Sau khi hiệp định Paris được ký kết vào tháng 01. 1973, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã đưa ra chủ trương 4 Không để đối phó với sư xâm lăng của CSVN.
Bốn Không đó là: – Không liên hiệp, Không nhượng bộ đất đai, Không đầu hàng, Không thương lượng.
-Không liên hiệp tức không chấp nhận cho cộng sản tham gia hoạt dộng trong chính quyền miền Nam.
-Không nhượng bộ đất đai tức chia cắt bớt các vùng lãnh thổ VNCH đang kiểm soát cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
-Không đầu hàng là nếu MTGPMN với sự yểm trợ của cộng sản Bắc Việt tiếp tục tấn công các đơn vị VNCH thì quân đội phải chiến đấu đến cùng.
-Không thương lượng tức không có đàm phán hay hòa hợp, hòa giải với cộng sản.
Với chủ trương Bốn Không này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thấy rõ được âm mưu của CSVN qua việc họ chấp nhận ký kết hiệp định Paris ngày 27.01.1973. Lợi dụng hiệp định này, quân CSBV ào ạt đưa vũ khí, quân trang, quân dụng vào miền Nam mà không sợ bị B-52 đánh bom.
Cộng sản Hà Nội cũng có chính sách 4 không nhưng hoàn toàn khác biệt với chủ trương 4 Không của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Bốn Không của CSHN là Không tôn trọng hiệp định Paris do mình vừa ký kết, Không thương tiếc sinh mạng người lính, người dân Việt Nam, Không đếm xỉa gì đến quốc tế, Không quan tâm đến hậu quả, thiệt hại, mất mát tài nguyên cho chiến tranh
Chưa đầy một năm sau khi ký kết hiệp định, quân CSBV đồng loạt tấn công dữ dội vào các đơn vị VNCH trên toàn miền Nam. Thiếu vũ khí, đạn dược, tiếp liệu, quân trang, quân dụng…,quân đội VNCH đã tan rã.
30.04.1975 cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam, thống nhất được đất nước bằng bạo lực. Dân tộc Việt Nam bắt đầu một thời kỳ (hòa bình) đen tối nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Khi hệ thống XHCN trên toàn thế giới bị sụp đổ, Liên Xô và các nước Đông Âu như Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumania…phải từ bỏ chế độ CS. Chế độ Hà Nội mất chỗ dựa trước đây là Liên Xô.
Hoang mang, lo sợ người dân nổi lên lật đổ chế độ, CS Hà Nội phải muối mặt quay qua qụy lụy cầu cạnh, liên minh với kẻ thù trước đây là Trung Cộng, kẻ thù một thời Hà Nội chửi bới, rêu rao với quốc tế là lũ bá quyền, nước lớn.
Nắm được thóp của tên đàn em ngỗ nghịch, xấc láo, mất dậy, Trung Cộng quay đảng cộng sản VN như quay dế. Để tồn tại và độc quyền lãnh đạo đất nước, cộng sản VN không còn con đường nào khác là tiếp tục chính sách 4 KHÔNG mới:
-Không thấy, Không nghe, Không biết, Không nói.
Không thấy:- Đã gần chục năm nay, hàng trăm tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Cộng đâm chìm, hàng ngàn ngư dân đã bị thiệt mạng trên biển Đông hay mất trắng tài sản, không thấy chế độ CSVN có phản ứng gì với những biến cố này.
Không nghe:- Dù tiếng khóc than ai oán lẫn tiếng kêu uất ức của hàng chục, hàng trăm ngàn gia đình ngư dân gặp nạn đã vang động cả nước, gây căm phẫn nơi người dân nhưng đảng CSVN vẫn bình chân như vại, không một lãnh đạo cao cấp nào có bất cứ hành động gì để chứng tỏ đã nghe đến sự việc.
Không biết:- Vì từ đầu tháng 04.2016, khi tin tức cá chết hàng loạt trải dài trên 240 Km bờ biển VN từ thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã lan truyền sâu rộng trên khắp báo chí, truyền thông lề phải cũng như lề trái, tổng bí thư đảng CSVN vẫn thản nhiên dẫn bộ sậu đi thăm nhà máy thép Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa thay vì đi ra bờ biển, đến hiện trường tìm hiểu nguyên nhân của thảm họa ảnh hưởng đến cả mấy trăm ngàn người dân cũng như nền kinh tế của đất nước.
Không nói:- Từ lúc có thảm họa cá chết hàng loạt đến khi chính phủ Đài Loan chính thức công bố kết quả điều tra, kết án Formosa là thủ phạm, đồng thời Formosa chấp thuận đền bù 500 triệu Mỹ Kim, ba người trong tứ đầu chế Trọng, Quang, Ngân vẫn hoàn toàn im lặng, chỉ có Phúc thỉnh thoảng lên tiếng, phát biểu vài câu vô thưởng, vô phạt, không làm rụng cọng lông ai.
Ngay cả khi tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc PCA (Permanent Court of Artribation) ở Den Haag tuyên bố Philippines thắng trong vụ kiện tranh chấp về đường lưỡi bò mà Trung Cộng tự ý vẽ ra không có giá trị trong công ước quốc tế về luật biển, cả thế giới hoan nghênh phán quyết thì lãnh đạo chế độ CSVN vẫn không có tuyên bố nào đồng tình với phán quyết, chỉ ra lệnh cho báo chí, truyền thông trong nước hụ hợ, ca ngợi một cách yếu ớt, cũng như để Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ ngoại giao miễn cưỡng ủng hộ phán quyết, hoàn toàn không có việc chuẩn bị hồ sơ, theo gường Philippines thưa Trung Cộng ra tòa về vấn đề đường lưỡi bò và chủ quyền quần đảo Hoàng- Trường Sa.
Rồi đến lúc người dân thị xã Kỳ Anh khám phá ra hàng trăm tấn chất thải độc hại chứa trong các thùng phuy, được chôn dấu trong trang trại của các quan chức ủy ban nhân dân Hà Tĩnh vẫn không thấy lãnh đạo chế độ CSVN lên tiếng hay tuyên bố hoặc có hành động gì.
Báo chí lề phải loan tin các thùng phuy chứa chất thải độc hại đã được chuyên chở về Phú Thọ để xử lý nhưng theo nguồn tin lề trái thì chất thải vẫn nằm yên ở trang trại, chỉ có thùng phuy rỗng được đem đi.
Đi xa hơn nữa CSVN còn ra lệnh thẳng tay đàn áp, đánh đập dã man, bắt giữ người dân biểu tình ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài vì sợ hãi những cuộc biểu tình của người dân làm mất lòng lãnh đạo láng giềng khổng lồ hung bạo, gian manh.
Do đó, kêu gọi hay chờ đợi chế độ CSVN thay đổi, nới rộng dân chủ, tự do hơn, hoặc đảng CS sẽ từ bỏ quyền lãnh đạo duy nhất là chuyện hoang đường. Cũng đừng kêu gọi đảng CSVN từ chức, họ có nắm giữ chức vụ nào đâu mà từ?
Hi vọng chế độ CSVN kiện Trung Cộng ra tòa án PCA về chủ quyền ở Hoàng-Trường Sa lại càng mờ mịt, vô vọng hơn, đó là chưa kể về mặt pháp lý, công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng ký năm 1958 là bằng chứng rõ ràng nhất CSVN thừa nhận chủ quyền Hoàng-Trường Sa thuộc về Trung Cộng, vì thế mà Hà Nội không dám hé miệng hay có một động thái nào trên chính trường quốc tế về chuyện này.
Đừng nghĩ rằng chế độ CSVN không biết thực thi quyền hạn của mình trên công pháp quốc tế về vấn đề biển Đông với thềm lục địa 200 km tính từ bờ biển. Họ không thể làm vì há miệng mắc quai, vì đã lỡ ký những hiệp ước bí mật mà người dân không thể biết.
Kiện tụng, phản đối những hành động hung hãn, xâm lăng của Trung Cộng ở biển Đông, đưa nhau ra PCA chỉ làm lộ liễu hơn khuôn mặt bán nước của chế độ CSVN. Đó chính là lý do mà Dương Khiết Trì đã dám mắng thẳng vào mặt lãnh đạo CSVN từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng đến Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang là lũ con hoang.
Từ sau hiệp ước Thành đô 1990, đảng CSVN đã trở thành tay sai của đảng cộng sản Tầu. Một tiếng ho, một cái hắt hơi của Tập Cận Bình cũng khiến cho bộ sậu Tứ đầu chế Trọng, Phúc, Quang, Ngân giật mình, run rẩy, tái mặt. Một lũ đầy tớ thì không bao giờ dám cãi lại chủ.
Lời tuyên bố mới nhất của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN sau cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn của chế độ CSVN cho thấy đảng CSVN coi thảm họa Formosa là nguyên nhân gây ra thất bại của cuộc bầu cử. Điều đó chứng tỏ chưa bao giờ đảng CSVN đặt quyền lợi dân tộc, đất nước trên quyền lợi đảng.
Nói tóm lại, một đất nước được lãnh đạo, cai trị bởi một đảng phái độc tài, duy nhất, không có đối lập, với những con người không còn lương tri, đạo đức, liêm sỉ, lòng tự trọng, không có tinh thần dân tộc, thiếu học vấn lẫn hiểu biết, kiến thức, lại lệ thuộc ngoại bang nặng nề từ kinh tế đến văn hóa, chỉ giỏi to họng mị dân, giáo điều, gian dối không ngượng miệng thì đất nước đó sớm muộn cũng sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới nếu người dân không vùng lên xóa bỏ, lật đổ chế độ đó đi.
Tuy nhiên, điều này bất khả thi khi dân trí người Việt Nam còn quá thấp sau hơn 70 năm bị cai trị bởi chế độ CS. Mấy trăm ngàn người dân ở bờ biển 4 tỉnh miền trung đang đối diện với cái đói, nghèo ập đến nay mai khi không còn ngư trường hành nghề, không biết phải làm gì để sinh sống, không biết đi đâu để tìm việc, chỉ biết ngồi chờ sự cứu giúp, bố thí nhỏ giọt từ chế độ.
Đất đai, làng mạc dọc theo bờ biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế sau hơn 2 tháng xẩy ra thảm họa Formosa đã trở nên hoang tàn, vắng lặng, tầu thuyền đánh cá, lưới, ngư cụ đã bị treo, phơi cùng với gió, sương, nắng, cát. Không một sinh vật nào có thể tồn tại trong một môi trường bị nhiễm độc quá nặng nhưng cũng không có một lực nào đủ mạnh để ngăn cản sự hoạt động của Formosa nếu không có sự can thiệp của quốc tế, như từ chính phủ Đài Loan hoặc sự nổi dậy của ngư dân 4 tỉnh miền Trung, nơi trực tiếp lãnh hậu quả của Formosa. Các cuộc biểu tình lẻ tẻ cho dù có lên đến hàng ngàn người cũng sẽ bị đàn áp, dập tắt nếu không huy động được sự tham gia của ngư dân bị ảnh hưởng từ thảm họa.
Số tiền bồi thường 500 triệu đô la Mỹ sẽ đến tay người dân được bao nhiêu và bao giờ đến vẫn là một câu hỏi lớn. Đến bao giờ biển ở 4 tỉnh miền trung Việt Nam sẽ hồi sinh cũng là một câu hỏi không có câu trả lời khi chế độ CSVN còn tồn tại, bởi chế độ này không muốn và cũng không đủ khả năng giải quyết tận gốc thảm họa do chính họ gây ra.
Ông Nguyễn Văn Thiệu có thể không phải là một tổng thống có tài nhưng chủ trương 4 KHÔNG của ông xem ra lúc nào cũng hữu lý và chính xác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét