khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Nỗi Buồn Toán Học- Tác giả Trần Hoài Thư



1. Ở Mỹ theo dỏi báo chí, được biết ở quê hương có những bạn trẻ liên tiếp làm vẽ vang dân tộc qua những kỳ thi về tóan học quốc tế.

Điều đó chứng tỏ dân tộc VN là dân tộc thông minh, và ít ra, giỏi tóan..

Có lẽ vì vậy, nên chuyện các ngài chức sắc của các công ty hàng đầu trên thế giới này  đổ xô tìm đến VN để khai thác chất xám là chuyện hiển nhiên.

Họ đã đánh hơi được một nguồn chất xám béo bở.

Như họ đã tìm đến Ấn Độ trước đây.

Có điều khác, là thời ấy, đòan quân chất xám Ấn độ được tuyển mộ qua Mỹ.

Bây giờ có lẽ khác. Các tư lệnh hay các chỉ huy trưởng lại bay qua VN mộ quân.

Họ mang qua các dự án. Họ mộ người. Họ mua chất xám ngay tại chỗ. Vừa rẻ vừa tiện.

Khỏi cần lo giấy tờ mang qua Mỹ.. Khỏi cần lo chỗ ăn chỗ ở.

Khỏi cần lo chi tiền bảo hiểm sức khỏe. Khỏe ru.

2. Chất xám khắp nơi, không ai biết là của ai. Trong một sản phẩm vừa được tung ra thị trường nào ai biết có những người đã nặn óc để viết ra những phương trình, đã vẽ nên những biểu đồ, đã tính ra nhiệt độ cọ xát, đã viết ra những chương trình cả vạn giòng… Không phải từ cái bán cầu não của ông Bill Gate, hay của ông CEO của Intel hay IBM…

Câu hỏi được đặt ra, tại sao họ lại tìm đến, khổ công lặn lội dặm trường. Chẳng lẻ cả một đất nước được xem là kỹ thuật khoa học hàng đầu, với những trường đại học danh tiếng lẫy lừng nhất của thế giới, lại không cung ứng đủ những tóan gia hay sao? Hay họ thương xót một đất nước bất hạnh mà ban lòng từ tâm?

Có thật vậy không.

Để trả lời câu hỏi này, xin phép được dùng chuyện riêng cho cái chung, để tả lại bối cảnh của một lớp tóan thuộc chương trình Cao học Tóan ứng dụng tại một trường đại học kỹ thuật của Mỹ. Đó là  đại học kỹ thuật: Stevens Institute of Technology,  Hoboken , New Jersey USA vào năm 1990:

Lớp học gồm một thầy, 5 trò.  Hai Trung Hoa, một Ấn độ, một VN, và một Mỹ trắng (nữ).

Các sinh viên Trung Hoa và Ấn độ là các sinh viên du học. Nữ sinh viên Mỹ  học ngành giáo dục để trở thành giáo sư Toán trung học. Và người VN là kẻ viết bài này.

Đấy, ngành Tóan và sự yêu thích Tóan ở Mỹ là vậy. Nếu đi vào các lớp điện tóan hay MBA, tình hình sẽ khác xa. Lớp học hay giảng đường chen chúc.

Tại sao vậy? Vì sinh viên sợ Tóan, vì Tóan quá gay go, khó nuốt ?
Hay vì ngành Tóan khó kiếm việc, lương bổng thấp ?

Hãy thử làm hai tờ resumé khác nhau..  Một resumé kê có bằng cấp Cao học Toán Ứng Dụng (Master in Applied Math.) với  việc làm 

muốn tìm như Nghiên cứu Thống Kê, hay thầy dạy Tóan v.v… Và một resumé tìm những việc về ngành điện tóan. Thử kê có kinh nghiệm 5 năm về SAP/Business Warehouse chẳng hạn rồi gởi cho một số công ty giúp tìm việc trên Internet như Monster v.v…

Kết quả

Đối với việc làm liên quan Tóan học, chẳng có ma nào đóai hòai.

Và nếu có  đóai hòai thì vẫn có những đòi hỏi phụ: Phải biết rành về một ngôn ngữ điện tóan về Thống Kê Phân tích như SAS hay phải có văn bằng tốt nghiệp ngành sư phạm tại tiểu  bang nếu muốn trở thành thầy giáo.

Đó là chưa kể mức lương quá thấp.

Nhưng những công việc liên quan đến ngành điện tóan, thì đêm ngày chuông điện thọai liên tiếp reo, chẳng những thế còn quen ai giới thiệu sẽ được tiền thưởng hậu hỉnh….


Ôi, nỗi buồn tóan học !

Có phải vậy không ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét