Mùa hè năm 1619, trong lúc Bình An vương Trịnh Tùng trở về phủ sau khi xem đua thuyền tại sông Nhị, đoàn hộ tống của ông bất ngờ sững lại trước một tiếng súng thất thanh.
Một thích khách nấp ở ngã ba đường đã bắn vào voi của nhà chúa, nhưng không trúng ai mà chỉ làm gãy cây lọng che. Người bắn ngay lập tức bị bắ.t giữ, và qua tra khảo thì Trịnh Tùng hay rằng kế hoạch ám sát này là do vua Lê Kính Tông và con trai thứ của mình là Trịnh Xuân chủ mưu bày ra.
Sau khi sai con lớn là Trịnh Tráng tiến hành điều tra tổng thể khắp trong cung cấm, Trịnh Tùng vào ngày 23/7 năm ấy kể tội vua Lê trước mặt bách quan tại triều đường, rồi phế truất nhà vua và ép ông phải treo cổ tự sát.
Kẻ trực tiếp ra tay là Văn Đốc (sử không chép họ nhân vật này) cũng bị xử tử. Tuy nhiên về phần Trịnh Xuân thì cách xử trí của Bình An vương khá khó hiểu, khi ban đầu tước bỏ chức tước và quản thúc trong phủ, nhưng chỉ một năm sau đã phục chức cho con mình như cũ.
Đến năm 1623, nhân lúc Tùng đổ bệnh nặng, Trịnh Xuân dấy binh làm loạn hòng giành ngôi chúa khỏi tay anh trai là Trịnh Tráng nhưng không thành công, và lần này đã không thể thoát khỏi cái chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét