khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Hy vọng ở trong 1 cõi nhân gian bé tí: Xứ Bắc Kít - Tác giả Nguyễn Quốc Trụ



Khi nghĩ đến thực phẩm, là tôi nghĩ đến sắp hàng. Tôi là đứa trẻ của tem phiếu, khẩu phần, và phần lớn học vấn của tôi về thế giới và về những con người cư ngụ ở trong đó, thì là từ cái việc sắp hàng để lãnh thực phẩm.

Đó là thời kỳ Bắc Kinh của thập niên 1970, và hầu hết những món ăn bày trên bàn – cơm gạo, bột, dầu ăn, thịt heo, cá, trứng, đường, đậu hũ – là đều qua “tem phiếu”, lãnh theo đầu người.

Cái “không tem phiếu”, thì đều là những điều kỳ diệu mà một đứa trẻ khám phá ra trong thế giới. Mỗi Chủ Nhật, tôi đi mua đồ ăn, cùng với cha tôi. Ui chao đủ thứ rồng rắn, và cha tôi nhét tôi vô hàng dài nhất, trước khi lựa cho ông, cái ngắn nhất. Dãy người sắp hàng chuyển động như 1 con run. Và, không chỉ can đảm, mà còn là niềm tin, đối với 1 đứa bé, bốn hoặc năm tuổi, đứng ở trong 1 hàng người, một mình chống lại “loài người”, hở 1 chút là cắt nó ra khỏi “con trùn”.

Để giữ dịt lấy chỗ của mình, tôi học được 1 mánh, chẳng cần biết kẻ đứng trước tôi bực mình đến cỡ nào, tôi cứ dính chặt vô lưng của người đó, như 1 con đỉa đói [ui chao, hình ảnh này nhớ đời, hà hà!]
Nhưng khủng nhất, là nỗi sợ, một khi tới lượt tôi, đứng đối diện với người bán hàng, cha tôi không xuất hiện kịp?

Giả như tôi, bị bỏ mặc, cho đến hoài hoài, trong con trùng chậm rãi di động đó?

Nhưng ông luôn trở lại kịp, đúng lúc, và tôi bèn học thưởng thức, enjoy, những điều thần kỳ trong tiệm. Trên đầu tôi là 1 hệ thống di chuyển với những đường xe ngoằn ngoèo, Những người phụ tá trong tiệm sẽ đính tiền mua đồ của khách hàng vào những con “chip”, và tiền bèn chạy tới người giữ két, và sau đó, tiền thối, cũng sẽ theo 1 cách như vậy, trở lại với khách mua đồ. Có 1 bộ phận gắn vào cái chum khổng lồ đựng dầu ăn, và khi một khách hang đưa cái chai cho nhân viên, người này bèn đi 1 đường, di chuyển 1 cái nấc, tới con số chỉ lượng dầu, từ trong chum chảy vô chai. Trên quầy hàng, những tảng thịt heo mới mời mọc làm sao, tuy nhiên, chuyên gia cắt sẽ chỉ để vô tay khách hàng 1 miếng, nhiều mỡ hơn là thịt, và khi bạn tính mở miệng phản đối, thì khối thịt đã chuyển động, nói đúng hơn, chuyên gia cắt thịt đã kéo nó về, và những người khách khác đã hỏi mua. Khẩu phần, tem phiếu.. không có nghĩa, bạn luôn luôn có đúng phần chia của mình.

Giữa những điều huyền diệu, luôn có những hạt sạn tàn nhẫn, khốn kiếp - cái hiện thực mà giả tưởng chẳng đáng xách dép nó - Một người đàn ông từ dòng người này, lảo đảo bước tới dòng người khác, có ai nhìn thấy, hay lượm được, cuốn sổ lãnh thực phẩm của gia đình tôi không?

Và chẳng ai dám nhìn vô đôi mắt khẩn cầu, van vỉ của ông ta.

Một lần khác, là 1 đám đông xúm lại nuốt từng lời chửi bới giữa hai bà Bắc Kít, bằng những từ khủng nhất trong kho tự vựng của giống dân này! Cái bà, trông dâm đãng hơn bà kia, đứng chống một tay vào…  háng, tay kia xỉa xói, mi tính dùng tí nhan sắc tàn tạ của mi, để có được miếng thịt lợn ngon hơn của tao ư, con mụ "đĩ thúi" kia!

Thỉnh thoảng, buồn buồn, đám nhân viên XHCN phục vụ nhà hàng Xếp Hàng Cả Ngày, bèn ngưng 1 phát, để lèm bèm về cuốn phim Đến Hẹn Lại Lên, hay Anh Hùng Trỗi, mặc cho mọi người dài cổ đợi. Một lần, dẫy người xếp hàng ăn ra cả bên ngoài cửa hàng, và tôi nhìn thấy 1 cái xe buýt cũng nhập vô. Người lái xe thò cổ ra bên ngoài, nhìn 1 ông già chạy theo xe buýt, cố bám kịp nó. Và đúng lúc ông già tới được cửa xe, thì anh tài xế con người mới XHCN bấm nút, đóng sầm nó lại, với 1 nụ cười đến tận mang tai, bye bye anh già!

Nếu bạn là 1 đứa trẻ của tem phiếu, của khẩu phần XHCN, sớm, muộn gì thì cũng tới 1 ngày, bạn hiểu ra rằng, không chỉ có đồ ăn thức uống, thực phẩm là “tem phiếu”. Bởi là vì cùng với nó, còn là hy vọng, phẩm giá, sự hài lòng, dễ chịu, sự an ủi, và tình yêu. Khi mẹ tôi nghe tôi kể là tôi đã khóc vì ông già chạy theo cái xe buýt, bà lau nước mắt nhục nhã xấu hổ của tôi, và mắng, trái tim của mi sao như của con gái!

Nhưng ngay cả trái tim mềm yếu của 1 đứa trẻ thì cũng kiếm ra một ông Bụt, và ông Bụt có lần mỉm cười với nó. Đứng xếp hàng trong một bữa Chủ Nhật, tôi để ý tới một bịch trứng ở trên quầy. Không phải là lần đầu tiên một chuyện như thế xẩy ra: Như tôi đã từng biết, một người khách hàng may mắn có thể có được bịch trứng, bán ra với giá rẻ, và - sướng ơi là sướng – nó không ghi vào “sổ tem phiếu”!

Chúng tôi đợi cho nhân viên mậu dịch giơ ngón tay thần kỳ của mình lên… nó chỉ đúng vào ông bố của tôi, và phán, nếu chúng tôi muốn, nó sẽ là của chúng tôi. Tôi trở về nhà, luôn ở phía sau cha tôi một bước chân, để tha hồ mà ngắm cái bịch nhựa trắng đựng trứng, chừng hơn chục cái, lòng đỏ lòng trắng, vỏ lẫn lộn. Đó là 1 ngày nắng ấm, và nhà chúng tôi không có tủ lạnh, thế là cha tôi bèn đưa lên bếp liền lập tức, và tôi cảm thấy mình nằm giữa lớp trứng chiên trong cái dĩa nơi bàn ăn.

Nếu bạn là đứa trẻ của tem phiếu, bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy một sự xa hoa như thế. Bạn sẽ lớn lên và luôn luôn cảm thấy hy vọng, khi bạn nhìn thấy một cái dĩa đầy trứng chiên. Ba mươi năm sau, cũng vẫn cảm giác như thế, đối với tôi, nhưng một cái bóng mờ kèm theo với nó. Cái ngày mà bạn đủ may mắn để có chậu trứng, bạn cũng nhìn thấy cả 1 dòng người dài, những kẻ xa lạ, nhìn bạn với ghen tuông, và ngay cả, thù hận.

Bạn đâu phải là bạn? Bạn là kẻ được tem phiếu - như một bà mụ - nắn khuôn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét