khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Bá Chủ Biển Đông - Tác giả Trần Khải



Như thế, Trung Quốc đã trở thành một bá chủ Biển Đông...

Chỉ với chuyện rất đơn giản: một tàu chiến TQ đưa cần cẩu xuống nước, múc ngay tàu ngầm robot của Mỹ lên... và chạy đi, tỉnh bơ.

Thế là Mỹ yêu cầu trả lại... thế là vài hôm sau, TQ trả laị taù ngầm robot.

Không thấy Mỹ hỏi tội TQ chôm chỉa, tội bắt cóc, hay tội sờ mó nhầm tàu ngầm robot...

Nghĩa là, quên đi, phải chăng như thế là thông điệp hòa bình?

Trong khi đó, tại Syria, Mỹ nhiều lần nói rằng Tổng Thống Assad phải ra đi, vì đã vi phạm nhân quyền thê thảm, phải nhường chỗ cho cuộc bầu cử có quôc tế quan sát... Thế rồi, Nga nhúng tay vào, Assad mạnh hơn, chiếm lại Aleppo, bản doanh của quân nổi dậy.

Mỹ im lặng, hết nói.

Nếu Mỹ thực sự muón nhân quyền, tại sao vẫn kết thân với Saudi Arabia, nơi phụ nữ bị cấm lái xe; tại sao kết thân với Mã Lai, nơi bệnh đồng tính luyến ái là vào tù; tại sao kết thân với Indonesia, nơi chạm nhẹ tới Hồi giáo là có thể mất mạng...

Lần naỳ, Mỹ dịu giọng với TQ ở Biển Đông... hẳn là có gì lạ chăng? Hay là Obama muốn để Trump vào giải quyết?

Theo thông tấn ABS-CBN News từ Manila, Philippines, Hải quân TQ có thể đang thiết lập khu tam giác chiến lược để kiểm soát Biển Đông...

Francisco Ashley Acedillo -- cựu tham vấn cao cấp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Philippines -- ghi nhận rằng TQ có thể đang lập khu tam giác sắt trên biển:

Paracels (Hoàng Sa), Fiery Cross (Đá Chữ Thập), và Scarborough (bãi cạn Hoàng Nham).

Ông nói, nếu TQ làm được tiến trình quân sự hóa khu tam giác này là kể như kiểm soát 100% Biển Đông.

Tuần trước, đã có tin rằng TQ gắn vũ khí, kể cả phi đạn phòng không, và hệ thống phi đạn chống phi đạn vào toàn bộ 7 đảo nhân tạo đã xây ở Biển Đông.

Trong khi đó, bản tin VOA cho biết Tổng thống Philippines không từ bỏ” tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông dù đã quyết định tạm gác phán quyết của tòa trọng tài Liên hiệp quốc về đường lưỡi bò qua một bên, theo tuyên bố của giới chức từ dinh Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 21/12.

“Tổng thống khẳng định không từ bỏ vấn đề [Scarborough], nhưng sẽ tạm gác qua một bên để đối thoại một ngày nào đó,” phát ngôn nhân cho Tổng thống, ông Ernesto Abella, cho biết.

Ông Abella nói Tổng thống Philippines tin rằng có các lựa chọn khác để cân nhắc trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Tổng thống Duterte từng tuyên bố ông sẽ đề nghị Trung Quốc cùng chia sẻ các trữ lượng dầu ở các khu vực có tranh chấp thay vì khăng khăng dựa trên phán quyết của tòa trọng tài rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổng thống hôm 20/12 đã nhanh chóng minh xác rằng chưa có chính sách chính thức của chính phủ Manila về chuyện có thể có hợp tác khai thác giữa Philippines với Trung Quốc trong các vùng biển đang tranh chấp.

VOA cũng ghi rằng Philippines gần đây tỏ ra trung lập trong lúc các cường quốc thế giới chỉ trích Bắc Kinh về việc thiết đặt võ khí, kể cả các hệ thống phòng không và chống phi đạn, trên tất cả 7 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.

Manila đang thu hẹp khoảng cách với Bắc Kinh giữa lúc mối quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ trở nên căng thẳng kể từ khi ông Duterte lên làm Tổng thống từ cuối tháng 6 năm nay.

Một bản tin RFA cho thấy VN đang muốn phòng thủ be sườn bên hông...

Bản tin RFA ghi rằng bản Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia được đưa ra hôm Thứ Tư nhân kết thúc chuyến công du của thủ tướng Hun Sen của Xứ Chùa Tháp đến Việt Nam trong hai ngày 20 và 21 tháng 12.

Tuyên bố chung gồm 15 điểm. Trong đó có vấn đề về biên giới chung và tình hình Biển Đông.

Đối với đường biên giới chung chừng 1 ngàn kilomet giữa hai phía, tuyên bố chung tái khẳng định tôn trọng và thực thi đầy đủ các hiệp ước hoạch định biên giới và các hiệp định, thỏa thuận liên quan về biên giới đã ký kết giữa hai nước. Trong thời gian qua Ủy ban Liên hợp về phân giới cắm mốc trên đất liền đã hoàn thành hơn 83% khối lượng công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền.

Đặc biệt là về Biển Đông, RFA viết:

“Hai phía cam kết phối hợp cùng nổ lực thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng vũ lực phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.

Trong hai ngày công du Việt Nam lần này của thủ tướng Hun Sen hai phía còn ký kết 3 văn kiện hợp tác, trong đó có hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù ở hai lân bang và hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa hai chính phủ.”

Tuy nhiên, đỡ được be sườn gần, lại có thể lại hở be sườn xa...

Bản tin RFI ghi rằng hôm 20/12/2016, một phát ngôn viên bộ Quốc phòng Thái Lan thông báo là nước này hiện đang thảo luận với Trung Quốc về việc xây dựng các cơ sở sửa chữa và bảo trì vũ khí ở Thái Lan, cũng như muốn nhờ Trung Quốc giúp sản xuất vũ khí, một dấu hiệu mới cho thấy quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Bắc Kinh với đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á.

Quan hệ giữa Thái Lan và Hoa Kỳ đã xấu đi kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Quân đội Thái Lan cho rằng cuộc đảo chính này là cần thiết nhằm chặn đứng tình trạng hỗn loạn đã kéo dài nhiều tháng trời, với những cuộc biểu tình rầm rộ dẫn đến việc lật đổ một chính phủ dân cử.

RFI nhắc thêm:

“Washington đã nói rõ rằng quan hệ với Bangkok chỉ có thể trở lại bình thường một khi nền dân chủ ở Thái Lan được tái lập. Các tướng lãnh cầm quyền đã hứa sẽ tổ chức bầu cử vào năm tới, bây giờ phải chờ xem cuộc bầu cử này có sẽ đáp ứng những yêu cầu của Hoa Kỳ hay không.”

Mỹ đòi hỏi nhiều chăng? Tại sao Mỹ không đòi VN phải bầu cử cho thực sự dân chủ, mà laị đòi Thái Lan?

Tại sao Đài Loan dân chủ, Mỹ lại không dám kết thân, mà lại đi kết thân với độc tài Bắc Kinh?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét