khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Quyền lực kinh tế của Tàu Cộng không mạnh như nhiều người vẫn tưởng - Source The Conversation




Sự hiện diện của nền kinh tế Trung Quốc trên thị trường thế giới thực sự nhỏ hơn rất nhiều so với nền kinh tế Hoa Kỳ và nhỏ hơn cả ba quốc gia đồng minh Nhật Bản, Ấn Độ và Úc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cộng lại.


Trong những năm gần đây, các phúc trình của các Tổ chức Tài chính như World Bank đều cho rằng Trung Quốc sắp trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP hàng năm của quốc gia này, khi đổi sang USD sử dụng phương  pháp sức mua tương đương, ước tính khoảng $19 nghìn tỷ, vượt qua GDP của Mỹ là US$17 nghìn tỷ.
 
Theo tác giả Peter Robertson, giáo sư đến từ trường Đại học Tây Úc, thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng phát triển kinh tế cho các quốc gia khác như Úc. Tuy vậy, sự lớn mạnh của Trung Quốc cũng đang gây ra sự khó chịu ở cách Trung Quốc sử dụng quyền lực kinh tế của mình. Cả Washington và Canberra đều đặt ra những câu hỏi làm sao để cân bằng lợi ích kinh tế với những mối quan ngại đang lớn dần về an ninh và chính trị.
 
Là một quốc gia rộng lớn, Trung Quốc hoàn toàn có thể bắt các quốc gia khác phải chấp nhận những tư tưởng và ưu tiên như là một điều kiện để tham gia kinh tế. Tuy nhiên, tham vọng của Trung Quốc vẫn chưa rõ và có thể không đồng nhất với Úc và các quốc gia dân chủ khác trong khu vực.
 
Hơn nữa, sự khẳng định của Trung Quốc ở biển Đông đã làm dấy lên nhu cầu hợp tác về mặt an ninh giữa những quốc gia dân chủ lớn nhất khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, cũng như Hoa Kỳ thông qua Đối thoại An ninh Bốn bên.
 

Trung Quốc lớn mạnh, nhưng Hoa Kỳ vẫn mạnh hơn

 
Những mối quan ngại về an ninh và chính trị là có thật, nhưng đôi chỗ về mặt kinh tế đã bị phóng đại. Cụ thể con số US$19 nghìn tỷ là ước tính dựa trên sức mua tương đương, đã đánh giá quá cao tác động của Trung Quốc lên thị trường thế giới.
 
Sức mua tương đương là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa hai đơn vị tiền tệ của hai nước. Có nghĩa là phương pháp này tính ra số Nhân dân tệ cần có để sống được ở Hoa Kỳ. Đây là phương pháp tính ra GDP của Trung Quốc là bao nhiêu nếu chi phí sinh hoạt ngang bằng Mỹ.
 
Phương pháp này có thể hữu hiệu, nhưng không phải là chỉ dấu thể hiện sức mạnh của Trung Quốc trên nền kinh tế thế giới.
 
Một phương pháp hợp lý hơn là tính xem quốc gia này có khả năng thay đổi cung và cầu của thị trường thế giới như thế nào.
 
Khi xuất khẩu, những quốc gia phải chấp nhận thanh toán dựa trên tỷ giá hối đoái trên thị trường, cũng như khi nhập khẩu phải trả ngoại tệ dựa trên tỷ giá này. Điều này có nghĩa là so sánh thị trường Trung Quốc với Mỹ, chúng ta cần đổi GDP của Trung Quốc, từ Nhân dân tệ qua đô la Mỹ, sử dụng tỷ giá hối đoái thị trường.
 
GDP của Trung Quốc tính theo tỷ giá hối đoái chỉ có US$9 nghìn tỷ, bằng một nửa của Mỹ.
 
Điều này có nghĩa là ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc lên kinh tế thế giới chỉ bằng một nửa của Mỹ.
 
Sự khác biệt trong giá trị cũng thể hiện khi du khách có thể dùng tiền mua được nhiều thứ hơn ở các quốc gia đang phát triển. Giả sử đổi một đô la Mỹ sang Nhân dân tệ, chúng ta có thể mua được nhiều thứ ở Trung Quốc hơn nếu cầm một đô la sang Mỹ, đặc biệt đối với một số dịch vụ như cắt tóc hay đi ăn ở đường phố.
 
Sức mua tương đương là tỷ lệ cho chúng ta biết phải cần bao nhiêu tiền để có thể sống ở Trung Quốc, chẳng hạn để mua một giỏ hàng hóa thì cần đổi bao nhiêu ngoại tệ sang Nhân dân tệ. Tỷ lệ này rất hữu dụng cho khách du lịch khi so sánh chi phí sinh hoạt ở các quốc gia.
 

Sức mua tương đương không thể hiện sức mạnh thực sự của Trung Quốc

 
Nhưng nó không phải là phương pháp tính ra số lượng hàng hóa một người thực sự có thể mua được. Để đo được ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc, phải tính đến sức mua và bán.
 
Tương tự, đây cũng là cách tính ảnh hưởng của mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia dân chủ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
 
Tổng GDP của Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, nếu sử dụng phương pháp sức mua tương đương sẽ nhỏ hơn GDP Trung Quốc.
 
Nhưng tại tỷ giá hối đoái thị trường, độ lớn thị trường của ba quốc gia này đã vượt Trung Quốc. Lý do bởi vì sức mua tương đương khiến Trung Quốc trông có vẻ quá lớn và khiến Nhật Bản có vẻ quá nhỏ so với sức mua và bán thực tế trong thị trường thế giới.
 
Sự khác biệt này rất rõ rệt và khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ về giá trị của các cơ hội kinh tế và hợp tác an ninh của Úc.
 
Nói một cách khác, Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, nhưng vẫn phải mất rất lâu nữa trước khi có thể so sánh với sức mạnh kinh tế của Mỹ.
 
Cho nên dù Trung Quốc rất quan trọng, độ lớn về thị trường của các quốc gia dân chủ trong vùng cũng không nên bị xem nhẹ.
 
 
 
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét