khktmd 2015
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015
Du Học Rồi Biến Luôn- Tác giả Cô Tư Saigon
Đó là hiện tượng phổ biến, không chỉ riêng nơi nào tại Việt Nam. Bởi vì căn bản vấn đề là, những người du học rồi không chịu về đã nhìn thấy rằng họ yêu nước, nhưng không thể chịu nổi guồng máy cai trị kiểu độc đảng xã hội chủ nghĩa này.
Trong bài “Vượt Biên Bằng Máy Bay” đăng ở mục Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo ngày 7 tháng 8-2015 của tác giả Năng Khiếu, tình hình bỏ chạy khỏi thiên đàng XHCN được kể là, trích:
“Những con số bi thảm dễ thấy nhất là hàng trăm ngàn bạn gái từ các miền sông nước đã phải gạt nước mắt để trở thành “món hàng cô dâu Việt Nam” cho những tổ chức mai mối ăn chia với bọn cầm quyền bán sang các nước lân bang. Lịch sử từ cổ tới kim chưa có thời đại nào mà tệ hại như vậy.
Đám bạn tôi đứa thì đi theo diện kết hôn với Việt kiều do người thân, quen ở nước ngoài mai mối, đứa thì vô Facebook kết bạn rồi làm quen, hẹn gặp rồi nên duyên cầm sắt. Riêng tôi đến Mỹ theo diện đi du học...” (ngưng trích)
Đó là tự đi... Nhưng còn các giảng viên đại học bỏ chạy ra hải ngoaị luôn bằng tiền chính phủ thì sao?
Mới đây, hiện tượng này ở Đà Nẵng mới lộ ra.
Tác giả Phạm Văn trong bài viết tưạ đề “Nếu đã cam kết, học rồi về” trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 21-8-2015 đã ghi nhận:
“Gần đây báo Tuổi Trẻ đưa tin đã quá hạn cam kết trở về nhưng hàng chục giảng viên của Đại học Đà Nẵng đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài vẫn bặt vô âm tín. Đại học Đà Nẵng đã xử lý kỷ luật buộc cho thôi việc sáu người.
Điều đáng nói là trong số này có những giảng viên được đi theo diện đề án với mức đầu tư gần nửa tỉ đồng/năm cho việc ăn học. GS.TS. Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, cho biết hiện nhà trường cũng chỉ biết kêu gọi ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước từ các giảng viên du học....
...Nếu họ đi học bằng tiền tự túc và xét thấy họ về nước cống hiến thì sẽ tốt cho công cuộc xây dựng đất nước hơn thì nên thuyết phục, động viên, mời mọc... và phải biết cách làm việc đó cũng như sẵn sàng cho sự đón nhận, mà quan trọng nhất là tạo môi trường làm việc để họ phát huy năng lực bản thân. Ngân sách bỏ tiền để đưa người đi học được thì cũng có thể bỏ tiền để đãi ngộ người tự túc đi học về làm được.
Đến giữa thế kỷ 19, Nhật Bản vẫn còn là một đất nước nghèo khó. Chính quyền Minh Trị ban hành chính sách cải cách giáo dục, trong đó chú trọng “nhập khẩu” tri thức phương Tây. Người Nhật được cử ra nước ngoài học tập không chỉ trở về mà còn kéo theo những chuyên gia nước ngoài về phục vụ Nhật Bản, vực dậy đất nước này dù tính hình tài chính đất nước lúc bấy giờ rất khó khăn. Các nhà sử học ghi nhận thời đó, những người ra đi tìm ánh sáng văn minh đã “đặt tinh thần vì lợi ích quốc gia làm trọng”. Nếu người Việt cũng có tinh thần này thì tốt quá! Muốn vậy phải bồi đắp từ nhiều phía.(ngưng trích)
Đành thở dài thôi. Có thực chính phủ CSVN ở Hà Nội cũng thực tâm yêu nước và có tâm cải tiến đất nước như triều đình Minh Trị của Nhật chăng?
Nếu thế, tại sao tới ngay như các cô thôn nữ Miền Tây cũng phải bỏ chạy, huông gì là các giảng viên đaị học, những người có cơ may nhìn thấu gan ruột của chế độ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét