khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Kerry, Không Kerry ? - Tác giả Cô Tư Saigon



Hà Nội muốn gì? Muốn đưa Bob Kerrey vào trại cải tạo chung thân hay 20 năm? Có những mối thù dai dẳng như thế, nửa thế kỷ vẫn không quên.

Bản tin RFA ghi rằng nhà nước Hà Nội muốn Đại học Fulbright Việt Nam xem xét vị trí của ông Bob Kerrey.

RFA hôm 3-6-2016 ghi rằng:

“Tuyên bố trong cuộc họp báo chiều hôm qua 2/6 tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, sự kiện ông Bob Kerrey, người từng chịu trách nhiệm trong một vụ thảm sát thời kỳ chiến tranh, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright, cần được xem xét phù hợp với xu thế quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh rằng, những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được. Được biết việc ông Bob Kerrey giữ chức vụ quan trọng trong Hội đồng Quản trị Đại học Fulbright Việt Nam, đã gây nhiều phản ứng trái chiều trên báo chí Việt Nam, cũng như mạng xã hội trong những ngày vừa qua.

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ông Bob Kerrey từng là chỉ huy biệt kích thủy bộ. Sau này, ông nhận trách nhiệm đã chỉ huy một trận đánh được mô tả như một cuộc thảm sát tại tỉnh Bến Tre. Trên báo chí Hoa Kỳ, ông Bob Kerrey nói rằng sự việc xảy ra ám ảnh ông suốt đời. Và ông tự nhủ mình sẽ làm mọi việc có thể, để giúp đỡ Việt Nam xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.”(ngưng trích)

Trong khi đó, cái nhìn từ một nhân vật từng trưởng thành ở Miền Nam dưới chế độ VNCH là chỉ nên xét 'có khả năng và có uy tín' hay không.

BBC hôm 3-6-2016 viết:

“Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại đại học George Mason, Washington DC cho rằng, trong việc này chỉ có một câu hỏi rõ rệt là "có tha thứ hay không tha thứ".

"Mỗi người sẽ nhìn ở một góc độ, cảm quan khác nhau và kinh nghiệm cá nhân khác nhau, tôi tôn trọng những ý kiến đó."

Đối với Giáo sư Hùng: "Có hai điều, thứ nhất, là nó phù hợp với truyền thống mà Việt Nam vẫn nói là rộng lượng và tha thứ, thứ hai là phù hợp với chính sách của chính phủ là gác quá khứ, hướng tới tương lai."

Ông cũng nhắc tới bài viết của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu ví dụ về kinh nghiệm của người Nhật đối với Hiroshima và nước Mỹ, mà nhiều người coi việc Hoa Kỳ giữ Nhật Hoàng lại ngai vàng là hành động khôn ngoan và có lợi cho Hoa Kỳ.

Riêng về ông Kerrey, ông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá rằng ông Bob Kerrey đã chứng tỏ được hai điều kiện ở vai trò tại Đại học Fulbright là 'có khả năng và có uy tín'...”(ngưng trích)

Và một nhà văn từng chiến đấu bên phía Bắc quân lại khác...

Trang Văn Việt (http://vanviet.info/) có bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc tựa đề “Về Trường Hợp Bob Kerrey” đã viết, trích:

“...Nhiều người đã nói các chi tiết rồi, tôi chỉ xin nhắc lại vắn tắt: Đầu năm 1969, Bob Kerrey là đại úy, chỉ huy một trung đội SEALs, kiểu đơn vị biệt kích tinh nhuệ nhất hải quân Mỹ. Phân đội của ông được báo có lãnh đạo cao cấp của Việt cộng sẽ họp cùng bí thư chi bộ địa phương ở Thạnh Phong, một ấp nhỏ ven biển thuộc tỉnh Bến Tre. Ông cho đơn vị của mình tập kích vào Thạnh Phong. Ông nói rằng ông không tự tay giết người, điều ấy có thể tin, một người chỉ huy không nhất thiết phải tự mình bắn. Nhưng ông thừa nhận ông chịu trách nhiệm toàn bộ: họ đã giết chết 24 người, trong đó có 14 phụ nữ và trẻ em cùng một ông già. Bob nói: “Cuối cùng vẫn là những người phụ nữ đã chết, những đứa trẻ đã chết… vẫn là cái chết.” Và là tội ác. “Tội lỗi đối với tôi là cảm giác đầy hủy diệt…”. Suốt 32 năm nay. Suốt đời…



Sau chiến tranh, Bob Kerrey từng là thượng nghị sĩ, là thống đốc bang, là ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, và trên tất cả các cương vị đó, ông đã có đóng góp quan trọng và lâu dài cho quan hệ Việt – Mỹ và trao đổi giáo dục giữa hai nước, ông cũng là một trong những nhân vật hàng đầu thiết kế chương trình kiên trì suốt nhiều năm cho sự ra đời của FUV hôm nay. Có thể nói không quá, ông đã làm tất cả cho Việt Nam, cho giáo dục Việt Nam… Nhưng chưa bao giờ ông coi là có thể bù đắp tội lỗi đã gây ra....

...bằng trải nghiệm đau đớn nhất của mình, ông cũng chỉ ra mâu thuẫn chết người trong cái mà ông gọi là “chiến thuật của chúng tôi”, tức của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường, ra khỏi “phụ nữ và trẻ con” (còn được gọi là chiến thuật “tát nước để bắt cá”). Mà điều ấy là vô phương, bởi vì, đặc biệt ở nông thôn, thời ấy, hai thực thể đó về căn bản là một. Không thể đánh trúng cái này mà không đánh trúng cái kia! Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con! Cho nên, cho phép tôi nói điều này: Bob Kerrey là tội phạm, điều ấy ông đã đau đớn nhận, nhưng ông cũng là nạn nhân. Nạn nhân bi thảm của cái “chiến thuật” nghe rất hay ho kia. Bob Kerrey nhận ra mâu thuẫn chết người ở chiến thuật ấy, nhưng không dùng nó để bào chữa cho mình. Điều đó là vĩ đại. FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và tôi cho lựa chọn của FUV là thật nhân văn.

Còn riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi?

Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…”(ngưng trích)

Kerrey hay không Kerrey? Có ai hỏi, bao giờ CSVN xin lỗi về trận thảm sát Huế Mậu Thân 1968?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét