Thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã buộc Mỹ trở lại một quân cảng chiến lược và tạo lên sự gắn bó giữa hai cựu thù.
Trong vở kịch lừng danh “Bão Tố” của Williams Shakespeare có cảnh “đồng sàng dị mộng” của anh hề Trinculo và Caliban. Theo hầu Caliban ở một hòn đảo hoang vu, bất thình lình bão ập tới, tầu đắm, không nơi trú ẩn, quần áo rách rưới, Trincula núp dưới áo khoác rộng của Caliban để tránh gió mưa. Trú ẩn trong đó, Trinculo ngửi thấy toàn mùi tanh hôi, thốt lên “Không biết đây là người hay cá?”; “Không biết đây là người hay xác chết?”, nhưng thà phải hít mùi tanh hôi còn hơn chết cóng ngoài kia.
Đưa một áng văn, về chiếc áo khoác của Caliban, áp dụng vào sân khấu chính trị thế giới, nhân vật chính phải mau lẹ, dẹp bỏ những khác biệt khá tanh hôi nhỏ lẻ để cùng nhau chống lại kẻ thù chung. Dù ai cũng biết, khi bão tố qua đi, Trinculo sẽ thoát ngay ra khỏi chiếc áo tanh hôi. Điều này đã xảy ra trong Thế chiến II ở trường hợp Liên Xô.
Chính trị châu Á, nhất là Việt Nam đã trải qua nhiều pha “đồng sàng dị mộng” giữa Mỹ và Việt Nam. Trung Quốc quá hung hăng ở Biển Đông, đã buộc hai kẻ cựu thù ngồi lại với nhau đề cùng bảo vệ bầu trời và biển Việt Nam.
Ngày 23/5, nhân chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama đã gỡ bỏ lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương và xiết chặt quan hệ kinh tế với Việt Nam trong khi thành tích nhân quyền của Việt Nam đã rơi xuống đáy. Những chi tiết cụ thể mà hai chính phủ đã bàn thảo không được công khai. Obama phủ nhận quyết định của ông nhằm vào Trung Quốc. Thế mà có người vẫn tin Obama đã hạ nhục Trung Quốc trong chuyến đi này.
Vậy, Hà Nội và Washington là hai nhân vật trong “Bão Tố”của Shakespeare không? Khi cơn bão tố đã qua, ai sẽ chui ra?
Tin đồn rằng Hà Nội mở cửa Cam Ranh cho Mỹ là một món “lại quả” sau quyết định gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Obama. Nếu vậy, (xin đừng nổi nóng với tôi ở đây) lãnh đạo Việt Nam đã nhập vai Trinculo, núp trong áo khoác của Caliban, để tránh gió mưa trong khi vẫn để Trung Quốc ngủ chung giường.
Tùy thuộc vào những thỏa thuận, Việt Nam để cho Hải quân Mỹ được sử dụng Cam Ranh khi hoạt động ở phía tây Biển Đông, rộng khoảng 1.4 triệu dặm vuông. Trong khi Trung Quốc coi thường luật biển, luôn đưa ra luận điệu “lãnh thổ không thể phủ nhận” trải dài toàn bộ bầu trời và vùng biển Đông Nam Á, có những chỗ lấn sâu vào lãnh hải Việt Nam. Vây, Washington buộc phải phản ứng lại những thách đố này.
Mỹ đưa tàu chiến và máy bay vào vùng tranh chấp cùng với những đồng minh là để khẳng định cộng đồng quốc tế không cho Bắc Kinh cướp biển trời của những nước láng giềng. Không cho Bắc Kinh coi thường luật pháp quốc tế, mở rộng lãnh hải.
Những quốc gia quanh Biển Đông phải luôn nhớ điều này, liên tục duy trì sự tự do hàng hải. Có một thứ luật bất thành văn rằng: Mọi điều luật chỉ là giấy lôn. Những nước quanh Biển Đông sẽ mất tất cả theo thời gian, nếu chính phủ của họ lờ đi những phần lấn sân nhỏ giọt của Trung Quốc. Nếu Việt Nam bỏ qua mặt trận pháp lý, không đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì sớm muộn gì Việt Nam cũng mất sạch.
Mọi hoạt động từ việc thăm dò, nghiên cứu lòng đại dương, chuyến bay, vùng đặc quyền, thềm lục địa v.v.. phải được bảo đảm của Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Không dùng những phương tiện pháp lý này là một tổn thất lớn.
Để duy trì một lực lượng hải quân, hải giám rất cần hải cảng. Tàu thuyền không thể ở ngoài khơi lâu bởi nó cần bảo trì và hậu cần.
Cam Ranh là một cảng quan trọng do người Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19, thời Đông Dương thuộc địa. Nó đã tham dự vào những sự kiện lịch sử quan trong của thế giới. Thí dụ, Đô đốc người Nga Zinovy Rozhestvensky đã đưa Chiến hạm Baltic gần như kiệt quệ vào Cam Ranh tu sửa, tiếp nhiên liệu, thực phẩm, rồi tiến thẳng về hướng bắc giao chiến với hạm đội Nhật dưới sự chỉ huy của Đô đốc Heihachiro Togo. Cuộc thư hùng trên biển này được biết tới với tên “Trận đánh trên Eo biển Tsushima” vào ngày 27/5 cách đây 111 năm.
Nếu không có vai trò của Cam Ranh mà Nhật đã chiếm vào 1941 thì Nhật không thể tiến xa đến các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Vị trí chiến lược của Cam Ranh đã trở thành địa điểm lý tưởng cho Nhật mở cuộc tấn công chiếm gọn Malaysia và Singapore.
Bắt đầu vào giữa thập kỷ 1960s, quân đội Mỹ xây dựng hạ tầng để tiếp vận cho cuộc chiến ở Việt Nam. Sau biến cố 1975, Liên Xô thiết kế mở rộng và nâng cấp. Gần đây, Việt Nam xây dựng theo thiết kế của Liên Xô, cung cấp dịch vụ cho tầu quốc tế.
Giờ đây, người ta chỉ mong đợi quyết định của Hà Nội cho Hải quân Mỹ trở lại nơi này. Hy vọng rằng cả Hà Nội và Washington cùng bịt mũi lại để đỡ ngửi mùi tanh hôi của nhau, để quyết định cho tàu Mỹ về lại bến cảng xưa.
Thuyền trưởng Alfred Thayer Mahan đã giải thích vai trò quan trọng của một của quân cảng như Cam Ranh. Theo ông: Một quân cảng chiến lược có ít nhất một trong ba đặc điểm: Vị trí địa lý. Khả năng phòng thủ tự nhiên và trả đũa nếu bị tấn công. Nguồn cung ứng hậu cần. Áp dụng những kiến thức của Mahan thì Cam Ranh có đủ cả ba đặc điểm trên.
Cam Ranh nằm trên giao điểm từ miền đông tới Eo biển Malacca. Nó có thể kiểm soát được toàn bộ con đường hàng hải huyết mạch này. Cam Ranh rất gần vùng biển tranh chấp, gần hơn quãng đường từ cảng Sanya, Hải Nam tới vùng tranh chấp.
Cam Ranh còn có khả năng đưa tàu ngầm lặn sâu vào đáy đại dương rất nhanh. Tàu ngầm sẽ biến mất ngay khi vừa rời bến, vì biển ở đây rất sâu. Tám năm qua Hà Nội đã đầu tư vào đội tàu ngầm động do Nga chế tạo để ứng phó với Trung Quốc.
Sức mạnh của một quân cảng là gì? Không có một căn cứ quân sự nào, kể cả Cam Ranh, thoát khỏi tầm ngắm của tên lửa. Nhưng Cam Ranh vẫn là một địa điểm tốt hơn bất cứ mọi quân cảng khác. Bởi, hình thể, kích thước, và cấu trúc địa lý tư nhiên của nó có thể đánh lừa được mọi đấu thủ. Điều này cũng giúp khả năng nghi binh, tránh được mọi hình thức tấn công, tăng cường khả năng phòng thủ.
Cuối cùng, Cam Ranh đươc bao quanh bởi nguồn thiên nhiên phong phú. Quân cảng Cam Ranh nằm không xa vịnh, không xa vùng giàu có của Nam Việt Nam, không quá xa Sài Gòn, thực phẩm và nhiên liệu dồi dào.
Nếu Hà Nội đồng ý để Hải quân Mỹ sử dụng quân cảng này lâu dài, thì việc tu sửa, thiết bị, nâng cấp, cung ứng cho Cam Ranh chỉ là chuyện nhỏ. Hải quân Mỹ đã từng đồn trú ở nhiều quốc gia trên thế giới hàng thập kỷ. Điều này cũng được áp dụng trên bờ biển Việt Nam.
Hãy để ý vào chuyến viếng thăm tuyệt vời của Obama. Câu hỏi đầu tiên mà ai cũng quan tâm: Lãnh đạo Việt Nam có để cho Mỹ sử dụng quân cảng Cam Ranh hay không? Câu hỏi thứ hai là: Nếu có, thì theo thể thức nào? Chỉ chấp nhận hình thức “thăm viếng chu kỳ”? Hay, Hà Nội uyển chuyển hơn cho đồn trú lâu dài. Câu hỏi thứ ba: Hà Nội cho phép được sử dụng trên diện tích bao nhiêu với loại cẩu cảng nào? Loại tàu nào được cập bến?
Cái gì đã làm cho Hà Nội phải cho Hải quân Mỹ đồn trú tại Cam Ranh? Đón chào một cựu thù trở lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một việc nhỏ, dù rằng bốn thập kỷ đã trôi đi. Liệu hải quân của hai quốc gia có thể hợp tác tuần tra trong vùng tranh chấp? Liệu Hải quân Việt Nam có thể bảo vệ được vùng biển của Việt Nam không? Hay Hà Nội nên để Mỹ toàn quyền ứng phó với mọi hoàn cảnh?
Hãy tưởng tượng ra, Trinculo trú ẩn dưới vạt áo của Caliban chỉ vì lợi ích tạm thời. Nhưng lãnh đạo Việt Nam sẽ nhìn rõ cách mà Hải quân Mỹ cư xử. Biết đâu họ sẽ đổi ý, để cho Hải quân Mỹ sử dụng vịnh Cam Ranh mà không hề mất chủ quyền. Kẻ thù xưa giờ đây là bạn sẽ là sức mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét