khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Cải cách phong tục VN qua gương xấu con dân Tàu Cộng -Trích từ Ngô Nhân Dụng




"Du khách từ Trung Quốc qua Việt Nam ngày càng đông và càng hỗn, nhưng cũng ích lợi cho người mình. Bà con trong nước đang dùng một lời khuyên rất hiệu quả khi thấy ai có ngôn ngữ, cử chỉ không đẹp. Ghé tai nói nhỏ: “Đừng để người ta tưởng mình người Trung Quốc!” Nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nhưng ai nghe cũng thấy phải xét lại hành vi của mình! Thí dụ, ở Việt Nam bây giờ, trong quán có mấy người cao hứng nói lớn tiếng, tranh nhau nói lấy được, không ai nhường ai, át giọng tất cả mọi người. Lúc đó, chỉ cần một người can ngăn: “Ông ơi, đừng nói lớn quá! Người ta tưởng bọn mình người Trung Quốc!” Nhắc nhở vậy đủ rồi! Người đang cười nói oang oang bỗng đỏ mặt, cái miệng tự đạp thắng, hạ thấp tần số vừa đủ nghe!

Bà con mình đang dùng “câu thiệu” này khắp nơi, khi thấy ai lớn tiếng. Khi đi trên xe buýt, khi cùng lên xuống một chuyến thang máy, khi bàn luận giá cả trong cửa hàng (ngoài chợ thì khó, đủ nghe thì phải nói lớn), cả trong đám bạn bè nhậu nhẹt, nếu thấy ai lớn tiếng quá, cứ dùng lời “đe dọa” này, chắc chắn công hiệu! Trong dịp Tết Tây và Tết Ta sắp tới, sẽ còn rất nhiều người ra đường, đi mua sắm, hội họp ăn uống, chắc lời khuyên bảo này sẽ được nghe nhiều hơn nữa!

Lối khuyên bảo này có thể đem dùng trong nhiều hoàn cảnh khác. Mỗi khi thấy ai có cử chỉ, hành động mà mình nghĩ là kém lịch sự, thiếu văn minh, mình có thể bảo nhau, thí dụ: “Này ông bạn! Đừng khạc nhổ như vậy! Người ta sẽ tưởng mình người Trung Quốc!” Nghe như thế, còn ai muốn khạc nhổ bừa bãi nữa hay không? Cứ thế, chúng ta sẽ nói: “Đừng vứt tàn thuốc lá xuống đường! Đừng vứt xương xuống gầm bàn! Người ta có thể tưởng mình người Trung Quốc!” Hoặc “Ông đến sau, đừng giành chỗ lên trước những người đã xếp hàng chờ! Người ta sẽ tưởng mình người Trung Quốc!”

Người Việt chúng ta nên tiếp tục dùng lời khuyên nhủ này, khắp nơi, đồng bào ở nước ngoài cũng nên bắt chước.

Phong tục, tập quán sẽ thuần hậu. Nhờ đâu mà bà con sáng tạo ra phương pháp “cải cách phong tục” hiệu nghiệm như thế? Trước hết, bởi vì du khách Trung Quốc đang tràn ngập khắp nơi ở nước ta. Những dân lục địa không đủ tiền đi chơi Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, thì họ qua Việt Nam, Lào, Cambodia! Họ kéo đi hàng đoàn, vui vẻ, xí xô nói lớn tiếng, chen lấn, xô đẩy, giành giựt, xả rác, khạc nhổ, coi nước Việt Nam như chỗ không người! Rồi họ lại kỳ kèo, mặc cả, dí đồng tiền “nhân dân tệ” ra bắt người Việt nhận, làm như cả thế giới ai cũng tiêu cái hình Bác Mao!

Người Việt chứng kiến các hành vi thô lỗ của du khách Bắc phương thì cũng cảm thấy mắc cỡ! Đến mình mà cũng thấy xấu hổ cho họ thì đủ biết hành vi của “người lạ” nó “lạ” tới mức nào! Nhưng khi biết hành vi của họ đáng xấu hổ, bà con ta tự nhiên tự xét hành vi của chính mình, của đồng bào mình! Nhiều lúc chính mình có khi cũng không được hoàn hảo! Nhìn các du khách Trung Quốc, thấy như đang soi gương! Ngó mặt mình, ngắm nghía, biết mình phải cũng thay đổi! Đây chính là một cơ hội tự sửa mình!

Từ nay, mỗi lần thấy ai có những hành vi đáng xấu hổ như vậy, người Việt có thể sửa cho nhau bằng một câu nói: “Đừng làm như thế! Người ta lại tưởng mình là du khách Trung Quốc!” Có lẽ lời khuyên răn này sẽ giúp dân mình, ở trong nước cũng như bên ngoài, bỏ bớt được nhiều tât xấu! Sau này, khi người Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới là cư xử lễ độ, nhường nhịn, trọng kỷ luật, phải giải thích cho con cháu hiểu rằng đó cũng là nhờ xưa ông bà, cha mẹ đã thay đổi, cũng nhờ thấy các du khách Trung Quốc!”

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét