Thiên Long Bát Bộ, tên thứ hai là Lục Mạch Thần Kiếm, tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, được đăng từng ngày trên nhiều nhật báo Sàigòn những năm 66, 67. Không nhớ đích xác năm nào, chỉ nhớ mang máng là trước Tết Mậu Thân. Những năm cuối thập niên 60…Thấp thoáng vậy mà bốn mươi mùa lá đổ muôn chiều đã trôi qua cuộc đời. Những năm xưa xanh thắm ấy cuộc đời Công Tử Hà Ðông trôi êm giữa lòng thành phố Sàigòn thân thương, Công Tử chưa thực sự biết thế nào là đau khổ. Thế rồi đến những đêm đen hơn mõm chó mực, đen hơn cái lá đa ca dao sau 1975 sống cơ cực trong thành phố Sàigòn thương yêu bị đổi tên, hoài niệm thời hoa niên Công Tử có mần mấy câu thơ khi Công Tử ngất ngư con tầu đi trong một đêm buồn nghe tiếng hát tuyệt diệu một đời:
…Em hát khi Anh hồng tuổi ngọc,
Em hát khi Anh giấc ngủ vùi.
Em hát khi Anh chưa biết khóc,
Em hát khi Anh biết mỉm cười.
Em hát tan vàng, ca nát đá…
Em hát cho Anh biết ngậm ngùi…
— Ở đời mười việc có đến bẩy, tám việc không được vừa ý…
Cũng như câu “Lo việc mười năm trồng cây. Lo việc trăm năm trồng người..” không phải là công thức do Hồ Chủ Tịt sáng chế ra, Chủ Tịt mượn câu này của quân tử Tầu, lời nhận xét “Ở đời mười việc thì có đến bẩy, tám việc không được vừa ý..” cũng là một câu dường như có ghi trong sách Minh Tâm Bảo Giám của ông Ðoàn Trung Còn.
Từ ngày khốn nạn 30 Tháng Tư Ðen 1975 cuộc đời những ông Con Trai Bà Cả Ðọi công dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa ngất ngư đi vào chu kỳ phải nói là đen hơn mõm chó mực, đen hơn cả cái lá đa ca dao. Với những ông này ở đời mười việc thì không phải chỉ có bẩy, tám việc các ông không được vừa ý mà là có đến mười ba, mười bốn việc. Việc mấy ông không được vừa ý nhất là việc bọn Công sản bị gậy ăn mày khắp nơi trên thế giới, nhưng ở đất nước của mấy ông nó vẫn cứ sống phây phây, nó vẫn cứ nắm quyền, nó vẫn nhơn nhơn nói chủ nghĩa cộng sản của nó là tốt đẹp, khó chịu nhất là nó vẫn có quyền bỏ tù các ông mút chỉ cà tha kiêm mút mùa Lệ Liễu…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét