Khái Hưng sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Khái Hưng học ở trường Albert Sarraut, dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập.
Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng ià Hồn bướm mơ tiên (1933), là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn.
Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết: Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm1934.
Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng ông bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Theo Nguyễn Tường Triệu (con Nhất Linh và cũng là con nuôi Khái Hưng), thì Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).
Hồi còn dạy học ở thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 1973, tôi (Dương Nghiễm Mậu?) đã nghe chính miệng những du kích Thái Bình, những kẻ thừa hành bản án, kể rằng họ được lệnh bỏ rọ trầm xuống sông nhà văn Khái Hưng.
Kẻ hành quyết kể lại thái độ của Khái Hưng rất bình thản, ung dung chui vào rọ nứa cho những kẻ chân đất đầu trần buộc dây, gài đá, vần xuống sông. Ở dưới đáy sông sặc nước, chắc nghẹt thở lắm. Khái Hưng chết chỉ vì ông là đảng viên đảng Đại Việt!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét