khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Ngụy tạo lịch sử - Tác giả Trần Gia Phụng



Ở đây, chỉ xin nêu ra vài sự kiện điển hình.

1) Trước hết là những câu chuyện nhồi sọ trẻ em, thiếu niên như chuyện Kim Đồng, Lê Văn Tám, Phan Đình Giót (lấy thân mình lấp lổ châu mai)… Tác giả Trần Huy Liệu đã tự thú trước khi chết là chính ông ta sáng tác chuyện Lê Văn Tám, và nhờ tác giả Phan Huy Lê cải chính giùm. Thế mà cho đến nay, trong sách vở CS vẫn ca tụng Lê Văn Tám, các tỉnh thành vẫn còn trường Lê Văn Tám, đường Lê Văn Tám …

2) Thứ hai cần phải bạch hóa những câu chuyện bịa đặt bao quanh nhân vật Hồ Chí Minh, kẻ nhập cảng chủ nghĩa CS, làm điêu đứng dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay.

3) Thứ đến cần giải mã một số chuyện được CS đưa vào lịch sử như chuyện Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 1930, nông dân Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nghèo đói, nổi lên chống nhà cầm quyền thực dân Pháp. Trong lịch sử Việt Nam, mỗi lần lụt lội hay hạn hán mất mùa, nông dân đều nỗi dậy. Đây là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Hồ Chí Minh lúc đó ở Trung Hoa, nghe tin nầy, liền báo cáo với CSQT rằng dân chúng Nghệ Tĩnh nổi lên chống Pháp, lập “chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh”. Đây là chuyện hoàn toàn bịa đặt. Đảng CSVN lúc đó không biết việc nầy. (Tài liệu của Nguyễn Minh Cần), Về sau, chính HCM phải trả giá cho sự bịa đặt của mình, bị kiểm điểm ở Liên Xô.

4) Năm 1945, Hồ Chí Minh và Việt Minh cùng đảng CSĐD cướp chính quyền. Khi ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9, HCM tuyên thệ cương quyết chống Pháp. Tuy nhiên, khi Pháp trở lui, HCM lại thỏa hiệp với Pháp để duy trì quyền lực. Đến khi bị Pháp áp lực nặng nề, đòi dứng ra duy trì an ninh Hà Nội, thì HCM và lãnh đạo CS đứng trước nguy cơ bị bắt. Vì vậy, muốn trốn thoát khỏi Hà Nội, HCM mới tuyên bố tổng khởi nghĩa để có lý do chính đáng chạy trốn và đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt Nam.

5) Sau khi chạy trốn, HCM kêu gọi toàn dân tiêu thổ kháng chiến (TTKC). Theo CS, TTKC là tự phá hủy nhà cửa, ruộng vườn, đường sá, kho tàng, cơ sở sản xuất, không cho Pháp sử dụng khi chiếm đóng. Thật ra, HCM và CSVN còn nhắm nhiều mục đích thâm độc khác: 1) Về vật chất, TTKC phá nhà cửa để dân chúng không có chỗ trở về, phải tản cư theo VM, để cào bằng kinh tế giữa người giàu với nhà nghèo theo đúng chính sách của CS. 2) Về lịch sử, TTKC phá hủy những cơ sở lịch sử, những công trình kiến trúc, nhằm xóa bỏ quá khứ. Ví dụ tháng 2-1947, ở kinh đô Huế, trong Tử cấm thành, VM đặt chất nổ phá điện Cần Chánh, Càn Thanh, Kiến Trung, cung Khôn Thái, đốt điện Thái Hòa may được Pháp cứu kịp; hoặc VM đập phá những thành trì do nhà Nguyễn xây dựng ở các tỉnh lỵ. 3) Về tinh thần, TTKC phá hủy từ đường, miếu mạo, chùa chiền, nhà thờ, là những nơi thờ phượng của dân chúng.

6) Một ví dụ gần đây để mọi người dễ nhận thấy: Năm 2012, xuất hiện phim “Mậu Thân 1968”, do bà Lê Phong Lan đạo diễn. Đây không phải là phim truyện xi-nê bình thường, mà là do CS cố tình giải thích lại lịch sử Tết Mậu Thân bằng hình ảnh, nhằm bào chữa cho tội ác của CS trong biến cố nầy. Trong phim, CS cho rằng “Mỹ ngụy” mới là tác giả của những nấm mồ tập thể (?). Những ai đi du lịch Huế đều bị nghe các hướng dẫn viên nói lại như thế, vì họ bị bắt buộc phải nói như thế. Chứng nhân Tết Mậu Thân còn đó, tài liệu sách vở, hình ảnh Mậu Thân còn đó, mà CS thay trắng đổi đen trắng trợn thật lộ lieu.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét