khktmd 2015
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019
Đừng giỡn mặt, bậu: Singapore thúc Mỹ chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc
Singapore thúc giục Mỹ để cho Trung Quốc có tiếng nói nhiều hơn trong việc định hình các quy tắc toàn cầu nhằm tránh một cuộc đụng độ kéo dài có thể buộc các nước nhỏ hơn phải lựa chọn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát biểu tại một sự kiện ở Washington hôm 15/5, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan được Bloomberg trích lời nói rằng việc xem Trung Quốc như một kẻ thù phải bị kìm hãm là không có tác dụng và kêu gọi “sự cạnh tranh mang tính xây dựng” giữa các siêu cường. Một thế giới bị chia tách thành các khối đối thủ sẽ gây nguy hiểm cho những lợi ích đã đạt được theo trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo trong suốt 70 năm qua, theo ông Balakrishnan.
“Lời kêu gọi của tôi đối với Mỹ là tăng cường cam kết và cùng thụ hưởng thành quả,” Ngoại trưởng Singapore nói tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức.
“Singapore muốn có cả sự hiện diện bền vững của Mỹ, điều mà chúng tôi tin là tích cực, và chúng tôi cũng muốn Trung Quốc có thể đảm nhận vị trí xứng đáng của mình khi nước này lớn mạnh và trở thành một siêu cường theo đúng nghĩa của nó,” ông Balakrishnan được Bloomberg trích lời nói.
Trung Quốc rất khó có thể làm suy yếu hệ thống toàn cầu do Mỹ lãnh đạo vì chính họ là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất, theo ông Balakrishnan. Tuy nhiên, ngoại trưởng Singapore nói thêm rằng mong muốn của Trung Quốc có quyền sửa đổi các quy tắc toàn cầu là “một sự kỳ vọng hoàn toàn hợp lý” vì họ đã không có tiếng nói khi các quy tắc đó đầu tiên được thiết lập cách đây mấy chục năm.
Việc không đạt được một thỏa thuận sẽ tác động không tương xứng đến các quốc gia phụ thuộc vào thương mại như Singapore, ông Balakrishnan cho biết. Theo Bloomberg, ngoại trưởng Singapore nói thêm rằng đàm phán kéo dài gây ra "nghi ngờ và biến động lớn cho thị trường."
“Đối với những nước ở giữa, đặc biệt là đối với các nước nhỏ (như Singpore), chúng tôi không muốn bị buộc phải đưa ra những lựa chọn gây ác cảm,” ông Balakrishnan nói. “Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng cả hai bên sẽ đưa ra một phản ứng chiến lược và tính đến sự ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế, và cả hai bên sẽ tìm cách đáp ứng những lợi ích hợp pháp của nhau.”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét