khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

Kỷ Niệm Thời Học Triết Của Ở Miền Nam Trước 1975 - Tác giả Trân Thoại Nguyên

 

Tôi thuộc thế hệ đàn em của các anh, lại học nhảy lớp Ban B (Toán) và có Tú tài 1 mới được vào học Đệ Nhất ban B (1967 - 1968) trường Trung học Trần Quốc Tuấn tỉnh lẻ Quảng Ngãi. Lên lớp Đệ Nhất (Bây giờ là lớp 12) không còn học Văn nữa mà là học Triết, học về tư tưởng của nhân loại từ cổ kim, Đông Tây và tôi cũng đọc & học từ sách TÂM LÝ HỌC của GS, LM Trần Văn Hiến Minh, LUẬN LÝ HỌC và ĐẠO ĐỨC HỌC của GS Nguyên Sa Trần Bích Lan (Và những sách giáo khoa Triết lớp Đệ Nhất của nhiều GS Triết khác soạn).

Do tôi từ thời Trung học Đệ Nhất cấp (Cấp 2, Trung học cơ sở sau 1975), dù ở tỉnh lẻ, tôi đã có thơ đăng ở báo Thủ Đô Sài Gòn và mê đọc sách của Bùi Giáng, Phạm Công Thiện...nên tôi mê học Triết, và thế là xong Tú tài 2 bạn B là tôi lên ghi danh học Khoa Triết Viện ĐH Đà Lạt! Ngày đó tỷ lệ đậu Tú tài rất thấp, nên lên học ĐH Văn Khoa chỉ ghi danh học thôi, chứ không phải thi. Tôi ghi danh học Ban Triết Viện ĐH Đà Lạt là vì để tiện việc làm thêm kiếm tiền ăn học, là làm vườn thuê mà thuở nhỏ học xong tiểu học nhà nghèo không được học lên Trung học, tôi đã bỏ nhà đi hoang vào Nam làm vườn thuê kiếm sống ở Bảo Lộc, Lâm Đồng!
Quả đúng như lời nhận xét một bài làm luận Triết của GS Trần Bích Lan đã được anh Phạm Phú Minh nhớ và ghi lại cụ thể trong giờ học Triết lớp Đệ Nhất C trường Trung học Chu Văn An Sài Gòn năm 1960:

"Ông đã trích một câu văn có vẻ hoa mỹ trong một bài luận nào đó, đọc lên cho cả lớp nghe, và căn dặn không nên viết triết học với lối hành văn như vậy. Triết học là văn của lý trí, cần rõ rệt, trong sáng nhưng không cần hoa mỹ."

Quả đúng như vậy, dù tôi có máu thơ văn lãng mạn nhưng là dân học Toán nên tôi học Triết, viết luận văn Triết tốt là thế! Cũng nhờ học Triết mà tính tôi trầm tư ít nói như ông cụ non, trong lúc các bạn cùng tuổi làm thơ đăng các báo Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, Hoa Học Trò...thì tôi năm học xong lớp Dự bị Nhiệm ý Triết đã có thơ đăng trên Tạp chí TƯ TƯỞNG của ĐH Vạn Hạnh và Tạp chí CHÍNH VĂN của NV Nguyễn Mạnh Côn ở Thủ Đô Sài Gòn năm 1970.

Viện ĐH Đà Lạt là ĐH tư thục của KyTô giáo, nhưng hầu hết các vị GS được đào tạo TS ở nước ngoài về dạy ĐH Văn Khoa Sài Gòn, ĐH Văn Khoa Huế bay lên Đà Lạt dạy Triết như các Thầy: GS Lý Chánh Trung, GS Nguyễn Văn Trung, GS.LM Trần Thái Đỉnh, GS LM Lê Tôn Nghiêm, GS.LM Kim Định, GS.LM Thiện Cẩm, GS, Học giả Giản Chi Nguyễn Hữu Văn (Soạn sách chung với Học giả Nguyễn Hiến Lê), GS Nguyễn Khắc Dương, GS Nguyễn Hồng Giáp...ở ĐH Văn Khoa Sài Gòn bay lên giảng dạy và GS Nguyễn Đình Hoan ở ĐH Văn Khoa Huế bay vào giảng dạy!
Trong tiểu sử của GS.TS, Nhà Phật học nổi tiếng là Thiền sư Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát cũng từng là SV Viện ĐH Đà Lạt năm xưa đó! Dù tôi là Thi sĩ Bụi Đời lang thang đói nghèo nhưng bạn học Triết cùng khóa với tôi cũng có người là GS.TS dạy ĐH ở nước ngoài đó! Hihi!
Bây giờ ngẫm nghĩ mà thương mà tội nghiệp cho HS, SV ở miền Bắc trước đây và con cháu ta sau năm 1975, học thi Tú tài mà cũng chỉ học văn một chiều (không biết cách thuyết trình về một tác phẩm, một tác giả như HS học văn ở miền Nam trước 1975!), học (đầu độc) chút ít về đạo đức, tư tưởng HCM & Mác-Lênin trong môn GDCD (!) chứ không được học, không hiểu biết chút gì về tư tưởng của nhân loại cổ Kim, Đông Tây như HS học thi Tú tài ở miền Nam trước 1975 !
Buồn lắm thay!

Như lời ta thán của anh Nguyễn Đăng Hưng, GS.TS danh dự của Đại học Liège vương quốc Bỉ, một Việt kiều yêu nước, đã chia sẻ:

"Vâng đáng thương thật! Càng đáng thương cho tiền đồ tương lai dân tộc! Càng đau xót khi nghe các vị tai to mặt lớn “ný nuận” linh tinh nghe mà não lòng tím gan!"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét