khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Bác sĩ ở Việt Nam do 'xin' mà thanh. Xin, nhưng phải có gốc gác Cách Mạng . Nếu không về nhà đi cày trả nợ cho xong



Dân chúng Việt Nam phát hoảng sau khi tờ Tuổi Trẻ có một bài viết kể về những “bác sĩ” theo học trường y hơn 20 năm vẫn không thể tốt nghiệp mà phải “xin.”

Ðứng đầu trong số các trường hợp được tờ Tuổi Trẻ nêu ra về chuyện “xin” thành bác sĩ là N.V.C (không được tờ báo này nêu rõ họ tên).



Công văn của Sở Y Tế nhiều địa phương đề nghị trường Ðại Học Y Dược TP.HCM xem xét vớt đậu tốt nghiệp. (Hình: Tuổi Trẻ)


N.V.C sinh năm 1965, ngụ tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp. N.V.C vào trường Ðại Học Y Dược TP.HCM năm 1987. Do thi rớt nhiều môn, N.V.C tạm ngưng học.

Tuy Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo Việt Nam không chấp nhận tạm ngưng quá 3 năm cho toàn khóa học, đối với các chương trình có thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm và trường Ðại Học Y Dược TP.HCM không cho phép thi lại quá sáu lần trong ba năm tiếp theo tính từ năm kết thúc khóa học nhưng chưa rõ tại sao N.V.C vẫn được “đặc cách” học lại, thi lại nhiều lần. Ðến năm 2014, N.V.C vẫn còn một môn thi không đạt yêu cầu. Khi thi lại vẫn chỉ có bốn điểm.

Cuối cùng, N.V.C làm “Ðơn xin cứu xét cho đậu vớt tốt nghiệp.” Ðáng nói là đơn này có công văn của Sở Y Tế tỉnh Ðồng Tháp đề nghị “hỗ trợ” N.V.C vì “hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà ở vùng sâu thường xuyên bị lũ lụt do đó ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập” và “địa phương hiện nay còn thiếu cán bộ có trình độ đại học để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là các xã vùng sâu, vùng biên giới.”

Ðáng nói là trường Ðại Học Y Dược TP.HCM chấp nhận và đời có thêm một “bác sĩ” tên là N.V.C sau 27 năm “đeo đuổi” trường y.

Ông Lê Quan Nghiệm, hiệu phó trường Ðại Học Y Dược TP.HCM, khẳng định với tờ Tuổi Trẻ, Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo Việt Nam cho phép công nhận tốt nghiệp đối với những sinh viên Y đa khoa đã hoàn tất các môn trong chương trình đào tạo nhưng có một trong tám môn thi tốt nghiệp (bao gồm: bốn môn lý thuyết và bốn môn thực tập về nội, ngoại, sản, nhi) chỉ có bốn điểm.

N.V.C không phải là trường hợp duy nhất. Tờ Tuổi Trẻ cho biết, có đến mười trường hợp vốn là sinh viên y khoa các khóa từ 1985 đến 2003, “đeo đuổi” trường y từ 10 đến 24 năm vì học lực kém cũng mới vừa tốt nghiệp và trở thành “bác sĩ.” Khi “xét vớt tốt nghiệp,” các “bác sĩ” này đều có sự giúp đỡ của Sở Y Tế nhiều địa phương, đề nghị trường Ðại Học Y Dược TP.HCM “hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.”

Sau bài viết “27 năm mới học xong bác sĩ” trên Tuổi Trẻ, hàng trăm độc giả của tờ báo này tỏ ra vừa lo lắng, vừa bất bình vì “nhà trường nhân đạo với họ thì ai nhân đạo với dân,” hoặc “nhân đạo như thế là ác với dân,” vì “bệnh nhân gặp phải những bác sĩ thế này thì sao?”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét