khktmd 2015
Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015
Trung Quốc vẫn còn hy vọng đồng nhân dân tệ trở thành tiền tệ thế giới- Aleksandra Sagan (CBC News) and Trà Mi dịch
Hôm thứ Tư, Ngân hàng Nhân dân của nước CHND Trung Hoa cho phép đồng nhân dân tệ xuống giá ở mức thấp nhất kể từ bốn năm qua khi nó đã hạ giá đồng tiền gần hai phần trăm ngày hôm trước.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho phép đồng nhân dân tệ tiếp tục mất gía.
Giới phân tích tài chính nói rằng hành động này báo hiệu sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của ngân hàng; thay đổi đó là cách gián tiếp Bắc Kinh có thể cho thấy nước này đang tiến tới hướng kinh tế thị trường nhiều hơn cho đồng nhân dân tệ.
Dưới đây là những điều cần biết về sự giảm giá gần đây của đồng nhân dân tệ.
Tại sao Chính phủ đã làm điều này?
Loren Brandt, một giáo sư khoa Kinh tế tại trường Đại học Toronto nói, mặc dù kinh tế Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới, sau Mỹ, nó đã xuống dốc trong khoảng gần một năm qua. Vì vậy, rõ ràng Tung Quốc nhận thấy họ cần phải làm một cái gì đó để một lần nữa tăng gia mức xuất khẩu .
Giáo sư Brannt nói, “Đây là loại một quyết định bình thường” trong đa số các nền kinh tế yếu kém. “Họ điều chỉnh tỷ giá hối đoái để đạt một biên độ nào đó hầu giúp nền kinh tế phục hồi.”
Trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống 7,4 %, thấp hẳn đi so với mực tăng trưởng hàng chục phần trăm những nhăm trước đây.
Hãng tin Reuters đưa tin trong tháng Bảy vừa qua, hàng xuất cảng của TQ giảm 8,3 % và giới sản xuất của nước này biết rằng đây là năm thứ tư họ ở trong tình trạng giải lạm phát giá cả.
Hơn nữa, mùa hè này giới đầu tư Trung Quốc đã rất thất vọng khi thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm mạnh, hồi tháng Sáu mất 30 % giá trị của nó, rồi lại giảm xuống hơn 8% trong một ngày.
Nền kinh tế chậm lại Trung Quốc khiến những quyết định loại này không gây ngạc nhiên cho Brandt, ông nói rằng đó là vấn đề “khi nào” chứ không phải là “nếu” chính phủ sẽ can thiệp.
Trung Quốc đã thử điều gì khác chưa?
Peter Dungan, một giáo sư kinh tế của trường Quản trị Rotman thuộc Đại học Toronto nói chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một số giải pháp để đối phó với sự suy thoái của nền kinh tế.
“Đây không phải là chỉ là một chuyện hay một lần.”
Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất, vài lần kể từ tháng 11 năm 2014. Gần đây nhất, vào tháng Sáu, nó lại giảm lãi suất nợ một năm cho các ngân hàng thương mại và giảm 0,25 % với tiền ký quỹ một năm.
Ngân hàng Trung ương cũng đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhỏ. Một vài tháng trước, nó cũng đã làm điều tương tự cho các ngân hàng để họ có nhiều tiền hơn để cho vay.
Ngân hàng Trung ương TQ đã thực hiện điều này ra sao?
Dugan nói tỷ giá hối đoái được xác định bằng một trong hai cách.
Hầu hết các nước, như Canada, có tỷ giá hối đoái thả nổi và được quyết định bằng sức mạnh của thị trường. Chính phủ có một số khả năng gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ, Ngân hàng của Canada có thể giúp giảm giá đồng đô la Canada xuống bằng cách hạ lãi suất cho vay cơ chuẩn.
Một số ít các quốc gia như Trung Quốc, có một tỷ giá hối đoái do chính quyền “định” bằng cách này hay cách khác. Thí dụ, đồng đô la Hồng Kông và đồng krone của Đan Mạch ít nhiều cũng có tỷ giá hối đoái cố định.
Ở Trung Quốc, ngân hàng quốc gia xác định tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ dựa trên rổ ngoại tệ riêng của nó, mà các nhà kinh tế có khuynh hướng tin rằng phần lớn nó là đồng đô la Mỹ.
Nói chung, ngân hàng trung ương cho phép đồng nhân dân tệ tăng hay giảm khỏang 2% so với mức nó đặt cho ngày hôm đó; họ gọi đó là việc định giá hàng ngày. Nhưng gần đây nhân hàng trung ương của TQ theo đuổi chính sách đống một nhân dân tệ mạnh, khuyến khích nhập cảng hàng và mức chi tiêu của người tiêu thụ nhiều hơn.
Quyết định hôm thứ Ba đã được ngân hàng trung ương TQ coi là nó đang đi theo lực cung cầu, mà ít nhất một số chuyên viên ngân hàng ngoại cuộc coi đó là một điều tốt.
Đồng nhân dân tệ giảm 1,9 % hôm thứ Ba và sau đó giảm thêm 1,6 % hôm thứ Tư. Một số cho rằng nó có thể giảm đến 10 % trong thời gian ngắn sắp tới.
Nó sẽ có tác động gì?
Brandt cho biết, hiệu quả dự định của việc giảm tỷ giá hối đoái là để đẩy mạnh mức xuất cảng, làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn và do đó, sẽ được mua nhiều hơn.
Doanh nghiệp địa phương của Trung Quốc cũng có thể có lợi vì hàng hoá nhập cảng sẽ trở thành quá đắt đối với hầu hết người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Brandt cho biết, “rất khó nói, trong thời gian ngắn” nếu chiến lược này có lợi cho Trung Quốc hay không.
Một trong những quan tâm là Trung Quốc dường như hiện đang bước vào cuộc chiến tranh tiền tệ và những nước khác có thể sẽ làm theo, có lẽ bằng cách sử dụng các công cụ tiền tệ khác như lãi suất cho vay để gây ảnh hưởng đến đồng tiền của họ, thí dụ như Ngân hàng Canada đã làm hồi đầu năm nay, dẫn đến việc đồng đô la Canada giảm giá.
Brandt nói, “Nếu một nước đi trước và giảm giá đồng tiền của họ, sau đó tất cả mọi mước khác cảm thấy như họ cần phải phá giá đồng tiền của mình nhiều hơn để duy trì sức cạnh tranh.”
Một cách nào đó, Trung Quốc là kẻ đến muộn trong trò chơi này. Nhật Bản bắt đầu giảm giá đòng yen cách đây hai năm, sử dụng việc nới lỏng định lượng kiểu Mỹ để làm giảm giá đồng yen, rồi Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh Quốc cũng đã dùng chính sách tiền tệ, gần đây nhất là vào mùa xuân, để giảm giá đồng bảng Anh và đồng euro.
Có phải Trung Quốc đang hướng tới một tỷ giá hối đoái dựa trên thị trường?
Donald Brean, một giáo sư kinh tế tài chính và kinh doanh tại Trường Quản lý Rotman nói, việc Ngân hàng Trung ương để đồng nhân dân tệ xuống giá mang tính “cách mạng” vì như thế là nó đang “di chuyển theo tín hiệu thị trường nhiều hơn.”
Brandt nói hành động này cho thấy điểm đầu của sự cải cách mà cuối cùng sẽ khiến tỷ giá hối đoái có thể hoàn toàn định bởi sức mạnh của thị trường, như ở Canada, chứ không phải là một sự kết hợp của thị trường và sự can thiệp của chính phủ. “Thời gian sẽ trả lời.”
Đồng nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền toàn cầu?
Farrokh Zandi, một giáo sư kinh tế tại trường Thương Mại Schulich của Đại học York ở Toronto nói một tỷ giá hối đoại dựa trên thị trường là con đường Trung Quốc cần phải theo nếu muốn đạt được mục tiêu để đồng nhân dân tệ trở thành một đồng tiền toàn cầu.
Trung Quốc muốn Quỹ Tiền tệ quốc tế đua đồng nhân dân tệ vào rổ tiền tệ dự trữ nó dùng để cho khách hàng, các nước có chủ quyền, vay. Rổ tiền tệ dự trữ của IMF gồm đồng USD, đồng yen Nhật Bản, dồng euro của Liên minh châu Âu và đồng bảng Anh.
IMF đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải có một tỷ giá hối đoái thả nổi để được nhận vào rổ tiền tệ dự trữ.
Zandi nói việc Trung Quốc phá giá đồng bạc “có lẽ là một bước đi đúng hướng” để đáp ứng những điều kiện đó..
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét