khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Gregory Peck trong trí nhớ - Tác giả Cao Thanh Tùng


Tác giả bài viết là giáo sư Cao Thanh Tùng, người điều khiến chương trình Đố Vui Để Học của Trung Tâm Học Liệu Saigon, thời của VNCH.


Trong những năm 60, tôi mới ngoài hai mươi. đi xem xi-nê trong thành phố cũ của mình, trên đất nước cũ của mình, không thể nào tôi quên được, cứ hễ có Gregory Peck là lổ mổ đi xem ở một rạp "pẹc-ma-năng 10 đồng" đường Lê-Thánh-Tôn. Dạo đó, các tựa phim còn viết tiếng Pháp. Vacance romaine, Moby Dick, L’homme au complet gris, Canons de Navarone.. Nay đọc tin Gregory Peck không còn nữa, tuổi đời gần 90, tuổi nghề kéo dài nửa thế kỷ với 60 tựa màn ảnh lớn lẫn nhỏ, tôi bỗng nhớ ngay Vacance romaine [Roman Holiday] và Les neiges de Kilimanjaro [The Snows of Kilimanjaro] của ông. Tôi thấy thật rõ, trong tôi, sự liên tưởng trực khởi khi nhắc tới Gregory Peck về Roman Holiday cũng là vì Audrey Hepburn hết sức trong sáng, dễ thương trong phim ấy. Người nữ diễn viên nầy về hưu, tham gia UNESCO trong chương trình thăm viếng, gây quỹ, chăm sóc nhi đồng thế giới, mất sớm. Cũng hiền lành, ngay thẳng và lương thiện là Gregory Peck trong phim, vai một ký giả rớt mồng tơi ở Ý, không hề "lợi dụng tình thế" khi mang một cô gái như say sưa ngoài phố đọc thơ John Keats tràn cung mây, về phòng trọ mình.


Đây là bài thơ Greogry Peck đọc cho Audrey Hepburn trong phim Roman Holiday
 
 
 
Arethusa by Percy Bysshe Shelley

  I
Arethusa arose
 From her couch of snows
 In the Acroceraunian mountains,---
 From cloud and from crag,
 With many a jag,
 Shepherding her bright fountains.
 She leapt down the rocks,
 With her rainbow locks
 Streaming among the streams;---
 Her steps paved with green
 The downward ravine
 Which slopes to the western gleams;
 And gliding and springing
 She went, ever singing,
 In murmurs as soft as sleep;
 The Earth seemed to love her,
 And Heaven smiled above her,
 As she lingered towards the deep.
II
Then Alpheus bold,
 On his glacier cold,
 With his trident the mountains strook;
 And opened a chasm

 In the rocks---with the spasm
 All Erymanthus shook.
 And the black south wind
 It unsealed behind
 The urns of the silent snow,
 And earthquake and thunder
 Did rend in sunder
 The bars of the springs below.
 And the beard and the hair
 Of the River-god were
 Seen through the torrent's sweep,
 As he followed the light

 Of the fleet nymph's flight
 To the brink of the Dorian deep.
III
'Oh, save me! Oh, guide me!
 And bid the deep hide me,
 For he grasps me now by the hair!'
 The loud Ocean heard,
 To its blue depth stirred,
 And divided at her prayer;
 And under the water
 The Earth's white daughter

 Fled like a sunny beam;
 Behind her descended
 Her billows, unblended
 With the brackish Dorian stream:---
 Like a gloomy stain
 On the emerald main
 Alpheus rushed behind,---
 As an eagle pursuing
 A dove to its ruin
 Down the streams of the cloudy wind.
IV
Under the bowers
 Where the Ocean Powers
 Sit on their pearlèd thrones;
 Through the coral woods
 Of the weltering floods,
 Over heaps of unvalued stones;
 Through the dim beams
 Which amid the streams
 Weave a network of coloured light;
 And under the caves,
 Where the shadowy waves
 Are as green as the forest's night:---
 Outspeeding the shark,
 And the sword-fish dark,
 Under the Ocean's foam,

 And up through the rifts
 Of the mountain clifts
 They passed to their Dorian home.
V
And now from their fountains
 In Enna's mountains,
 Down one vale where the morning basks,
 Like friends once parted
 Grown single-hearted,
 They ply their watery tasks.
 At sunrise they leap
 From their cradles steep
 In the cave of the shelving hill;

 At noontide they flow
 Through the woods below
 And the meadows of asphodel;
 And at night they sleep
 In the rocking deep
 Beneath the Ortygian shore;---

 Like spirits that lie
 In the azure sky
 When they love but live no more.
 




Nhưng The Snows of Kilimanjaro (1952) thì thu hút tôi kỳ lạ. Câu chuyện hẳn đã dựa trên cuộc đời thực của Hemingway là tác giả nguyên tác văn học. Cũng một nhà văn, nhà báo trôi qua Paris, xem đấu bò và tham gia nội chiến Tây-ban-nha, đuổi theo những đàn voi, trâu nước, tê giác .. trong rừng già châu Phi. Gregory Peck giữ vai Harry Street, nhà văn, nhà báo ấy, sống một đời hoạt động, xê dịch không ngừng, đến một lúc phải.. ngừng, bị thương sưng tấy ở chân, nằm nghỉ trên băng ca bìa rừng châu Phi, nhìn bầy kên kên đậu bám trên các ngọn cây, tuồng như rình mò, chờ đợi xác chết.

Và cũng đã nhìn ngắm mỗi ngày, ngọn núi Kilimanjaro 17.910 bộ, cao nhất châu Phi, nơi có con báo nằm chết, không ai hỏi "con báo ấy đi tìm gì ở một độ cao như thế". Ernest Hemingway đoạt Nobel văn chương năm 1954, viết The Snows of Kilimanjaro trước đó và năm 62 tuổi (1961) tự kết liễu đời mình vì bệnh hoạn và suy sụp tinh thần. Con báo Hemingway đã nằm chết trên độ cao của đỉnh Kilimanjaro của đời hoạt động và sự nghiệp văn học? Còn bao nhiêu đỉnh cao khác trong một nhân loại, nơi kết liễu phi lý một đời hoat động không ngừng nghỉ mà chính đương sự lẫn người khác không trả lời được câu hỏi "tìm gì trên đỉnh cao ấy".

Nhà văn ký giả Harry Street vào một quán rượu có tiếng kèn xắc-xô độc tấu và khách ngưỡng mộ vây quanh. Anh ta hỏi một cô gái trẻ: "Tôi làm đủ thứ việc. Còn cô đã làm những gì?". Cô gái trả lời: "Tôi chỉ cố gắng đi tìm hạnh phúc." “Con báo đi tìm gì trên đỉnh núi cao", và vì câu trả lời của cô gái trẻ ấy mà tôi cũng mời một bạn gái thời trẻ của tôi đi xem phim ấy có Gregory Peck.

Ngày nay tôi không còn trẻ nữa. Người bạn gái trẻ của tôi ngày ấy nay là mẹ của các con tôi. Và hôm nay, ngày nay, nghe tin Gregory Peck, không thể nào tôi quên "Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro" và những con kên kên, con báo chết trên núi, Hemingway và Gregory Peck trong trí nhớ, trong kỷ niệm ghiền xi-nê, trong tâm tình và cảm tình một khán giả dành cho những nghệ sĩ của mình. Tôi thấy rõ màn ảnh như một nơi có những hình ảnh rồi sẽ bám theo mình cả đời, có khi ảnh hưỏng lên tâm tình và ý thức, cung cách sống của mình với người khác, với xung quanh.

Ý nghĩa nhân bản của nghệ thuật là chỗ đó, sức mạnh và sức nặng của nó cũng ở chỗ đó

Nay đọc thêm về những thành tựu khác của Gregory Peck trong đời hoạt động ngoài màn ảnh của ông, chúng ta càng thêm cảm kích. Ông đã góp tay xây dựng và làm chủ tịch Academy of Motion Picture Arts and Sciences (1967), quỹ Motion Picture and Television Relief Fund (1971) giúp nơi cư trú và chăm sóc công nhân già trong ngành.

Một tai nạn ở lưng khiến Gregory Peck khỏi nhập ngũ cho Đệ nhị Thế chiến. Ông đoạt hai giải thưởng diễn viên sân khấu ở Virginia năm 1940. Ở Broadway, năm 1949 ông lên sân khấu lần đầu với vở "Morning Glory", sau đó là ba vở kịch không thành công. Nhưng Gregory Peck đã giữ một vai chính trên màn ảnh, trong "Days of Glory" (1944). Phim thứ hai, "The Keys of Kingdom" khiến ông được đề cử Oscar lần đầu. Tên tuổi ông vượt lên hàng mười minh tinh ăn khách nhất tại các phòng vé chiếu bóng trong nhiều năm. Ông được đề cử Oscar bốn lần, ngoài "The Keys of Kingdom" (1944) còn "The Yearling" (1946), "Gentlemen’s Agreement" (1947) và "Twelve O’Clock High" (1949).

Nhưng phải đến năm 1962, với phim "To Kill a Mockingbird" của đạo diễn Robert Mulligan, Gregory Peck mới mang một tượng vàng Oscar Diễn viên xuất sắc về nhà. Cuộc đời nghệ sĩ điện ảnh bận rộn của ông những năm tháng thành công có lúc khiến sinh hoạt thường nhậät dán chặt vào các phim trường: Có lúc ông ký lần lượt lượt ba phim với Selznick, bốn với Fox và ba với MGM.

Ngoài "To Kill a Mockingbird", những phim sau đây lưu lại thật lâu trong trí nhớ và trong lòng mọi người: Spellbound (1945), The Gunfighter (1950), The Man in the Gray Flannel Suit (1956), Beloved Infidel (1959), The Guns of Navarone (1961), How The West was Won (1962), Captain Newman M.D (1963), MacArthur (1977).

Năm 1964, Gregory Peck là chủ tịch Hội ung thư Hoa kỳ ở California và là hội viên đặc quyền của Hội đồng Quốc gia các ngành Nghệ thuật, từng gây quỹ liên bang 4 triệu đồng năm 1965 yểm trợ nghệ thuật. Uûng hộ đảng Dân chủ và được trao Huy chương Tự do năm 1969 thời Tổng thống Lyndon B. Johnson, hai mươi năm sau lại được trao giải Thành tựu một đời của American Film Institute. Chính lúc nhận giải nầy, ông phát biểu một cách thẳng thắng, lên tiếng cảnh giác những nguy hiểm khi giao phó "tất cả hoạt động điện ảnh và VTTH vô hai hay ba bàn tay khổng lồ chủ nhân ông của các tạp chí, nhật báo và các đài vô tuyến". Lập trường tự do và phát biểu trực tính, Gregory Peck ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân.

Diễn viên Gregory Peck, từng đoạt Oscar (1962), đã ra đi vĩnh viễn hôm thứ Năm vừa qua (12 tháng Sáu) tại nhà riêng ở Los Angeles, 87 tuổi. Veronique, người vợ thứ hai (47 năm) của ông – đã có với ông hai trai, một gái - thuật lại ngắn ngủi: Ong không cảm thấy khỏe, bà vào với ông, cầm lên bàn tay. Ông nhìn vào mắt bà, nhắm mắt lại.

Ông sinh năm 1916 ở La Jolla (San Diego), con một dược sĩ người Áùi- nhĩ-lan di dân và một phụ nữ ở St. Louis. Cha mẹ ông ly dị năm ông lên ba tuổi, được bà ngoại nuôi, cho đi học ở San Diego, ở Học viện quân sự St John (Los Angeles) rồi Đại học Berkeley của California. Đầu tiên ông học y khoa, sau đổi qua Anh văn và Kịch nghệ, trả tiền học và sống bằng nghề quét dọn, làm bồi, rửa chén bát. Sau khi đoạt bằng Bachelor, Gregory Peck lên New York làm đủ thứ nghề –rao hàng, chỉ chỗ ngồi nhà hát, hướng dẫn viên du lịch- mục tiêu chính: Broadway.

Cuối tuần sau ngày ra đi vĩnh viễn, các hiệu cho thuê vi-đê-ô không còn một phim "To Kill a Mockingbird" nào "rảnh". Phim ấy thực hiện năm 1962, là phim Gregory Peck đoạt Oscar diễn viên xuất sắc. Peck đóng vai một luật sư miền Nam, biện hộ cho một người da đen bị cáo là hiếp dâm một phụ nữ da trắng, khiến đồng bào và đồng chủng trong thành phố thịnh nộ. Từ bấy đến nay đã hơn 40 năm, tác dụng của màn ảnh, của nghệ thuật, quả là vượt thời gian, không gian. Khán giả có thể già đi, nhân vật tạo nên một hình ảnh tiêu biểu có thể ra đi vĩnh viễn, nhưng trong tâm tình riêng cũng như ý thức chung, hình ảnh ấy vẫn trẻ trung, sống mãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét