khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

19/1/16: Nghĩa sĩ? - Tác giả Nguyễn văn Tuấn




Hôm nay là ngày đánh dấu 42 năm ngày Hoàng Sa bị rơi vào tay giặc Tàu. Năm nay Nhà nước có một quyết định đáng khen, đó là khởi công xây đài tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa. Cuối cùng thì sự hi sinh của 74 người lính VNCH trong việc bảo vệ Hoàng Sa cũng được ghi nhận. Nhưng tôi tự hỏi tại sao lại gọi họ là "nghĩa sĩ"? Cách gọi này thể hiện một sự ... ấm ớ.

Theo từ điển Hán Việt, "Nghĩa sĩ" là "Người tài giỏi, ham chuộng điều phải". Bảy mươi bốn người lính VNCH đã anh dũng tấn công hải quân Tàu cộng khi chúng khiêu khích. Đó là một cuộc hải chiến không cân sức, nhưng những người lính hải quân VN đã can đảm đánh trả và giáng trả cho kẻ thù những đòn chí tử trước khi Hoàng Sa thất thủ. Kết cục cuộc chiến thì phía Tàu cộng có 18 người lính bị chết, 67 người bị thương; phía VN có 74 người chết. Như vậy, họ không phải là "nghĩa sĩ"; đúng ra họ là "liệt sĩ". Nếu những người lính VN bị Tàu cộng nả súng sát hại ở Gạc Ma là "liệt sĩ", thì tại sao những người con Việt hi sinh ở Hoàng Sa không phải là liệt sĩ? Hình như chữ "liệt sĩ" chỉ được dùng cho quân đội phía bên này (?).
 
Cách dùng từ "nghĩa sĩ" của Nhà nước cho thấy hình như họ vẫn chưa minh định được và đánh giá đúng sự hi sinh của 74 người con Việt đã hi sinh ở Hoàng Sa.
 
 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét