Theo đuổi tinh thần của Giáo dục khai phóng từ khi bắt đầu thành lập trường, bắt đầu từ năm 2015, chương trình Giáo dục khai phóng của trường đại học Phan Châu Trinh chính thức được triển khai đồng bộ, xuyên suốt bằng các gói giải pháp cụ thể.
I. Giáo dục khai phóng (GDKP):
PGS Chu Hảo, Phó hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh chia sẻ trong một buổi tọa đàm với sinh viên: “GDKP giúp người học biết được những khác biệt trong thế giới, giúp họ nhận thức và tôn trọng những điều khác mình. Hiểu về mình và thế giới giúp con người có một thế giới quan đầy đủ, để có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, vươn lên là những con người có ích và tự do”.
“Trong môi trường giáo dục đại học khai phóng, sinh viên sẽ được giới thiệu và rèn luyện về phương pháp tư duy, phương pháp phân tích và diễn giải thông tin, cách thức xây dựng và biểu đạt các ý kiến của mình một cách độc lập và dựa trên tri thức, giao tiếp một cách có hiệu quả, tôn trọng sự phong phú và đa dạng của tri thức và văn hóa nhân loại, tích lũy tri thức về tự nhiên và về xã hội loài người”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh chia sẻ trong workshop Giáo dục khai phóng tại đại học Phan Châu Trinh.
Nền tảng GDKP là cực kỳ cần thiết trong yêu cầu tuyển dụng hiện nay. Cuộc khảo sát của Hiệp hội các trường Đại học Mỹ đối với 320 giám đốc doanh nghiệp lớn vào tháng 1.2013 đã chỉ ra 95% trong số họ tìm kiếm các cử nhân có thể hòa nhập và đổi mới môi trường làm việc. Họ mong muốn các trường Đại học rèn luyện cho sinh viên tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp hiệu quả và vận dụng hiểu biết trong thế giới thực. 74% các giám đốc trong cuộc khảo sát nói rằng muốn giới thiệu đến những người trẻ tuổi nền GDKP.(*)
II. Gói giải pháp đồng bộ của GDKP tại trường đại học Phan Châu Trinh – Hội An:
1. Thực hiện chương trình giáo dục tổng quát được lựa chọn một cách cẩn trọng.
2. Áp dụng phương pháp học và dạy có sự can dự tích cực của sinh viên; dân chủ thảo luận và chấp nhận sự đa dạng, khác biệt. Đặc biệt chú trọng áp dụng phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập thích hợp.
3. Triển khai chương trình Giáo dục thể chất hiệu quả.
4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá gắn với cộng đồng dân cư và thiên nhiên ở địa phương
III. Mục tiêu của chương trình Giáo dục tổng quát:
Chương trình Giáo dục tổng quát đóng vai trò quan trọng trong gói giải pháp đồng bộ của Giáo dục khai phóng, nhằm hướng dẫn sinh viên:
1. Mở rộng tầm nhìn và những hiếu biết cơ bản về sự phức hợp, tính tương kết của các vấn đề mà họ sẽ phải đối mặt hàng ngày trong suốt cuộc đời.
2. Biết trân trọng giá trị nền văn hoá của mình cũng như của người khác và tính tương quan giữa các nền văn hoá.
3. Nhận thức được rằng mình là thành viên của đất nước mình cũng như của cộng đồng thế giới và đóng vai trò tích cực như một công dân có trách nhiệm.
4. Phát triển kỹ năng trí tuệ (phương pháp tư duy và các kỹ năng mềm).
(*) Giáo Dục Khai Phóng cho phép thực hành kỹ năng phản biện nhưng thử hỏi ai ứng dụng kỹ năng này vào tư duy nhưng ngược lại với Tư Tưởng Hồ Chí Minh là điều 88,..etc,.. tròng lên đầu ngay tức khắc !
Đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”
Chúng bây lại rước Tầu vào Việt Nam!?
Biết rằng Tầu / Mỹ điếm đàng
Bạn / thù tráo trở, chỉ tham lợi,quyền
Tầu thì ở sát ngay bên
Núi sông / sông núi dính liền với nhau
Những mong tình, nghĩa bền lâu
Đầu môi, chót lưỡi nói câu nghĩa, tình
Nhưng bao nhiêu chuyện bất bình
Lấn chiếm đất / biển làm thinh sao đành
Nhân dân tranh đấu, biểu tình
Bạo quyền lại sợ đàn anh: dẹp liền
Tình đời lắm chuyện đảo điên
Bao nhiêu oan trái, dân phiền, dân lo !
Chuyện nhỏ cho đến chuyện to:
Cướp nhà, cướp đất, tự do, nhân quyền
Tham nhũng, thối nát triền miên,
Đàn áp, chống đối, bạo quyền ra tay.
Rước Mỹ? hay rước Tầu đây?
Mỹ / Tầu tranh chấp nước này tan hoang!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét