khktmd 2015
Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018
Chủ Thuyết Donald Trump
Kim Nhung (KN): Kim Nhung xin kính chào quý KTG trong tiết mục Thời Sự Ngày Mai của Kim Nhung Show vào m mỗi Thứ Ba với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về loại chủ đề vượt qua thời sự trước mắt. Kim Nhung xin kính chào tái ngộ ông Nghĩa trong buổi phát hình hàng tuần trên hệ thống truyền hình SBTN.
KN: Thưa quý KTG, bình thường thì kỳ này chúng ta có thể nói về thành quả của Chính quyền Donald Trump sau một năm nhậm chức và dự đoán những gì sẽ là thời sự ngày mai. Nhưng chúng ta không ở vào một giai đoạn bình thường vì đêm Thứ Sáu rạng sáng Thứ Bảy 20, Thượng viện Hoa Kỳ không biểu quyết nổi đạo luật bổ sung ngân sách sau nhiều tháng tranh luận và sửa đổi nên ngân sách liên bang không được phép tài trợ một số hoạt động của bộ máy công quyền và nước Mỹ lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị làm nhiều người ngao ngán. Ông Nghĩa nghĩ sao về cái chuyện kỳ lạ này?
Nguyễn xuân Nghĩa (NXN): - Đây là một vụ khủng hoảng giả tạo do các Nghị sĩ Dân Chủ gây ra, làm tê liệt bộ máy công quyền để tìm thắng lợi chính trị nhưng có khi lại gây tác dụng ngược. Thông thường, ngân sách liên bang phải được chuẩn chi cho tài khóa từ mùng một Tháng 10 tới 30 Tháng Chín. Nay đã qua Tháng Giêng mà chưa có ngân sách mới. Gặp trường hợp đó, Lưỡng viện Quốc hội và Hành pháp phải ban hành dự luật tạm chuẩn chi cho một số hoạt động căn cứ trên những gì đã chấp nhận trước đó. Việc tạm chuẩn chi, hay continuing resolution, cho tới mùng tám Tháng Hai được Hạ viện thông qua tuần trước, nhưng tại Thượng viện thì gặp trở ngại vì đảng Dân Chủ áp dụng thủ tục câu giờ, filibuster, nên phải có 60/100 phiếu, mà đảng Cộng Hoà chỉ có đa số 51/49.
- Lý do trở ngại là phe Dân Chủ đòi thông qua đạo luật hợp pháp hóa con cháu di dân nhập lậu, gọi tắt là DACA hay Dreamers, trong khi Chính quyền Trump đề nghị thảo luận hồ sơ này vào Tháng Ba. Suốt ngày Thứ Bảy 20 và qua Chủ Nhật, đôi bên vẫn còn cãi cọ và đổ lỗi cho nhau trước sự ngao ngán của dư luận.
KN: Thưa ông, khán giả của chúng ta có thể thắc mắc là trường hợp bộ máy công quyền bị tê liệt một phần vì thiếu nguồn tài trợ có thường xảy ra không?
NXN: - Đầu đuôi là từ 1976, 43 năm trước, Quốc hội Mỹ có Luật Kiểm soát và Phong tỏa Ngân sách với lối thoát là dự luật tạm chuẩn chi nói trên. Từ năm đó tới nay, Mỹ có 19 lần đóng cửa, thời các Tổng thống Gerald Ford, Jimmy Carter, Ronald Reagan, Bush Cha, Bill Clinton, Barack Obama và nay là Donald Trump. Đa số thì chỉ vài ngày cuối tuần, đôi khi 16,17 ngày hoặc ba tuần. Sự thật thì Hoa Kỳ không hoàn toàn bị tê liệt mà chỉ gặp bất tiện trong một số dịch vụ công cộng, và cả vạn phụ nữ vẫn đi biểu tình hai ngày cuối tuần 20, 21 để đòi quyền sống và quyền sướng. Nhưng hậu quả chính trị có khi đáng kể hơn.
- Lần này phe Dân Chủ muốn Hoa Kỳ bị tê liệt đúng ngày kỷ niệm một năm chấp chánh của ông Trump, còn hậu quả về dài thì ta nên chờ ngày bầu cử vào Thứ Ba mùng sáu Tháng 11 tới. Nghị sĩ Dân Chủ Claire McCaskill nói láo rằng vì Cộng Hòa kiểm soát cả Hành pháp lẫn hai viện Quốc hội nên phải chịu trách nhiệm. Sự thật không như vậy vì phe Dân Chủ kiểm soát cả Lập pháp lẫn Hành pháp mà bị năm lần đóng cửa vào thời Jimmy Carter. Ta nên chờ xem đôi bên kèn cựa cái trò vặt này ra sao. Có khi phe Dân Chủ còn mong là kéo dài việc tê liệt chính quyền cho tới khi ông Trump đọc diễn văn về Tình hình Liên bang vào tối Thứ Ba 30 này. Dĩ nhiên là Bắc Kinh khai thác chuyện đó để chê bai nền dân chủ Tây phương.
KN: Trở lại đề tài kỳ này, ông đánh giá thế nào về thành quả lãnh đạo của ông Trump sau một năm cầm quyền?
NXN: - Thành quả chói lọi nhất của Trump là làm cho phe Dân Chủ phát điên mà quên hẳn chủ trương đường lối cho quốc dân! Khi lấy “chống Trump” làm tôn chỉ thì phe Dân Chủ lây bệnh hóa dại của Donald Trump. Là tỷ phú không có kinh nghiệm chính trị hay quân sự, ông Trump đánh bại hai tá ứng viên Cộng Hòa có đầy thành tích rồi cho đối thủ là Hillary Clinton về hưu viết sách, nhân vật này có nét đặc biệt mà bị coi thường. Ông ta nhìn ra sự bất toàn của nước Mỹ từ nhiều thập niên và muốn thay đổi cho nên mới đắc cử trước sự ngạc nhiên của thiên hạ. Khi nhậm chức, ông lần lượt thực hiện những gì đã hứa trước cả trăm thế lực cản trở, và đấy là một thành quả hơi lạ.
- Người bình thường cứ cho rằng thế lực cản trở Tổng thống Donald Trump mạnh nhất chính là cá tánh của Trump. Tôi lại nghĩ ngược. Lâm vào cảnh ngộ “xa luân chiến” bị tấn công liên hồi và bị truyền thông dòng chính - vốn có khuynh hướng thiên tả - đòi “xử lăng trì” là xẻo thịt từng miếng, ông Trump hiên ngang lâm trận như kẻ vô tâm. Và thay vì để cộng sự viên bước ra lãnh búa rìu công luận và đối lập, ông đảo ngược vị trí, cứ cầm búa Twitter phang dư luận và đối lập, để cho nội các và ban tham mưu lặng lẽ hoàn thành nhiệm vụ. Đây là một hiện tượng “phân công lao động” khá bất thường!
KN: Quả thật là ông Trump hưa hề được hưởng cái gọi là “tuần trăng mật” sau khi đắc cử và tỷ lệ ủng hộ ông cứ mấp mé gần 40% thôi, nhưng Tổng thống Mỹ vẫn hàng ngày khai chiến với nào là phe Dân Chủ, rồi truyền thông, với nhiều quốc gia và cả công tố viên Robert Mueller đang có nhiệm vụ điều tra. Bị đả kích thì ông đòi ăn miếng trả miếng chứ chẳng nhường ai. Làm chính trị thì ai dại gì mà mua thù chuốc oán như vậy?
NXN: - Đấy là lúc ta xét về thành quả của Donald Trump. Không có một chút kinh nghiệm chính trường hay chiến trường, ông chọn tòan những người giỏi hơn mình vào nội các. Doanh gia Rex Tillerson làm Ngoại trưởng, Steven Mnuchin là Tổng trưởng Tài chánh, Tướng Jim Mattis lo về Quốc phòng, Tướng H.R. McMaster là Cố vấn An ninh Quốc gia, Tướng John Kelly là Đổng lý Văn phòng tức là Bộ trưởng Phủ Tổng thống, Thống đốc Nikki Haley làm Đại sứ tại Liên hiệp quốc, Nghị sĩ Dan Coats làm Giám đốc Tình báo Quốc gia, Dân biểu Mike Pompeo làm Giám đốc CIA, v.v… và trong khi ông Trump om xòm ngoài chợ thì nội các lặng lẽ hoàn thành công vụ.
- Kết cuộc thì Hoa Kỳ không tự cô lập, xé Minh ước NATO, cấu kết với Nga hay Tầu, mà còn cải cách bộ luật thuế khóa và giản lược hệ thống hành chánh thư lại của người tiền nhiệm khiến niềm tin của giới tiêu thụ lên tới mức cao nhất từ 17 năm nay, thị trường chứng khoán cũng thế. Riêng tôi thì coi thành tích lớn nhất của Donald Trump là nêu ra một chủ thuyết cho nhiều thập niên tới và đấy mới là thời sự ngày mai.
KN: KN xin cảm tạ sự theo dõi của quý vi, và bước qua phần hai thì sẽ tìm hiểu về “Chủ thuyết Donald Trump”…
KN: Thưa ông Nghĩa, chúng ta không có thời lượng để đi từng bước và sẽ còn cả năm để duyệt xét lại, nhưng xin đề nghị ông trình bày cho chủ thuyết Donald Trump là gì?
NXN: - Cuối tháng này, ta sẽ nhìn thấy qua bài diễn văn đầu tiên của ông Trump về Tình hình Liên bang vào ngày Thứ Ba 30. Vài dân biểu nghị sĩ Dân Chủ sẽ ngoe nguẩy bỏ ra như mấy đứa trẻ hờn dỗi nhưng người ta sẽ thấy một trật tự mới đang thành hình và đấy mới là thời sự ngày mai.
- Thứ nhất, năm sáu năm sau khi cầm quyền, Tổng thống Barack Obama mới nói ra phần nào chủ thuyết của mình, sớm là tại trường Võ bị West Point vào năm 2014 và trễ là khi trả lời cuộc phỏng vấn có dàn dựng của tờ New York Times. Thứ hai, Donald Trump thì nói ra từ ngày 18 Tháng 12, chưa đầy một năm sau khi nhậm chức. Lý do là vì ông nhận thức được nhiều thay đổi sâu xa giúp mình thắng cử và có ban tham mưu dày kinh nghiệm để hệ thống hóa những nhận thức đó thành một chủ thuyết. Thế giới đã thay đổi và trật tự cũ đang tan rã mà tầng lớp ưu tú lại không nhìn ra….
KN: Như ông thấy thì thế giới thay đổi thế nào?
NXN: - Trật tự quốc tế sau Thế chiến II đã không còn. Trật tự tạm bợ trong 25 năm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc khi Liên Xô tan rã năm 1991 cũng rung chuyển và đe dọa quyền lợi Hoa Kỳ.
- Nhìn từ Hoa Kỳ vì ta đang nói về nước Mỹ, Hoa Kỳ có những giá trị tinh thần từ thời lập quốc mà những giá trị đó đang bị nhiều người chối bỏ. Vì những giá trị đó, nước Mỹ đã chiến đấu và hy sinh tại mọi nơi trên địa cầu cho các dân tộc khác được tự do và thịnh vượng. Sự rộng lượng hy sinh đó cũng bị thiên hạ lãng quên. Ngược lại, nước Mỹ bị thất thế, dân Mỹ bị thiệt thòi và nhiều cường quốc đang vươn lên để thách đố quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Vì vậy, nước Mỹ ngày nay phải xét lại tất cả theo một khảo hướng hay approach khác.
KN: Ông Nghĩa vừa phân tích trình bày vừa phát minh ra những từ mới cho chúng ta, thí dụ như “approach” là cái hướng tiếp cận với một vấn đề nào đó. Thưa ông, chủ thuyết Donald Trump có khảo hướng ra sao?
NXN: - Đầu tiên, môi trường thế giới đã thay đổi nên có các cường quốc mới nổi và vài chế độ hung đồ đang thách thức quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Hai cường quốc mới nổi sẽ cạnh tranh và là đối thủ của Mỹ chính là Trung Quốc và Liên bang Nga. Hai chế độ hung đồ đang đe dọa thế giới là Bắc Hàn và Iran. Còn lại lực lượng khủng bố Hồi giáo xưng danh là Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq thì đã bị khoanh vùng và hết là ưu tiên sau khi ông Trump nhậm chức và cho bộ Quốc phòng 30 ngày để tìm ra chiến lược khác với Obama.
- Khảo hướng của chính quyền Trump mang sắc thái chiến lược toàn diện là kết hợp ngoại giao, thông tin, kinh tế tài chánh, tình báo, pháp lý và quân sự với nhau. Riêng về quân sự thì sẽ hiện đại và đa diện trong không gian ba chiều và cả trong không gian điện toán mà tôi gọi là điện não vì ảnh hưởng đến nhận thức của bộ não.
KN: Như ông Nghĩa vừa trình bày, quý KTG thấy rằng với Hoa Kỳ thì hai mối đe dọa lớn nhất lại là Nga và Tầu, sau đó mới là Bắc Hàn và Iran. Thưa ông, Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump sẽ xử trí ra sao với các mối nguy đó?
NXN: - Ông Trump đưa ra khái niệm “thực tiễn nhưng có nguyên tắc” gọi là “principled realism” chứ không có ý nghĩa thời cơ như người ta hay hiểu hoặc đả kích. Thực tiễn là cho quyền lợi ưu tiên của Hoa Kỳ làm thiên hạ cứ sợ một nước Mỹ ích kỷ và tự cô lập. Nhưng có nguyên tắc, tức là vẫn tôn trọng giá trị tinh thần của nước Mỹ, như tự do, dân chủ, nhân quyền mà Hoa Kỳ không đòi áp đặt cho nước khác. Quốc gia nào tôn trọng các giá trị đó thì là đồng minh và cùng chia sẻ nhiệm vụ bảo vệ hòa bình và thịnh vượng chung, tức là ở vào thế đối lập với hai cường quốc mới nổi là Nga Tầu và hai chế độ hung đồ là Bắc Hàn và Iran.
- Một cách cụ thể thì Minh ước NATO sẽ bảo vệ an ninh của Liên Âu trước mối đe dọa của Nga, các nước Đông Á sẽ cân nhắc quan hệ với Trung Cộng và Bắc Hàn để hợp tác với Mỹ hay không, và khu vực Trung Đông cùng các nước Á Rập Hồi Giáo vẫn là ưu tiên của Mỹ với trọng tâm là Iran. Nói cách khác, chủ thuyết Donald Trump là sự tái xuất hiện của Hoa Kỳ trên thế mạnh chứ không đi vái tứ phương hay “lãnh đạo từ đằng sau” như Chính quyền Barack Obama! Donald Trump không là con buôn mà là con diều hâu và đấy mới là thời sự ngày mai!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét