêm Đông lạnh lẽo chúa sinh ra đời”. Mấy năm trước, trong chương trình, một em từ Việt Nam sang làm việc tình nguyện hát “chay” không đàn không trống, em hát cái bài:
Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Giọt môi hôn dưới tháp chuông
Thiên hạ la ơi ới, yêu cầu tôi dịch, thế là tôi được dịp vẽ vời: Đây là câu chuyện của 2 người yêu nhau trong thời chinh chiến và...... , không biết họ có hiểu và cảm lời tôi dịch không, nhưng tôi thì.... chảy nước mắt. Còn Ba Tây, Phi Luật Tân, Peru, Nhật Bản.... đều có bài hát của nước họ, tôi nghĩ chắc.... chả ai hiểu, nhưng cứ đến “Đêm Thánh Vô Cùng” hay “Jingo Bell” thì lập tức có một ban đại hợp xướng đồng loạt cất tiếng, “giọng chính” cũng nhiều mà “bè phụ” cũng không thiếu, ngôn ngữ của nước nào thì “hồn” nước đó giữ, vang khắp khu phố, người hàng xóm xung quanh tuy thấy ồn ào, nhưng ai cũng thông cảm vì một năm chỉ có một lần. Theo tôi, thì ở Nhật có 2 khung cảnh mà tôi thấy cảm thấy thanh bình nhất, một là.... trong quán nhậu, hai là tham dự những ngày lễ quốc tế như thế này. Trong đêm chúa ra đời sẽ không có cái màn “bát phố” như Việt Nam vì .... xe điện chỉ chạy đến 12 giờ.
Viễn Ảnh Thời Sự Năm 2018
KN 1: Thời Sự 2018 sẽ là gì?
NXN 1: - Tôi xin được tóm lược rằng ta đã thấy hệ thống quốc tế bị xô lệch nặng trong năm 2017 đang kết thúc, nhưng tình trạng bất thường ấy xảy ra từ 10 năm trước, từ năm 2008, cho nên qua năm 2018 chúng ta sẽ còn thấy một sự thật: đó là “đổi thay sẽ là chuyện thường xuyên”. Bây giờ nói về thời sự năm 2018, tôi xin được trở lại cái “điểm lật” từ năm 2008.
- Năm 2008, vụ khủng hoảng tài chánh thật ra chẳng bất ngờ đã làm rung chuyển trật tự được các nước xây dựng từ lâu. Hệ thống kinh tế, chính trị và bang giao quốc tế lần lượt tan rã và dù chưa sụp đổ thì cũng rung rinh khiến cho nhiều nước phải nghĩ tới một trật tự khác. Đấy là lý do mà nhiều nước có thay đổi bên trong, quan hệ an ninh và kinh tế giữa các nước bên ngoài cũng đảo lộn. Qua năm 2018, chiều hướng đó sẽ còn tiếp tục trên cái trớn của nhiều năm qua.
KN 2: Quý KTG quen chờ đợi từ ông Nghĩa nhiều tiên báo kém vui, nào ngờ là ông còn trở về bối cảnh của 10 năm trước. Thưa ông, chúng ta sẽ khởi đi từ đó.
NXN 2: - Tôi xin vắn tắt: Khi Trung Cộng khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh vào ngày tám Tháng Tám 2008, cùng ngày Liên bang Nga tiến quân vào Cộng hòa Georgia. Bây giờ, hai cường quốc độc tài đó đòi làm mưa làm gió khi các nước Tây phương bị khủng hoảng tài chánh làm nhiều người tin là tư bản chủ nghĩa đang sụp đổ. Sự thật lại khác hẳn, khối dân chủ bị khủng hoảng chính trị khiến các đảng phái truyền thống mất niềm tin của quần chúng và đây đó xu hướng cực đoan nổi lên. Nhưng nào ngờ Trung Cộng lâm đại họa tài chánh vì ào ạt bơm tiền kích thích kinh tế từ cuối năm 2008. Và nếu Liên bang Nga có ra sức tung hoành ở bên ngoài thì chỉ để khỏa lấp nhiều khó khăn kinh tế chống chất bên trong như ta đã thấy.
- Khu vực thứ ba đáng chú ý là khối Hồi giáo cũng trôi vào khủng hoảng từ chục năm nay và vụ Tổng suy trầm 2008-2009 còn thổi lên làn sóng bất mãn của lớp trẻ thất nghiệp khiến thế giới lạc quan nói về cuộc cách mạng dân chủ. Đấy là ảo giác Á Rập! Trong năm tới, ta sẽ thấy trào lưu biến động ấy tiếp tục ở nhiều nơi.
KN 3: Sau khi ông Nghĩa tóm lược toàn cảnh từ những năm 2008 trở lại đây, KN xin đề nghị ông đi vào từng khu vực địa dư mặc dù chúng ta đều biết rằng các khu vực ấy đều đan kết với nhau chứ không tách rời như những hải đảo. Xin mời.
NXN 3: - Sống trên đất Mỹ, một siêu cường vẫn còn ảnh hưởng toàn cầu, ta sẽ bắt đầu bằng Hoa Kỳ. Vụ khủng hoảng 2008 khiến một tay mơ là Barack Obama đắc cử Tổng thống từ cuối năm rồi đưa nước Mỹ vào nạn ách tắc kéo dài. Dư âm nạn ách tắc đó vẫn còn, khiến một tay ngang là Donald Trump đã vượt qua các chính khách truyền thống của đảng Cộng Hòa rồi đắc cử năm ngoái. Báo chí cứ quy tội cho ông Trump là gây ra phân hóa và ách tắc, sự thật lại khác. Hiện tượng bế tắc đó có từ trước và giúp ông Trump đắc cử trước sự hậm hực của các phần tử chính trị truyền thống lẫn thành phần ưu tú không nhìn ra sóng ngầm trong xã hội. Tôi ít bình luận về chính trị Hoa Kỳ vì điều ấy vô ích khi nhiều người Việt chỉ lập lại sự xuyên tạc của truyền thông báo chí, nhưng tôi cố nhìn ra ngoài xem các nước kia khai thác tình trạnh ách tắc chính trị của Mỹ ra sao.
KN 4: Nếu vậy, xin ông trình bày về khía cạnh quốc tế đó nhìn từ Hoa Kỳ.
NXN 4: - Thời sự 2018 sẽ thấy lãnh đạo Hoa Kỳ phải xoay trở với bốn bài toán. Dễ và nhẹ nhất là khủng bố Hồi giáo khi lực lượng ISIS bị đẩy lui, giấc mơ xây dựng Đế chế Hồi giáo là trò hão huyền. Còn lại là vận dụng các nước Hồi giáo thuộc nhiều hệ phái và sắc tộc canh chừng nhau và ưu tiên đối phó với cái xứ đã trục lợi nhiều nhất là Iran. Chính quyền Trump có thấy ra điều đó.
- Bài toán thứ hai, nan giải hơn, chính là mối nguy Bắc Hàn. Nan giải vì rủi ro chiến tranh gây thiệt hại cho các đồng minh là Nam Hàn và Nhật Bản và vì chế độ Bắc Hàn còn chỗ tựa là Trung Cộng và Liên bang Nga. Bài toán thứ ba chính là nước Nga suy kiệt về kinh tế mà vẫn chi phối Âu Châu từ vụ Ukraine. Vì sự cưỡng chống của Quốc hội Mỹ, Chính quyền Trump khó giải tỏa lệnh cấm vận nước Nga nhằm khai thông cục diện Syria tại Trung Đông. Sau cùng mới là bài toán Trung Cộng, nó liên hệ đến Bắc Hàn mà cũng chi phối quan hệ kinh tế Mỹ-Hoa. Ngoài kế hoạch giảm thuế tại Mỹ sẽ khiến tư bản rút mạnh khỏi Trung Quốc thì Chính quyền Trump sẽ tận dụng đòn phép kinh tế chứ không nhượng bộ như người ta sợ. Lý do là Mỹ còn cần trấn an các đồng minh Á Châu như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và nhiều nước Đông Nam Á rằng mình không nhường Đông Á cho Trung Cộng. Từ cuối năm ngoái chúng ta đã nói đến chuyện này…
KN 5: Thưa ông Nghĩa, sau Hoa Kỳ thì có lẽ KTG của chúng ta muốn được nghe ông phân tích và dự báo về cục diện Đông Á là nơi có hai nước đáng quan tâm, là Trung Cộng và Việt Nam.
NXN 5: - Vẫn làm con chim báo bão, tôi xin nói thêm về Hoa Kỳ dù đã dự báo từ tháng trước. Đó là năm tới, kinh tế Mỹ có thể lại bị suy trầm nữa như vào năm 2008 vì từ sau Thế chiến II chưa khi nào trải qua 10 năm mà không gặp hiện tượng chu kỳ đó. Tôi mong là nó xảy ra trễ, vào cuối năm 2018 hay đầu năm 2019. Lần này, ảnh hưởng cho toàn cầu cũng dữ dội, nhưng dữ dội hơn cả vẫn là sự phân hóa trong xã hội Mỹ, khiến lãnh đạo Hoa Kỳ càng phải nhìn vào trong.
- Nhiều khán thính giả tại Mỹ hỏi tôi rằng nên làm gì trước kịch bản u ám đó? Tôi xin trả lời gọn là 1/ hãy giảm tiêu thụ; 2/ ưu tiên trả hết nợ gia cư là mortgage; 3/ đầu tư vào trái phiếu hơn cổ phiếu; 4/ cố giữ lấy tiền mặt; 5/ đừng ham lời lẹ; và 6/ tránh mua bitcoin!
KN 6: Xin cảm ơn ông Nghĩa đã trả lời cho quý KTG của chúng ta. Bây giờ ta mới bước qua khu vực Đông Á. Thưa ông, ông dự đoán những gì?
NXN 6: - Nơi đây, ta thấy chế độ độc tài của Trung Cộng được củng cố với lãnh tụ Tập Cận Bình, nhưng bên cạnh là Nhật đang ra sức vươn lên với Thủ tướng Shinzo Abe và bên kia là Ấn Độ cũng vậy với Thủ tướng Narendra Modi. Ba lãnh tụ Á Châu này đều có quần chúng của họ và năm nay sẽ lao vào một cuộc tranh đua với trục Nhật-Ấn sẽ ưu tiên vận động các quốc gia Đông Nam Á. Dù vướng bận vào hồ sơ Bắc Hàn, Hoa Kỳ vẫn nhập cuộc với sự hỗ trợ của Úc.
- Cục diện 2018 mở ra cơ hội mới cho các nước Đông Nam Á trong khi ưu tiên của Bắc Kinh vẫn là mâu thuẫn kinh tế và chính trị bên trong. Họ phải cải cách để tránh khủng hoảng tài chánh, gia cư và môi sinh trong khi vẫn cần tái phân lợi tức cho các khu vực và thành phần cùng khốn để khỏi loạn. Nhu cầu cải cách đó khiến họ Tập tiếp tục thanh trừng những kẻ cưỡng chống và gây ra nhiều mối thù khác. Năm 2018 cho thấy Trung Cộng không mạnh như thiên hạ lầm tưởng mà chỉ là năm đầu của nhiều khó khăn tiếp nối….
KN 7: Khi phân tách sự tình Trung Quốc, hình như ông Nghĩa có cái nhìn khác truyền thông Tây phương và nói trước nhiều năm các biến cố xảy ra về sau này. Ông giải thích thế nào về sự kiện ấy mà nói trước năm 2018 chỉ là năm đầu của nhiều khó khăn tiếp nối?
NXN 7: - Tôi không bói Dịch mà cũng chẳng là phù thủy có quả cầu pha lê đâu! Tôi chỉ theo dõi nhiều từ đã lâu và tổng hợp được dữ kiện kinh tế để đặt vào cái phương trình văn hóa chính trị của lãnh đạo Bắc Kinh. Họ đã thấy ra và nói tới các khó khăn ấy từ cả chục năm trước mà không giải quyết nổi và lại chồng chất thêm vấn đề mới, kể cả nạn tham nhũng mọc rễ trong cơ chế kinh tế chính trị.
- Năm năm qua, giới lãnh đạo chóp bu hiểu ra sự tình nên để Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực sau các đợt thanh trừng và loại bỏ đối thủ. Ngày nay, họ có bộ máy chính trị độc tài tuyệt đối, nhưng trong khi biểu dương khí thế ra ngoài thì vẫn phải ưu tiên giải quyết bài toán bên trong. Ít ai nhìn ra nghịch lý nội/ngoại đó của họ vì không hiểu rằng ách độc tài duy ý chí khó khai thông những bế tắc kinh tế của một xứ quá lớn và có quá nhiều mâu thuẫn lẫn khác biệt. Những khó khăn kế tiếp từ năm nay sẽ lại thách đố quyền lực của Tập Cận Bình nên ông ta càng phải dựa vào công an và quân đội để dẹp nội loạn khi kế hoạch cải cách không đem lại thành quả chờ đợi.
KN 8: Kim Nhung biết ông đã chuẩn bị trình bày tiếp về các khu vực kia của thế giới trong năm 2018, nhưng vì thời lượng có hạn và vì KTG của chúng ta lại muốn biết ông dự đoán gì cho Việt Nam nên xin đề nghị ông tổng kết cho vài nhận xét về Việt Nam.
NXN 8: - Nói về văn hóa chính trị là cái nền tảng vô hình mà bao trùm lên nhiều lãnh vực, tôi thiển nghĩ cái đảng cầm quyền tại nước ta có một ưu tiên sinh tử là sự tồn tại của chính nó. Vì vậy, các phần tử khôn ngoan, quyền biến hay lưu manh nhất trong xã hội là những kẻ bảo vệ chế độ, tức là bộ máy an ninh, là công an mật vụ của đảng. Còn lại, nhân sự trong các lãnh vực kinh tế, xã hội hay giáo dục lại kém tài và yếu thế. Đó là hiện tượng trái ngược với các quốc gia tiên tiến, với hậu quả là sự lụn bại kinh tế, sa đọa xã hội và khủng hoảng nhân dụng vì giáo dục xuống cấp. Thời chiến tranh, có một thành phần nòng cốt rất mạnh là quân đội thì nay mất thực quyền, chưa kể là còn bị giải giới để hết bảo vệ được tổ quốc nữa. Họ chưa thể là giải pháp cứu vãn cho Việt Nam như ta đã thấy trong vài nước cộng sản khác.
- Mấy chục năm sau tình trạng quái đản ấy là một chế độ độc tài tham ô mà vẫn không sụp đổ vì chẳng có giải pháp nào thay thế. Chế độ đang rơi vào thực tế là một hệ thống đạo tặc vận hành như một tổ chức tội ác. Đấy là một kết luận rất đen tối về viễn ảnh 2018. Nhưng khi trời tối nhất lại là lúc bình minh ló rạng.
- Đó là khi các đảng viên hết tranh quyền với nhau mà đi vào tranh tiền: các phe nhóm đang tới tấp lật nhau để chia chác quyền lợi kinh tế! Gặp cảnh đó thì cái lực lượng bảo vệ chế độ cũng tận dụng sở trường lưu manh để giành lấy phần ăn, nghĩa là công an cũng sẽ dính chấu. Trong một tổ chức đạo tặc kiểu “mafia”, khi các tay súng gọi là “caporegime” bảo vệ ông trùm lại đòi chia chác với các “consiglieri” vây quanh lãnh tụ thì tổ chức khó tồn tại. Trừ phi ông trùm thật lại ngồi ở Bắc Kinh sẽ ra tay răn bảo. Nhưng nếu ông trùm như Tập Cận Bình còn ngập đầu với các vấn đề bên trong thì đám mafia Việt Nam sẽ xoay trở ra sao? Giải đáp cho câu hỏi này nằm tại Việt Nam!
Mắt Thấy Tai Nghe Vẫn Chưa Là Sự Thật!
Kim Nhung (KN): Xin kính chào quý Khán Thính Giả (KTG) trong tiết mục Thời Sự Ngày Mai vào buổi cuối năm của Kim Nhung Show trên đài truyền hình SBTN với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về các chủ đề vượt qua thời sự hầu chúng ta cùng hiểu được những gì có thể xảy ra ngày mai. Kim Nhung xin kính chào ông Nghĩa và mong là ông đã có một lễ Giáng Sinh đầm ấm với gia đình và đang chuẩn bị đón mừng năm mới.
KN 1: Thưa quý KTG, sau nhiều năm rồi, chúng ta đã quen với phương pháp phân tách và trình bày độc đáo của ông Nghĩa khi ông trở ngược về thời gian để nói về tương lai với những dự đoán bất ngờ. Trong một chương trình cuối năm, ông thấy những gì có màu sắc vui vẻ cho năm mới không?
Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN): - Tôi có thể ca bài “Đêm Màu Hồng” do Phạm Đình Chương phổ thơ Thanh Tâm Tuyền để dự thi tài năng “măng già”, làm cô Kim Nhung mất hết thân chủ! Nhưng đầu năm ai lại chơi trò quái ác như thế, nên tôi xin đề nghị một đề tài quái ác hơn: khi trí thông minh nhân tạo hay “artificial intelligence” lại là trí gian manh trong tình báo! Vì "artifial" cũng là giả tạo và "intelligence" còn là tình báo. Tình và báo, quý vị nghe thấy có hấp dẫn không?
- Số là trong 10 ngày qua tôi có sáu chương trình về hiện tượng Bitcoin với lời cảnh báo rằng nó sẽ rớt giá. Quả nhiên là nó rớt giá và gây chấn động toàn cầu, nhất là tại Châu Á, nơi người dân cứ mê đánh bạc và cháy túi. Tôi xin miễn nhắc lại chuyện đó ở đây mà xin nhìn vào… bọn móc túi trên không gian ảo.
KN 2: Kim Nhung biết ông Nghĩa hay cười cười mà nói chuyện rợn người, bây giờ lại nói về bọn móc túi thì xin quý KTG chịu khó nín thở theo dõi…
NXN 2: - Thưa quý vị và cô Kim Nhung, Tháng Năm vừa qua có vụ đánh cướp trên không gian ảo hay điện toán “cyberspace” mà tôi gọi là “không gian điện não” vì ảnh hưởng đến bộ não của chúng ta. Anh ngữ gọi đó là “cyberattack”.
- Đó là vụ Wanna Cry làm mấy trăm ngàn người và cả hệ thống hạ tầng của nhiều nước bị thiệt hại. Hôm 19 tuần trước, viên chức cố vấn Bộ Nội An Hoa Kỳ mới cho biết an ninh Mỹ đã xác định rằng Bắc Hàn là thủ phạm của vụ tấn công này. Kẻ gian cấy vi khuẩn điện tử làm tê liệt mạng lưới điện não của thiên hạ và đòi những ai muốn thoát khỏi bị “frozen” thì trả tiền bằng Bitcoin. Trương mục Bitcoin vốn ẩn danh, nhưng mọi nghiệp vụ mua bán đều bút ghi trong một sổ thanh toán mà giới chức chuyên môn có thể truy ra. Họ tìm ra là kẻ gian của Bắc Hàn đã lấy được hơn 140 ngàn đô la, và vì thị trường “tiền mật mã Bitcoin” là chữ tôi dịch từ Bitcoin, tăng mạnh trong năm nay cho nên tính đến tuần trước, chúng có một lượng tài sản trị giá cỡ một triệu hai!
KN 3: Chúng ta đều đợi chuyện bất ngờ, nào ngờ còn có vụ cộng sản Bắc Hàn tống tiền trên “không gian điện não” như chữ của ông Nghĩa và lấy về bạc triệu. Câu chuyện quả ly kỳ như khoa học giả tưởng. Thưa ông, thế rồi vụ đó kết thúc ra sao khi một viên chức an ninh cao cấp Hoa Kỳ phải họp báo trình bày?
NXN 3: - Chuyện thật lại ly kỳ hơn vậy. Vào Tháng Tư, Bắc Hàn còn tấn công một thị trường giao dịch Bitcoin của Nam Hàn là doanh nghiệp có tên là Youbit và lấy năm triệu đô la tiền Bitcoin. Hôm 19, khi một cố vấn Bộ Nội An Mỹ nói về vụ WannaCry thì doanh nghiệp Youbit cho biết họ bị tấn công lần nữa, có lẽ cũng từ Bắc Hàn, nên đành khai phá sản! Khi ấy vài tờ báo chuyên đề mới nói rằng vào Tháng Bảy, dường như Bắc Hàn cũng đã ra đòn ăn cướp Bitcoin và lấy được bảy triệu bạc!
KN 4: Nhưng thưa ông tại sao chế độ cộng sản Bắc Hàn lại cướp Bitcoin trên không gian điện não của thiên hạ?
NXN 4: - Cô Kim Nhung có câu hỏi ngàn vàng! Chế độ Bắc Hàn đang bị phong tỏa kinh tế vì tội thử nghiệm võ khí hạch tâm với hỏa tiễn liên lục địa nên không thể giao dịch với các thị trường tài chánh quốc tế và tuần rồi còn bị Hội đồng Bảo an LHP biểu quyết trừng phạt với tỷ lệ 15-0. Bắc Hàn cần Bitcoin để chuyển ngân trên không gian ảo chẳng có biên giới, kể cả để trả công cho các nhóm tin tặc nằm ngoài lãnh thổ. Các tổ chức tội ác, buôn lậu ma túy hay khủng bố cũng dùng cái ngả đó. Có khi chế độ muốn biểu dương khả năng kỹ thuật rất cao của họ để hăm dọa rằng họ cũng có trình độ cao như vậy về võ khí chiến lược.
KN 5: Quý KTG vừa nghe ông Nghĩa trình bày là trong một tuần ông sáu lần nói về Bitcoin từ giác độ kinh tế tài chánh để cảnh báo nạn sụt giá. Nào ngờ ta còn thấy ra một khía cạnh khác của việc đánh cướp trên không gian ảo! Thế thì vì sao Hoa Kỳ lại cho biết họ biết về tội đánh cướp của Bằc Hàn? Về mặt tình báo, khi đã biết thì người ta lặng lẽ theo dõi chứ tại sao nói là mình biết để kẻ gian sẽ phòng ngừa?
NXN 5: - Thật ra họ có suy nghĩ. Ta nhớ rằng hôm 18, Chính quyền Donald Trump vừa công bố chiến lược mới thì hôm sau Bộ Nội An Hoa Kỳ mới tố Bắc Hàn tội đánh cướp Bitcoin. Tôi nghĩ rằng có lẽ Mỹ muốn định tội tin tặc là cyberattack cũng nghiêm trọng như chế tạo võ khí hạch tâm. Dùng kỹ thuật điện toán tấn công hạ tầng chuyển vận và giao dịch của các nước thì chẳng khác gì phóng hỏa tiễn hạch tâm vào hải cảng hay trung tâm chính trị hoặc thương mại của Hoa Kỳ. Nếu Mỹ ra đòn chặn, trước khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào lãnh thổ Hoa Kỳ, thì cũng là quyết định chính đáng!
- Báo chí Mỹ cứ tường thuật về chiến lược mới của ông Trump với sự hoài nghi vớ vẩn mà ít nhìn ra điều ấy thì cũng mù lòa như khi dự đoán sai việc Bitcoin tuột giá. Có thể chế độ Bắc Hàn vừa được cảnh báo rằng dùng tin tặc tấn công vào không gian điện não của Hoa Kỳ và các đồng minh thì chẳng khác phóng hỏa tiễn có đầu đạn hạch tâm. Từ nay sẽ bị trừng phạt nặng nề trước khi bấm tới cái nút bắn hỏa tiễn!
KN 6: Vì thời lượng có hạn, thưa ông Nghĩa, Kim Nhung xin đi ngay vào đề tài quá hấp dẫn này khi ông nhắc đến một chuyện cực khó hiểu là Bitcoin rồi cho biết kẻ gian còn xâm nhập vào hệ thống điện toán của thiên hạ để cướp tiền và phá hoại. Nếu vậy, thời sự ngày mai sẽ là gì, ít ra về ngắn hạn là trong năm 2018 sắp tới đây?
NXN 6: - Tôi sẽ lạc đề nói về chuyện ta gọi là “Mắt Thấy Tai Nghe”. Cách nay 50 năm, năm 1968, báo chí Mỹ với máy ảnh và ống kính cũng tường thuật chuyện mắt thấy tai nghe trong vụ Mậu Thân tại Việt Nam mà người Mỹ tin là có thật, nhưng sai bét! Điển hình là tấm ảnh của ông Eddie Adams về vụ Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một đặc công cộng sản.
- Ông Adans ân hận về tấm ảnh mà đa số giới trẻ của chúng ta quên rồi cho nên có nhắc lại cũng không thừa. Cuối năm 2003, tôi gọi cho cô cháu gái nhà báo của tôi trong một tờ báo lớn của Mỹ và giới thiệu chau với ông Eddie Adams để phỏng vấn nguyên một ngày trong studio của ông, trước khi ông mất. Nhờ đó cháu hiểu ra nhiều điều đằng sau chuyện mắt thấy tai nghe.
- Xa xưa hơn, năm 1862, phái bộ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp qua Pháp thương nghị việc đòi lại ba tỉnh miền Đông, họ được chụp hình gắn vào quản bút. Mắt thấy tai nghe đó. Khi về, có cụ cho là bị quỷ Tây Dương hớp hồn nhốt vào bút, phải nhìn qua kính hiển vi bằng hạt đậu mới thấy.
- Mấy chục năm sau, khi xem phim câm mà thấy đầu xe hỏa cứ như lao khỏi màn ảnh, thế hệ các cụ ngồi dưới cũng chết khiếp vì hình ảnh giả tạo. Ngày nay, các thế hệ trẻ coi phim loại ba chiều 3-D với đôi kính lạ cũng là “mắt thấy tai nghe” mà hoàn toàn không thật. Mỗi thời đại lại có những phát minh mới làm chúng ta thấy giả mà tưởng thật. Bây giờ, phát minh về “trí thông minh nhân tạo” còn đi xa hơn trong nghệ thuật gây ảo giác, tưởng thật mà không phải. Nhưng nếu kẻ gian mà dùng thuật đó thì chúng ta nên cẩn thận!
KN 7: Kinh hãi thật khi chúng ta nhớ ra các tiết mục giải trí đó, nhưng đáng sợ hơn vậy là khi ông Nghĩa nêu câu hỏi rằng nếu kẻ gian cũng dùng cái thuật đó. Xin đề nghị ông nêu ra vài thí dụ cho KTG của chúng ta dần dần nhìn ra sự thể.
NXN 7: - Chúng ta có các “trương mục điện thư” là “email account” mà dịch “account” ra tài khoản như người Hà Nội là quá hẹp. Kẻ gian có thể xâm nhập và giả danh chúng ta để loan tin nhảm hoặc để lấy thông tin mật của người khác. Nếu kẻ gian dùng trương mục của một chủ tịch doanh nghiệp bị mạo danh và loan tin nhảm cho thị trường thì sao? Nếu vị chủ tịch ra lệnh chuyển ngân giả cho ai khác thì sao? Bắc Hàn còn bắt bí để tống tiền thì mình nên nghĩ đến những kịch bản đáng sợ hơn.
- Thế thì khoa học ta gọi là trí thông minh nhân tạo “artificial intelligence” gồm hai phần, nhân tạo hay artificial có thể là giả tạo hay gian xảo, và thông minh hay intelligence còn có thể là tình báo!
KN 8: Thưa quý vị, từ năm 2016 và nhất là trong suốt năm 2017 này, chúng ta nghe nói đến hiện tượng “fake news” của báo chí Hoa Kỳ về cuộc bầu cử và về Chính quyền Donald Trump. Nhưng nếu Liên bang Nga hay Trung Cộng, vốn dĩ tiến bộ còn hơn Bắc Hàn, mà dùng tình báo giả tạo nhờ trí thông minh nhân tạo để loan tin giả thì sao? Có phải là ông Nghĩa đang nói đến sự kiện ấy chăng?
NXN 8: - Báo chí Mỹ kém trí nhớ và thiếu ý thức lịch sử mà chỉ chửi Trump nên ít biết từ hơn trăm năm trước, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tình báo của Đế quốc Nga đã ngụy tạo danh tính giả để moi tin và xuyên tạc. Họ dịch lại và phố biến cuốn “Dialogues au Enfers entre Machiavel et Montesquieu” nổi tiếng của luật sư Maurice Joly người Pháp như một âm mưu thống trị của dân Do Thái. Sau đó, Đức Quốc Xã dùng sản phẩm xuyên tạc ấy và tàn sát dân Do Thái.
- Thế rồi Liên bang Xô viết còn tiến xa hơn và thời Chiến tranh lạnh thì mật vụ KGB hay quân báo GRU của họ loan tin giả không từ nước Nga mà tại một xứ có vẻ vô hại khác, thí dụ như Ấn Độ, để tấn công Hoa Kỳ. Nào là Mỹ có âm mưu cướp thánh địa Mecca năm 1979 hay mua cơ thể của trẻ em tại Trung Mỹ năm 1980, khiến sứ quán và kiều dân Mỹ bị tấn công bất ngờ. Nạn “fake news” hay tin giả đã có từ xưa và truyền thông Mỹ bị sử dụng làm công cụ xuyên tạc mà có khi chẳng biết. Truyền thông Mỹ không biết thực trạng Hà Nội trong cuộc chiến Việt Nam mà cứ ráo riết nói láo về nạn đàn áp hay vụ chuồng cọp Côn Sơn ở trong Nam!
- Ngày nay, Nga và Bắc Kinh còn tiến xa hơn về tình báo gian xảo nhờ khoa Artificial Intelligence! Và thiên hạ vẫn tin vì tưởng là “mắt thấy tai nghe”. Họ lấy râu ông nọ cắm cầm bà kia mà chúng ta cứ tưởng thật sao?
KN 9: Kim Nhung giật mình về ba chuyện. Thứ nhất là điện ảnh Hoa Kỳ tiến quá xa để gây ảo giác như thật cho khán giả dù đó chỉ là trò giải trí có khi vô hại. Thứ hai là tiến bộ kỹ thuật với hệ thống thu thập và phân tán dữ kiện điện tử đã giúp cho việc phổ biến và giao dịch loại tiền ảo hay “tiền mật mã Bitcoin” như ông Nghĩa vừa nói, chỉ vì mục tiêu làm giàu. Nhưng, thứ ba là kẻ gian hay chế độ hung đồ lại dùng kỹ thuật quá hiện đại ấy để đánh cướp hay phá hoại. Nếu vậy thưa ông Nghĩa, thời sự ngày mai sẽ là gì?
NXN 9: - Là thời sự năm 2018 mới thấy các trận đánh thật sau hai năm thao dượt 2016 và 2017! Và ta nên tỉnh ngủ mà đừng bảo là đã “mắt thấy tai nghe sự thật”! Làm truyền thông thì ta nên ý thức được mối nguy đó mỗi khi tường thuật trên màn ảnh….
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)