khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Hai quan điểm về bầu cử ở Hoa Kỳ



Bầu cử TT Mỹ: Trò hề "dân chủ" (Luận điệu báo lề phải CSVN)



Người dân Mỹ đang bỏ phiếu "bầu cử" Tổng thống Mỹ, dân Việt nô nức xem, nhưng ai cũng nhận ra sự dân chủ giả hiệu của cường quốc chuyên đi ban phát dân chủ này.

Hẳn ai cũng biết, người dân Mỹ không bầu trực tiếp tổng thống Mỹ, mà là Đại cử tri.

Chỉ có 538 đại cử tri bầu tổng thống chứ không phải 300 triệu người dân Mỹ, và lá phiếu của họ, chứ không phải lá phiếu người dân, quyết định tổng thống là ai.

Tiếp nữa, dù ứng cử viên là ai, dù là đảng nào, thì phía sau luôn là các tập đoàn lớn, những tay tài phiệt khổng lồ thao túng chính quyền Mỹ. Nói không ngoa, chính tầng lớp tư sản, chứ không phải nhân dân lao động, là người giật rối tổng thống, diễn nên 1 vở kịch màu mè và sống động hòng lừa mị nhân dân từ mấy trăm năm nay.

Trump hay Clinton, không quan trọng, dù là ai thì giai cấp tư sản, những tay tư bản khủng bố cũng chiến thắng, trái ngược hoàn toàn với đất nước ta, giai cấp lao động làm chủ đất nước.
 

Ls Lê Công Định phản ứng:
 

Việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ đã đánh tan luận điệu tuyên truyền quen thuộc ở các nước theo thể chế độc tài, rằng chỉ những ai hoặc đảng phái nào có kinh nghiệm cầm quyền mới đủ khả năng điều hành đất nước tốt hơn.

Luận điệu đó thiếu thuyết phục ở ba điểm chính sau đây:

Thứ nhất, trước khi cầm quyền, chẳng ai hoặc đảng phái nào có kinh nghiệm điều hành đất nước cả, nhưng họ vẫn có thể cầm quyền đấy thôi, và theo thời gian sẽ dần thu thập kinh nghiệm.
...
Thứ hai, vấn đề chính không phải là kinh nghiệm cầm quyền, mà ở những chính sách khả dĩ tạo điều kiện phát triển đất nước trong tương lai hay không mà thôi. Hơn nữa, cầm quyền càng lâu, càng trì trệ và tham nhũng.

Thứ ba, việc lựa chọn cuối cùng luôn thuộc về người dân thông qua bầu cử công bằng, trong đó các ứng viên hoặc đảng phái, dù có kinh nghiệm hay không, đều nhận được cơ hội tranh cử ngang nhau.

Kẻ tuyên truyền thật ra cũng hiểu rõ ba điều trên, nên tuy tung ra xảo ngôn về kinh nghiệm cầm quyền, họ vẫn không dám tổ chức một cuộc tranh cử công bằng nào. Vì nếu có, họ chắc chắn sẽ bị đánh bại bởi một lực lượng mới, tuy có thể thiếu kinh nghiệm cầm quyền, nhưng đầy năng lực và tư duy quản trị đất nước tốt hơn.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét