Càng gần đến ngày Tòa án Trọng tài Thường trực ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Bắc Kinh càng lên tiếng yêu cầu các nước ngoài vùng này ngưng can thiệp vào tranh chấp.
Trong một bài viết đăng trên nhật báo Anh Daily Telegraph số ra ngày 10/06/2016, đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn Lưu Hiểu Minh đã kêu gọi Philippines trở lại một giải pháp thương lượng cho vấn đề Biển Đông, đồng thời yêu cầu một số nước ngoài vùng này « ngưng đùa với lửa ».
Trong bài viết, đại sứ Trung Quốc bác bỏ lập luận cho rằng việc Bắc Kinh không thi hành phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ gây phương hại đến hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp và đe dọa đến hòa bình và ổn định trong vùng. Ông Lưu Hiểu Minh viết rằng, vụ kiện này do Philippines đơn phương tiến hành và đây là một mưu toan nhằm « hợp thức hóa việc nước này chiếm đóng trái phép các đá và đảo của Nam Sa (Trường Sa) ».
Ông Lưu Hiểu Minh đã ám chỉ Hoa Kỳ khi viết : « Trong nhiều năm qua, một nước ngoài vùng này đã gia tăng chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương. Các chính trị gia của nước đó đã có những tuyên bố mang tính gây hấn khi nói về vấn đề Biển Đông. Quân đội của họ cũng đã can thiệp ồ ạt vào Biển Đông và các vùng chung quanh ». Đại sứ Trung Quốc ở Luân Đôn còn chỉ trích Hoa Kỳ vẫn chưa ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nhưng lại cứ cáo buộc Bắc Kinh là không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Vị đại sứ Trung Quốc tại Anh nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là Tòa án Trọng tài Thường trực không có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines và tòa án đã lạm quyền khi chấp nhận xét xử vụ này.
=============================================
F35 của Mỹ trả lời Tàu Cộng:
Phi cơ tàng hình Mỹ F-35 sẽ là ngôi sao trong triển lãm hàng không Farnborough ở Anh vào giữa tháng Bảy 2016. Quốc tế từ lâu vẫn chờ đợi công cụ chiến tranh siêu tinh xảo và đắt giá này được trình làng.
Khởi đầu từ thập niên 90, chương trình F-35 là dự án vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Tổng giá trị ước lượng gần 400 tỉ đô la cho Lầu Năm Góc, để sản xuất khoảng 2.500 chiếc F-35 trong các thập kỷ tới.
Chiến đấu cơ này, một kỳ tích về vi tính với 8 triệu dòng mã (code) cho các máy tính của phi hành đoàn, lẽ ra đã tung cánh tại triển lãm Farnborough từ năm 2014, nhưng vào phút chót phải nằm lại trên mặt đất vì một sự cố động cơ. Lại thêm một vố nữa cho chương trình mà từ lúc khởi động đã nhiều lần bị đội giá và chậm trễ.
Nhưng giờ thì tương lai của chiếc phi cơ do hãng Lockheed Martin sản xuất đã sáng sủa hơn, và rốt cuộc có vẻ sẵn sàng cho cạnh tranh quốc tế, bắt đầu chứng tỏ năng lực của mình. Theo tướng Chris Bogdan, người lãnh đạo chương trình vũ khí, thì « Những khâu chính của việc triển khai sẽ được hoàn tất từ nay đến đầu năm 2018 ».
F-35 sẽ chính thức được đưa vào phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, vốn đã sử dụng từ mùa hè rồi khoảng hơn chục chiếc F-35 B (có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng) phiên bản « thô », không được trang bị bất kỳ loại vũ khí nào.
Không quân Hoa Kỳ cũng sẽ đưa vào sử dụng những chiếc F-35 A đầu tiên (cất cánh và hạ cánh theo kiểu cổ điển) từ nay đến cuối năm 2016, và cũng vẫn là phiên bản thô.
Ưu thế siêu việt
Nhịp độ sản xuất gia tăng và tướng Chris Bogdan ước tính sẽ giao 53 chiếc máy bay trong năm nay, sau khi đã giao 45 chiếc trong năm 2015. Tổng cộng 155 chiếc F-35 đã được xuất xưởng. Tám nước khác tham gia chương trình F-35 sẽ được giao hàng tận nơi. Hà Lan đã tiếp nhận hai chiếc tại căn cứ không quân Leeuwarden.
Nhà phân tích hàng không Mỹ Richard Aboulafia nhận định : « Về mặt kỹ thuật, chiến đấu cơ này đã vượt qua giai đoạn tệ hại nhất ». Về phía Jerry Hendrix, một chuyên gia của chương trình vũ khí ở CNAS (Trung tâm an ninh mới Hoa Kỳ) – một think tank ở Washington, ban đầu rất nghi ngờ về khả năng của F-35, nay cho rằng : « Vẫn còn các khó khăn về phần mềm, và với các tai nghe mới giúp phi công có tầm nhìn 360° xung quanh. Nhưng chiếc phi cơ, động cơ và cánh hiện hoạt động rất tốt ».
Tướng về hưu David Deptula khẳng định : « Nếu trò chuyện với các phi công điều khiển F-35, họ sẽ nói rằng hãy còn những thử thách phải vượt qua, nhưng đồng thời đây là một tiềm năng siêu việt và quý giá cho những quốc gia chọn lựa chiến đấu cơ này ».
Những hợp đồng mới cho F-35
Ông nhấn mạnh, những « thiết bị cảm ứng » chằng chịt trên F-35 « giúp các phi công vượt qua một bước khổng lồ về thông tin môi trường » xung quanh máy bay (chẳng hạn các phi cơ hay radar địch), mà các phi cơ trên thị trường hiện nay không thể nào so sánh nổi.
Theo tập đoàn Lockheed Martin, chiến đấu cơ F-35 hiệu quả gấp sáu lần các kiểu phi cơ khác hiện nay trong không chiến và trinh sát, và gấp tám lần nếu tác chiến với lực lượng mặt đất.
Các chuyên gia nhận định F-35 cũng rất có triển vọng về mặt thương mại, cho dù Canada – một trong tám đối tác quốc tế của Hoa Kỳ trong dự án này - có thể do dự không mua, và giá bán cao ngất của chiến đấu cơ tối tân.
Tướng Bogdan cho biết, giá bán chiếc F-35 phiên bản cất cánh và hạ cánh cổ điển, « khoảng gần 85 triệu đô la một chiếc, từ nay đến năm 2019 ». Chuyên gia Jerry Hendrix nói thêm, cái giá này cao gấp đôi so với phi cơ tiêm kích F-16. Nhưng F-35 rất đáng tiền, đối với quốc gia nào muốn vượt qua các hệ thống hỏa tiễn phòng không ngày càng hiệu quả hơn mà Nga, Trung Quốc hay Iran đang chế tạo.
Ông nhận xét : « Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm là một sự đầu tư cần thiết, nếu muốn tiếp tục hoạt động trong các môi trường như thế (…) Tôi nghĩ rằng sẽ có những đơn đặt hàng mới để mua chiếc F-35 ».
Chiến đấu cơ F-35 sẽ được trưng bày trên mặt đất để giới thiệu với công chúng tại căn cứ không quân Leeuwarden ở Hà Lan, trong cuộc hội nghị hàng không thứ Sáu và thứ Bảy tới. Năm phi cơ, gồm ba chiếc F-35 B và hai chiếc F-35 A sẽ bay biểu diễn tại triển lãm hàng không quân sự lớn nhất thế giới Royal International Air Tattoo ở Anh ngày 8-10/7 ; ba chiếc F-35 B cũng sẽ trình diễn tại triển lãm quốc tế Farnborough từ 11-17/7.
Trong bài viết, đại sứ Trung Quốc bác bỏ lập luận cho rằng việc Bắc Kinh không thi hành phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ gây phương hại đến hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp và đe dọa đến hòa bình và ổn định trong vùng. Ông Lưu Hiểu Minh viết rằng, vụ kiện này do Philippines đơn phương tiến hành và đây là một mưu toan nhằm « hợp thức hóa việc nước này chiếm đóng trái phép các đá và đảo của Nam Sa (Trường Sa) ».
Ông Lưu Hiểu Minh đã ám chỉ Hoa Kỳ khi viết : « Trong nhiều năm qua, một nước ngoài vùng này đã gia tăng chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương. Các chính trị gia của nước đó đã có những tuyên bố mang tính gây hấn khi nói về vấn đề Biển Đông. Quân đội của họ cũng đã can thiệp ồ ạt vào Biển Đông và các vùng chung quanh ». Đại sứ Trung Quốc ở Luân Đôn còn chỉ trích Hoa Kỳ vẫn chưa ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nhưng lại cứ cáo buộc Bắc Kinh là không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Vị đại sứ Trung Quốc tại Anh nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là Tòa án Trọng tài Thường trực không có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines và tòa án đã lạm quyền khi chấp nhận xét xử vụ này.
=============================================
F35 của Mỹ trả lời Tàu Cộng:
Phi cơ tàng hình Mỹ F-35 sẽ là ngôi sao trong triển lãm hàng không Farnborough ở Anh vào giữa tháng Bảy 2016. Quốc tế từ lâu vẫn chờ đợi công cụ chiến tranh siêu tinh xảo và đắt giá này được trình làng.
Khởi đầu từ thập niên 90, chương trình F-35 là dự án vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Tổng giá trị ước lượng gần 400 tỉ đô la cho Lầu Năm Góc, để sản xuất khoảng 2.500 chiếc F-35 trong các thập kỷ tới.
Chiến đấu cơ này, một kỳ tích về vi tính với 8 triệu dòng mã (code) cho các máy tính của phi hành đoàn, lẽ ra đã tung cánh tại triển lãm Farnborough từ năm 2014, nhưng vào phút chót phải nằm lại trên mặt đất vì một sự cố động cơ. Lại thêm một vố nữa cho chương trình mà từ lúc khởi động đã nhiều lần bị đội giá và chậm trễ.
F-35 sẽ chính thức được đưa vào phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, vốn đã sử dụng từ mùa hè rồi khoảng hơn chục chiếc F-35 B (có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng) phiên bản « thô », không được trang bị bất kỳ loại vũ khí nào.
Không quân Hoa Kỳ cũng sẽ đưa vào sử dụng những chiếc F-35 A đầu tiên (cất cánh và hạ cánh theo kiểu cổ điển) từ nay đến cuối năm 2016, và cũng vẫn là phiên bản thô.
Ưu thế siêu việt
Nhịp độ sản xuất gia tăng và tướng Chris Bogdan ước tính sẽ giao 53 chiếc máy bay trong năm nay, sau khi đã giao 45 chiếc trong năm 2015. Tổng cộng 155 chiếc F-35 đã được xuất xưởng. Tám nước khác tham gia chương trình F-35 sẽ được giao hàng tận nơi. Hà Lan đã tiếp nhận hai chiếc tại căn cứ không quân Leeuwarden.
Nhà phân tích hàng không Mỹ Richard Aboulafia nhận định : « Về mặt kỹ thuật, chiến đấu cơ này đã vượt qua giai đoạn tệ hại nhất ». Về phía Jerry Hendrix, một chuyên gia của chương trình vũ khí ở CNAS (Trung tâm an ninh mới Hoa Kỳ) – một think tank ở Washington, ban đầu rất nghi ngờ về khả năng của F-35, nay cho rằng : « Vẫn còn các khó khăn về phần mềm, và với các tai nghe mới giúp phi công có tầm nhìn 360° xung quanh. Nhưng chiếc phi cơ, động cơ và cánh hiện hoạt động rất tốt ».
Tướng về hưu David Deptula khẳng định : « Nếu trò chuyện với các phi công điều khiển F-35, họ sẽ nói rằng hãy còn những thử thách phải vượt qua, nhưng đồng thời đây là một tiềm năng siêu việt và quý giá cho những quốc gia chọn lựa chiến đấu cơ này ».
Những hợp đồng mới cho F-35
Ông nhấn mạnh, những « thiết bị cảm ứng » chằng chịt trên F-35 « giúp các phi công vượt qua một bước khổng lồ về thông tin môi trường » xung quanh máy bay (chẳng hạn các phi cơ hay radar địch), mà các phi cơ trên thị trường hiện nay không thể nào so sánh nổi.
Theo tập đoàn Lockheed Martin, chiến đấu cơ F-35 hiệu quả gấp sáu lần các kiểu phi cơ khác hiện nay trong không chiến và trinh sát, và gấp tám lần nếu tác chiến với lực lượng mặt đất.
Các chuyên gia nhận định F-35 cũng rất có triển vọng về mặt thương mại, cho dù Canada – một trong tám đối tác quốc tế của Hoa Kỳ trong dự án này - có thể do dự không mua, và giá bán cao ngất của chiến đấu cơ tối tân.
Tướng Bogdan cho biết, giá bán chiếc F-35 phiên bản cất cánh và hạ cánh cổ điển, « khoảng gần 85 triệu đô la một chiếc, từ nay đến năm 2019 ». Chuyên gia Jerry Hendrix nói thêm, cái giá này cao gấp đôi so với phi cơ tiêm kích F-16. Nhưng F-35 rất đáng tiền, đối với quốc gia nào muốn vượt qua các hệ thống hỏa tiễn phòng không ngày càng hiệu quả hơn mà Nga, Trung Quốc hay Iran đang chế tạo.
Ông nhận xét : « Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm là một sự đầu tư cần thiết, nếu muốn tiếp tục hoạt động trong các môi trường như thế (…) Tôi nghĩ rằng sẽ có những đơn đặt hàng mới để mua chiếc F-35 ».
Chiến đấu cơ F-35 sẽ được trưng bày trên mặt đất để giới thiệu với công chúng tại căn cứ không quân Leeuwarden ở Hà Lan, trong cuộc hội nghị hàng không thứ Sáu và thứ Bảy tới. Năm phi cơ, gồm ba chiếc F-35 B và hai chiếc F-35 A sẽ bay biểu diễn tại triển lãm hàng không quân sự lớn nhất thế giới Royal International Air Tattoo ở Anh ngày 8-10/7 ; ba chiếc F-35 B cũng sẽ trình diễn tại triển lãm quốc tế Farnborough từ 11-17/7.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét