khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

Russia is furious that Finland is joining NATO but can’t do much about it, Nguyễn Bá Trạc dịch


Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã thúc đẩy Phần Lan gạt bỏ những lo ngại lâu nay về việc khiêu khích Nga và tìm kiếm tư cách thành viên NATO, một bước lùi chiến lược lớn đối với Nga.

Về cuộc xâm lược thì Nga cũng ít có thể làm được gì.
Quân Nga bị gài bẫy trong các cuộc giao tranh khốc liệt ở Ukraine, hàng ngũ của họ bị suy kiệt do tổn thất quân số và trang thiết bị nghiêm trọng. Nga rút quân khỏi biên giới với Phần Lan để đưa binh sĩ đến Ukraine, khiến Moscow bị sút giảm đáng kể năng lực đe dọa quân sự với Phần Lan.
Nga cung cấp cho Phần Lan một lượng nhỏ khí đốt và dầu, nhưng Phần Lan đã chuẩn bị cắt nguồn cung cấp đó theo các quyết định của Liên minh châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Có thể một phản ứng sớm đã xảy ra hôm thứ Bảy 14/5/22, đó là công ty nhà nước Nga RAO Nordic thông báo rằng họ đã ngừng xuất khẩu điện sang Phần Lan, mặc dù không rõ động thái này liệu có phải là một biện pháp trừng phạt hay không. Nga quy lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây về động thái này, nói họ đã gây khó khăn cho Nga trong việc nhận các khoản thanh toán những nguồn cung cấp.
Phần Lan nhún vai trước hành động ấy. Các quan chức Phần Lan cho biết họ đã giảm nhập điện của Nga để đề phòng các cuộc tấn công có thể xảy ra cho những cơ sở hạ tầng của Phần Lan, và điện của Nga chỉ chiếm 10% sản lượng tiêu thụ.
Thiếu tướng Pekka Toveri, cựu chỉ huy tình báo quân đội Phần Lan, cho biết Nga có thể sẽ cố tiến hành các cuộc tấn công mạng nhắm vào cơ sở hạ tầng của Phần Lan, hoặc tiến hành “chiến tranh lai” nhằm gây chấn động dư luận Phần Lan, nhưng Phần Lan đã có những hệ thống rất phát triển với đủ khả năng chống lại bất kỳ nỗ lực nào như vậy.
(GHI CHÚ “Chiến tranh lai” là dịch chữ “hybrid war” - được mệnh danh là chiến tranh thế hệ 5 - một chiến lược quân sự sử dụng chiến tranh chính trị đồng thời với chiến tranh thông thường, chiến tranh bất thường và chiến tranh mạng. Cùng với đó là các phương thức gây ảnh hưởng như tạo tin giả, ngoại giao, luật pháp, can thiệp bầu cử… kết hợp các chiến dịch không lộ liễu cùng với các nỗ lực lật đổ, để tránh bị quy kết hoặc phản đòn).
“Họ thực sự không có nhiều thứ để sử dụng mà đe dọa chúng tôi,” thiếu tướng Toveri nói. "Họ không có sức mạnh chính trị, quân sự hoặc kinh tế."
Quyết định của Phần Lan, dự kiến sẽ được chính thức công bố ngày Chủ nhật 15/5/22, làm ảnh hưởng đến cán cân quyền lực dọc biên giới phía bắc của liên minh NATO. Trong những ngày tới, Thụy Điển dự kiến sẽ tiếp bước Phần Lan và cũng tìm kiếm tư cách thành viên NATO. Nhưng việc Phần Lan gia nhập sẽ có tác động lớn nhất đối với Nga, giúp tăng gấp đôi diện tích biên giới trên bộ của Nga với NATO và bao vây hoàn toàn ba cảng của nước Nga trên Biển Baltic.
Trong nhiều thập kỷ, Phần Lan đã chế ngự việc gia nhập NATO vì sợ khích động nước láng giềng lớn hơn, có trang bị vũ khí hạt nhân. Và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã duy trì nỗi sợ hãi đó bằng những lời đe dọa mơ hồ về chiến tranh và những hành động quấy rối đe dọa vùng trời và vùng biển của Phần Lan.
Cuộc xâm lược Ukraine đã lật ngược tính toán ấy, khiến người Phần Lan kết luận rằng họ sẽ an toàn hơn dưới chiếc ô bảo vệ của NATO, thay vì chỉ đối phó với Nga. Trước cuộc chiến Ukraine, chỉ 20% dân Phần Lan ủng hộ việc gia nhập NATO. Đến tháng 5, con số đó lên tới 76%.
Người Phần Lan cũng kết luận rằng hoạt động bất ngờ của quân Nga và những thất bại trên chiến trường ở Ukraine cho thấy Nga không còn gây ra được mối đe dọa như trước, thiếu tướng Toveri phát biểu.
Ông nói: “Nga quá yếu và họ không thể mạo hiểm thêm một thất bại nhục nhã nữa. Nếu Nga cố đưa quân vào Phần Lan “thì chỉ trong vài ngày, họ sẽ bị xóa sổ. Nguy cơ thất bại nhục nhã rất cao và tôi không nghĩ rằng họ có thể chấp nhận được điều đó ”.
Giám đốc Quốc phòng và An ninh Xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu, bà Lauren Speranza phát biểu rằng đối với điện Kremlin thì “đây là một thời điểm thực sự mỉa mai” . Việc răn đe sự mở rộng của NATO là một trong những mục tiêu mà Putin tuyên bố khi tấn công Ukraine, quốc gia đang tìm cách gia nhập NATO. Bà lưu ý rằng Phần Lan và Thụy Điển đã không tìm cách gia nhập NATO cho đến khi Nga xâm lược Ukraine.
Bà Speranza nói: “Không những Putin chỉ gặp thất bại nặng trong các mục tiêu quân sự của mình ở Ukraine, mà còn mở rộng thêm NATO, là điều hoàn toàn trái ngược với những gì ông ta muốn. Bà nói "Nó nhấn mạnh rằng đây là một tính toán sai lầm lớn về chiến lược."
Dường như Moscow đang giảm bớt những đe dọa trả đũa. Trong một cuộc điện đàm mới diễn ra hôm thứ Bảy 14/5/22, Putin nói với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto rằng quyết định gia nhập NATO của Phần Lan là "sai lầm" và có thể có "ảnh hưởng tiêu cực" đến quan hệ Nga-Phần Lan - nhưng Putin không đưa ra lời đe dọa cụ thể nào, theo một bài báo từ Điện Kremlin.
Tổng thống Phần Lan Niinisto, người khởi xướng cuộc điện đàm, đã thẳng thắn nói với Putin rằng trên tất cả mọi sự thì "cuộc xâm lược đại quy mô" của Putin vào Ukraine đã thúc đẩy Phần Lan tìm kiếm sự bảo vệ do liên minh an ninh NATO cung cấp, văn phòng của Tổng thống Phần Lan cho biết.
“Cuộc đàm thoại được diễn ra trực tiếp, thẳng thắn và không trầm trọng. Tránh căng thẳng được xem là điều quan trọng,” bản tuyên bố của văn phòng Tổng thống Phần Lan cho biết.
Trong những tuần trước khi Phần Lan thông báo, các viên chức Nga đã cảnh cáo về những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm việc triển khai vũ khí hạt nhân ở khu lân cận và gửi quân tiếp viện tới biên giới Phần Lan.
Kể từ đó, họ thận trọng hơn, nói phản ứng của Nga sẽ phụ thuộc vào việc NATO tiến xa như thế nào trong việc thiết lập sự hiện diện ở biên giới của Nga.
Quyết định này sẽ đòi Nga đưa ra một “phản ứng chính trị” - các hãng tin Nga dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Grushko tuyên bố hôm thứ Bảy 13/5/22 – và đây là một bước lùi so với phản ứng “quân sự và kỹ thuật” mà phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đe dọa hôm thứ Năm 11/5/22.
Ông cũng phát biểu rằng "hãy còn quá sớm để nói về việc triển khai vũ khí hạt nhân ở khu Baltic" và phát biểu thêm là "Moscow sẽ không bị cảm xúc hướng dẫn" trong việc quyết định phản ứng của mình.
Ông nói trước khi quyết định phản ứng của mình, Nga sẽ tiến hành các "phân tích kỹ lưỡng" về bất kỳ những bố trí mới cho các lực lượng ở biên giới, lập lại những tuyên bố của Peskov nói mức trả đũa của Nga sẽ tùy thuộc vào những cơ sở quân sự mà NATO sẽ thiết lập ở biên giới Nga lên đến bao nhiêu.
Chưa có quyết định nào về việc NATO sẽ thiết lập sự hiện diện ở Phần Lan và Thụy Điển sau khi việc gia nhập của họ được chính thức hóa, có thể vài tháng nữa. Một trở ngại mới đã xuất hiện dưới hình thức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phản đối tư cách thành viên của họ với lý do là Thụy Điển chứa chấp các thành viên của Đảng Công nhân Kurdistan ngoài vòng pháp luật, còn gọi là PKK.
Nhưng các nhà phân tích nói có khả năng cao là tư cách thành viên của Phần Lan sẽ không yêu cầu sự hiện diện quân đội đáng kể của NATO. Phần Lan có một quân đội mạnh và được trang bị tốt, đã tiến hành các cuộc tập trận huấn luyện thường xuyên với các nước NATO. Quân đội của Phần Lan đã được thích hợp tốt với những hệ thống quân sự của NATO.
Một thành viên trường Kinh tế Cao đẳng Đại học Nghiên cứu Quốc gia ở Moscow, ông Dmitry Suslov phát biểu rằng mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược của Nga lớn đến mức Moscow sẽ buộc phải thực hiện một số hình thức hành động chống Phần Lan.
Ông nói, ở mức tối thiểu, Nga sẽ cần củng cố sự hiện diện quân sự của mình dọc biên giới Phần Lan vì Phần Lan sẽ không còn được coi là một quốc gia “thân thiện”. Ông nói, Nga cũng sẽ phải tăng cường sự hiện diện hải quân của mình ở Biển Baltic, nơi sẽ trở thành “một cái hồ của NATO”.
Nếu Mỹ hoặc Anh thiết lập các căn cứ ở Phần Lan, Nga sẽ “không còn lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm vào các căn cứ đó”, Suslov cảnh báo.
Cựu thiếu tướng Phần Lan Toveri cho biết Phần Lan đang chuẩn bị các hành động tiếp theo, nếu chỉ vì Putin có thể cảm thấy cần phải cứu vãn thể diện. Nhưng người Phần Lan đã quen việc sống chung với một thế lực thù địch tiềm tàng ở biên giới của họ qua nhiều thập kỷ và không cảm thấy bị đe dọa quá mức, ông nói. “Chúng tôi đã quen với việc người Nga ở đó. Hầu hết người Phần Lan không quá lo lắng về điều ấy. "


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét