khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Nhân đọc một bản tin trên Internet: suy nghĩ về thực trạng của tiếng Việt và nước Việt hôm nay - Tác giả dtk



Vào mấy ngày cuối năm âm lịch vừa qua, có người ở Sydney gởi cho xem một bản tin đáng chú ý,  ít nhất là về hai phương diện: 1) đề tài mới lạ liên quan mật thiết với đời sống con người trên trái đất ngày nay; 2) về thực trạng tiếng Việt qua báo chí, với những ảnh hưởng sâu xa đến người dân ở trong và ngoài nước.

Xin chép lại dưới đây trọn bản tin, rồi lần lượt phân tích một số câu hoặc chữ (đánh dấu *) trong bài.

I) Bản tin

Australia là quốc gia có chất lượng (*1) cuộc sống tốt nhất thế giới !

Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD) (*2) vừa đưa ra báo cáo xếp hạng chất lượng (*1) sống (Better Life Index) (*3) của 34 quốc gia thành viên, chấm điểm theo 11 tiêu chí (*4). Những tiêu chí (*4) này bao gồm

1- mức thu nhập (tính theo USD), (*5)
2- nhà ở, (*6)
3- công việc, (*7)
4- cộng đồng, (*8)
5- quyền công dân, (*9)
6- giáo dục, (*10)
7- môi trường, (*11)
8- y tế, (*12)
9- mức độ hài lòng với cuộc sống, (*13)
10- mức an toàn và (*14)
11- độ cân bằng cuộc sống với công việc. (*15)

Theo đó, 10 nước có điểm số cao nhất chính là 10 quốc gia có chất lượng (*1) sống tốt nhất thế giới.

1. Úc – đất nước có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới.

Với mức thu nhập (*5) bình quân/hộ gia đình (*16) là 28.884 USD, Úc liên tiếp hai năm liền giữ vị trí đầu bảng trong xếp hạng về quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Và sẽ không khó để nhận ra vì sao Úc xứng đáng với danh hiệu này khi nhìn vào số điểm cao chót vót trong xếp hạng OECD về y tế, cộng đồng và nhà ở tại Úc. Tuổi thọ trung bình của người dân Úc là 82 tuổi. Có đến 93% người Úc tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử gần đây.

2. Thụy Điển

Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 26.242 USD, Thụy Điển. Có học vấn và được giáo dục tốt là điều vô cùng quan trọng đối với người Thụy Điển khi 87% người trưởng thành trong độ tuổi 25-64 có bằng cấp tương đương với bằng trung học. Thụy Điển cũng đạt thứ hạng cao trong tiêu chí (*4) môi trường (*11) và 95% người dân hài lòng với chất lượng (*1) nguồn nước.

3. Canada

Với mức thu nhập bình quân/hộ gia đình là 28.194 USD, người dân Canada chỉ làm việc 1.702 giờ/năm.

4. Na-Uy

Thu nhập bình quân/hộ gia đình của quốc gia này là 31.459 USD. 93% người dân ở Na Uy cho hay họ biết chắc mình cần tin tưởng ai khi cần. Người Na Uy cân bằng đời sống riêng và công việc tốt (*17) khi chỉ 3% người lao động ở nước này cho biết họ phải làm việc nhiều giờ.

5. Thụy Sĩ

Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 30.060 USD. Ở Thụy Sĩ, 86% người trưởng thành có bằng cấp tương đương với bằng tốt nghiệp trung học và chất lượng sinh viên ở đây khá cao khi đạt điểm 517 trong đánh giá chất lượng (*1) sinh viên quốc tế OECD – cao hơn mức trung bình là 497 điểm. Tuổi thọ trung bình của người Thụy Sĩ là 83.

6. Mỹ

Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 38.001 USD. Trong xếp hạng của OECD, người Mỹ có thu nhập khả dụng trên hộ gia đình cao nhất thế giới, cao hơn cả mức trung bình đề ra của OECD là 23.000 USD. Đây là một trong những quốc gia có điều kiện nhà ở tốt nhất thế giới, có đầy đủ thiết bị cơ bản, đảm bảo có đủ không gian riêng tư và an toàn.

7. Đan Mạch

Với thu nhập bình quân/hộ gia đình là 24.682 USD, đây là một trong những quốc gia có mức hài lòng về cuộc sống cao nhất trong xếp hạng của OECD. Có đến 89% dân số Đan Mạch cho hay họ có nhiều trải nghiệm tích cực hơn tiêu cực. Người Đan Mạch cũng cân bằng đời sống riêng và công việc khá tốt, bởi chỉ có 2% người Đan Mạch cho biết họ phải làm việc trong nhiều giờ (trong khi mức trung bình đề ra của OECD là 9%).

8. Hà Lan

Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 25.493 USD, Người dân Hà Lan chỉ làm việc 1.379 giờ/năm, ít hơn hẳn mức trung bình của OECD là 1.776 giờ. Điểm số về giáo dục của sinh viên Hà Lan cũng cao hơn hẳn mức trung bình của OECD – đạt 519 điểm, trong khi điểm trung bình của OECD là 497.

9. Ireland

Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 23.047 USD, 98% người Ireland tin tưởng rằng họ tìm được người tin cẩn khi cần giúp đỡ. 97% dân số nước này khá hài lòng với chất lượng nguồn nước. Không khí ở Ireland có ít các phân tử gây ô nhiễm không khí so với mức tiêu chuẩn đề ra của OECD.

10. Vương quốc Anh

Thu nhập bình quân/hộ gia đình là 23.047 USD, 85% người Anh cho hay họ trải nghiệm nhiều thứ vui vẻ tích cực hơn là tiêu cực. Tuổi thọ trung bình của người Anh là 81. Và 97% người Anh cho biết họ hài lòng về chất lượng (*1) nguồn nước ở quốc gia này.



* Source: http://www.baouc.com/2016/02/uc-quoc-gia-co-chat-luong-cuoc-song-tot.html?m=1#.VrCHY_A8aK1



II) Ghi chú



(*1) chất lượng: bắt chước y như cách nói của người Trung  Quốc ngày nay để nói về "phẩm chất". Hai chữ "phẩm chất" (thường dùng ở miền Nam xưa) nay gần như đã biến mất. Dùng chữ "lượng" ở đây không hay gì cho lắm, vì không phân biệt rõ ràng giữa "phẩm" và "lượng" (tiếng Anh: quality/quantity, tiếng Pháp: qualité/quantité). Xem thêm: http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2012/05/chat-luong.html

(*2) Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế: Dịch từ tiếng Anh "The Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD)". Người Tàu dịch là: Kinh tế Hợp tác dữ Phát triển Tổ chức 經濟合作與發展組織. May thay, cách dịch này trong bản tin tiếng Việt, tuy dùng toàn những từ chữ Hán, nhưng viết theo ngữ pháp tiếng Việt. Không như cách "dịch" 100% Tàu như: Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (Việt Minh) hoặc Xã Hội Chủ Nghĩa.

(*3) xếp hạng chất lượng sống: tiếng Anh là: Better Life Index; tiếng Pháp là: indicateur du vivre mieux; tiếng Trung là: mĩ hảo sanh hoạt chỉ sổ 美好生活指數. Cách dịch sang tiếng Việt đã bỏ mất ý niệm "index/indicateur/chỉ số". Có thể dịch lại như sau cho dễ hiểu: "số đo mức sống hơn".

(*4) tiêu chí: hai chữ "tiêu chí" 標誌 chỉ thấy dùng nhiều sau 1975. Xem các từ điển quen thuộc cũ — như Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Tự điển tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức..., không thấy từ này. Tham khảo "Hán ngữ đại từ điển", "tiêu chí" có hai nghĩa: 1) Dấu hiệu riêng biệt, đặc trưng; 2) Chứng tỏ, cho thấy. Hai nghĩa này đều không thích hợp với từ tiếng Pháp "critères". Bản tin chữ Hán dùng từ "tiêu chuẩn" 標準 đúng nghĩa hơn. Như vậy, bản tin tiếng Việt đã lẫn lộn "tiêu chí" với "tiêu chuẩn". Xem thêm: Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn (http://hanviet.org/) "tiêu chí" 標誌.

(*5) mức thu nhập: tiếng Trung "thu nhập" 收入; tiếng Anh "income"; tiếng Pháp "revenus".

(*6) nhà ở: tiếng Trung "trú phòng điều kiện" 住房條件; tiếng Anh "housing conditions"; tiếng Pháp "logement".

(*7) công việc: tiếng Trung "công tác" 工作 / "tựu nghiệp" 就業; tiếng Anh "jobs"; tiếng Pháp "emploi". § Chú ý: bản tin này dùng hai chữ "công việc" thay vì "công tác" như người ta thường gặp trên báo chí ở Việt Nam.

(*8) cộng đồng: tiếng Trung "xã khu hoàn cảnh" 社區環境; tiếng Anh "community"; tiếng Pháp "vie en communauté".

(*9) quyền công dân: tiếng Trung "chánh phủ trị lí" 政府治理; tiếng Anh "Governance: involvement in democracy"; tiếng Pháp "gouvernance".

(*10) giáo dục: tiếng Trung "giáo dục" 教育; tiếng Anh "Education"; tiếng Pháp "éducation".

(*11) môi trường: tiếng Trung "sinh thái hoàn cảnh" 生態環境 / "tự nhiên hoàn cảnh" 自然環境; tiếng Anh "Environment"; tiếng Pháp "environnement".

(*12) y tế: tiếng Trung "kiện khang" 健康; tiếng Anh "Health"; tiếng Pháp "santé". § Tiêu chuẩn này có thể dịch sang tiếng Việt là "sức khỏe" thì đúng và rõ ràng hơn.

(*13) mức độ hài lòng với cuộc sống: tiếng Trung "mãn ý độ" 滿意度; tiếng Anh "Life Satisfaction / level of happiness"; tiếng Pháp "sentiment de satisfaction personnelle".

(*14) mức an toàn: tiếng Trung "an toàn cảm thụ" 安全感受; tiếng Anh "Safety"; tiếng Pháp "sécurité".

(*15) độ cân bằng cuộc sống với công việc: tiếng Trung "công tác sanh hoạt bình hành độ" 工作生活平衡度; tiếng Anh "Work-life balance"; tiếng Pháp "équilibre entre vie professionnelle et vie de famille".

(*16) hộ: xem "hộ khẩu" http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2012/09/ho-khau.html.

(*17) tốt: xem "nói tốt" http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2014/12/noi-tot.html


Lời bàn "tiếng Việt"

Bản tin ngắn này có thể coi là tiêu biểu cho lối viết lách trên báo chí ở Việt Nam từ mấy chục năm nay (kể từ 1975 ở miền Nam cũ): vừa mang khuynh hướng đồng hóa tiếng Việt với tiếng Hoa, lại vừa lù mù tăm tối. Ngoài ra, người ta nhận thấy những từ ngữ "mới" này đã lan tràn ra những cộng đồng người Việt ở ngoài nước.

Xem kĩ Bảng xếp hạng 36 quốc gia theo "số đo mức sống hơn" (tiếng Anh: Better Life Index) người ta nhận thấy tiêu chuẩn "quyền công dân" hay rõ ràng hơn theo tiếng Anh "Governance: involvement in democracy" là tiêu biểu nhất.

Những quốc gia đứng đầu đều là những nước có truyền thống dân chủ lâu đời: Úc Đại Lợi, Thụy Điển, Canada, Thụy Sĩ, Na Uy, Hoa Kì, Đan Mạch, Hà Lan, Ireland và Vương Quốc Anh.

Trông người mà nghĩ đến ta: nếu được xếp hạng không biết Việt Nam đứng hàng mấy trăm?

Ôi, ngày nào Nhà nước còn khăng khăng nhắm định hướng "Xã Hội Chủ Nghĩa" thì "con đường trước mặt" của dân Việt vẫn còn đen tối lắm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét