khktmd 2015
Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016
DÂN CHỦ VÀ LÀM CHỦ TẬP THỂ - Tác giả Nguyễn Hữu Phương Hùng
Phạm trù triết học về Dân Chủ và Làm chủ tập thể của tổng bí thư Lê Duẩn làm kim chỉ nam cho dường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam , ta thấy gì ở đây ?
Hệ luận muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa nhưng hình thái cụ thể , mô hình chủ nghĩa xã hội đó chưa ai thấy , ai biết , còn đang dò dẫm , thí nghiệm thì làm sao có được con người xã hội chủ nghĩa ? Việc này giống như việc anh nhà giàu nọ muốn xây một cái nhà lầu 4 tầng lấy le với bà con chòm xóm nhưng nhà chẳng có bản vẽ ,chẳng có bản chiết tính vật liệu , nhân công , dự toán tài chánh gọi mấy anh nông dân đến giao việc thi công . Công trình đó ta nhắm mắt cũng biết số phận nó thế nào rồi . Nếu là cái nhà lá cột chôn thì ai cũng làm được vì mô hình đã có sẳn từ đời ông cha truyền lại
Lý thuyết có vẻ logic nhưng không hiện thực . Con người xã hội chủ nghĩa ở đâu ra để thực hiện LÀM CHỦ TẬP THỂ đây ? Đòi hỏi con sinh ra cha , chuyện đời xưa chưa bao giờ nghe ai kể .
Làm chủ tập thể tức là ai cũng là chủ trong tập thể đó .Và cũng có nghĩa là không ai là chủ cả.Trong cái cơ ngơi đồ sộ không có chủ ,mạnh ai nấy làm theo ý mình , không ai quản lý , gìn giũ bảo quản tài sản thì loạn mất . vậy thì, phải có người làm chủ thật sự chứ , để lãnh đạo , quản lý , điều hành . Tất nhiên phải là người của Đảng , Nhưng công khai chỉ định người của Đảng đến nắm quyền làm chủ , tập thể sẽ phản ứng , không thuyết phục được quần chúng , người ngoài nhìn vào sẽ thấy ĐẢNG độc tài , độc đoán , độc quyền sao , thất chính trị . Để danh chính ngôn thuận , biện minh cho vai trò làm chủ của Đảng trong làm chủ tập thể phải có hệ luận thứ hai : DÂN CHỦ TẬP TRUNG và TẬP TRUNG DÂN CHỦ .
Trong Hiến chương Liên hiệp quốc , quyền làm người , tự do và dân chủ là tối thượng , quyền hẳn hoi chứ không phải là khái niệm trừu tượng . Dĩ nhiên nó dị ứng với mọi thể chế chính trị . mức độ khác nhau .nơi nhiều, nơi ít , tùy theo chế độ cầm quyền của mỗi nước . Cách hiểu tương đối giống nhau nhưng vận dụng thì…tùy tiện ,miễn sao có lợi cho nhà cầm quyền . Với anh Ba , trong làm chủ tập thể , dân chủ phải là dân chủ tập trung , và tự do là tự do có điều kiện , tự do trong khuôn khổ cho phép.. Không giống với những nước không theo ý thức hệ Cộng sản..
Dân chủ ở đây phải tập trung cho tập thể . Tập thể mới có quyền dân chủ ,..tập trung dân chủ là vậy . Để chứng tỏ đó là một phạm trù triết học cao siêu , phàm phu tục tử ít học , thiếu kiến thức bị lạc vào cái rừng tư tưởng này như mê hồn trận , anh Ba đảo ngược tập trung dân chủ thành dân chủ tập trung làm vế thứ hai . Trò chơi chữ nghĩa ấy mà . Mặc dù nội dung không khác nhưng ngữ nghĩa có khác , vế đầu là khái niệm triết học ,là lý thuyết . vế sau là áp dung , cách thục hiện khái niệm ấy . Nói nôm na muốn có tập trung dân chủ phải tổ chức bầu người thay mặt cho tập thể đó . Từ hán việt , đại là thay , diện là mặt . Chỉ có người đại diện mới được sử dụng quyền dân chủ thôi .Muốn có đại diện tập thể phải họp lại để bầu bán cho dân chủ . Nhưng Đảng đã chọn thay cho tập thể người đại diện rồi đưa ra bỏ phiếu để hợp thức hóa . Trò dân chủ đã diễn xong . Thế đừng có ai kêu ca là thiếu dân chủ nhá ! Dân chủ đại diên vô cùng là khoa học , Đảng cử ,dân bầu , sang kiến vô địch .
Tư tưởng chỉ đạo kể trên , trong nội bộ Đảng có nhiều vị có trình độ , có kiến thức thấy rõ là “ quá tả “, dân chống đối . thậm chí đảng viên cũng không đồng tình , áp dụng sẽ thất bại . Nhưng tại đại hội , nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số bắt buộc phải phục tùng . Thử hỏi trong đai hội , đa số đại biểu là nông dân chính hiệu , công lao , thành tích chiến đấu thật nhiều , nhưng vốn văn hóa thì thật ít làm sao biết được hậu quả sẽ ra sao , huống hồ anh Ba là lãnh tụ kiệt xuất , uy danh như thần thánh ,ai cũng nể phục vô diều kiện , không nghe theo anh ba sao được . Kẻ nào dại dột phát biểu khác đi , không thân bại danh liệt thì cũng mất ghế ,mất lon . Cho nên , bao giờ cũng là …” thắng lợi lớn “ , “ thống nhất cao “ , “trăm phần trăm “ dành cho cán bộ làm công tác tuyên giáo , thành một công thức bất biến.
Thất bại của LÀM CHỦ TẬP THỂ rút ra nhiều bài học lớn về học thuyết , về ý thức hệ, về thực tiễn vận dụng chính sách và cũng lòi ra những nguyên tắc , phương pháp , cơ chế tổ chức không còn phù hợp với tiến bộ , khoa học , sinh hoạt xã hội ngày nay . Những nguyên tắc , cơ chế được xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp , chống Mỹ , không còn hợp với thời độc lập , hòa bình ,xây dựng đất nước . Không thể cứ ở trình độ du kích mãi , phải tiến lên chứ. Là một chính Đảng , lại là Đảng cầm quyền , nếu thật sự vì nước vì dân thì Đảng phải tự đổi mới mình , phải tắm rửa cho sạch ,thay quần áo sạch , quần áo cũ dang mặc hiện nay vừa cũ vừa chật , phải đổi mới cái đầu , nếu cần phẫu thuật cắt bỏ những mô, những tế bào bi hoại tử , ung thư , những cục máu đông hãy can đảm , chần chờ sẽ nguy ngay .
Nhận thức ngày nay , chuyện đa đảng hay độc đảng không quan trọng . Quan trọng là tài năng, đạo đức , nhân cách thế nào , làm được gì cho dân cho nước , đối xử với dân, với tổ quốc ra sao , có được dân tin , dân yêu hay không . Học thuyết dù có cao siêu đến đâu , Ý thức hệ có tiến bộ đến cở nào , ứng dụng vào cho một quốc gia mà quốc gia đó cứ lao đao ,nghèo khó, rối rắm , xã hội ly tán ,lòng dân không yên , cứ mãi chạy sau các quốc gia khác mà hít bụi thì ý thức hệ , học thuyết đó có đáng để ta phải vì nó không ? Thà độc đảng mà như Singapore , chỉ có mỗi đảng là dảng Hành động do ông Lý quang Diệu sáng lập để lãnh đạo đất nước . Đất nước Singapore thế nào , đời sống dân chúng Sing ra sao mà được thế giới ngưỡng mộ , còn Đảng ta thì sao ? Hãy học tập cái hay của người , tích cực thanh lọc cái ung nhọt , cái xấu cái dỡ , tự khắc dân sẽ tôn thờ , dù Đảng có muốn giải tán dân cũng không cho .Đàng cần gì phải sợ mất Đảng . Đa đảng như Thái lan , như Pháp , Pakistan …v..v.. dân sợ lắm rồi . Đa đảng chỉ có loạn thêm. Cho nên nên hư, tốt xấu , mất còn của một Chính Đảng là do tự thân đảng ấy chứ không phải do nhiều hay ít đảng trong một quốc gia..
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét