khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Ổ vi khuẩn tiềm tàng trong thức ăn thừa



Ngộ độc thực phẩm - còn gọi là bệnh từ thức ăn - được gây ra bởi các vi trùng có hại, chẳng hạn như vi khuẩn trong thực phẩm bị ô nhiễm. Vậy làm cách nào để bảo quản thực phẩm an toàn cho sức khoẻ bản thân và gia đình?

Tủ lạnh tuy chỉ mới sử dụng trong các hộ gia đình và các nhà hàng quán ăn khoảng 100 năm trước, người ta từ lâu đã tận dụng môi trường mát lạnh trong tự nhiên nhằm bảo quản thực phẩm được lâu hơn.
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng để kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật.
Giống như việc chúng ta thích thực phẩm vì lợi ích cho sức khoẻ, vi khuẩn và nấm mốc cũng 'yêu thích' lợi ích dinh dưỡng của thực phẩm. Chúng sẽ đục khoét, tiêu thụ thực phẩm và từ đó sinh sôi nảy nở, cuối cùng là làm hỏng thức ăn.
Ngộ độc thực phẩm - còn gọi là bệnh từ thức ăn - được gây ra bởi các vi trùng có hại, chẳng hạn như vi khuẩn trong thực phẩm bị ô nhiễm.
Bởi vì vi khuẩn khi mới sinh sôi thường không thay đổi mùi vị, màu sắc hoặc vẻ ngoài của thực phẩm, bạn khó có thể biết liệu thực phẩm có nguy hiểm khi ăn hay không. Vì vậy, nếu nghi ngờ về an toàn thực phẩm hoặc thức ăn nấu chín còn thừa, tốt nhất là bạn nên vứt chúng đi.
May mắn thay, hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều có thể được ngăn chặn bằng cách nấu ăn và xử lý thực phẩm đúng cách.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình, bạn hãy nhanh chóng làm lạnh thực phẩm dễ hỏng, chẳng hạn như thịt, gia cầm, cá, sữa và trứng sau khi vừa mới mua về.
Những vi khuẩn có thể gây bệnh trong thực phẩm - như khuẩn Salmonella, Campylobacter, E. coli hoặc Listeria . Khi ăn phải thực phẩm nhiễm các khuẩn này, bạn có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.
 

Làm thế nào để ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong thực phẩm?

Tất cả các sinh vật trên hành tinh đều cần những nhu cầu cơ bản để phát triển: năng lượng (chúng ta cần đường ăn, cây cỏ cần ánh mặt trời), khí oxy (cho các dạng sinh vật cao cấp hơn).
Muối từ lâu đã được sử dụng làm chất bảo quản cho các loại thực phẩm dễ hỏng như thịt cá; muối liên kết với nước giúp ngăn chặn không cho vi khuẩn có chỗ để sinh sôi nảy nở.
Axit cũng có thể được sử dụng để bảo quản thực phẩm (thông qua quá trình tẩy hoặc lên men), vì hầu hết các vi khuẩn đều không thích nghi được trong điều kiện axit.
Tất nhiên, quá trình nấu ăn có thể giết chết các vi khuẩn đáng lo ngại, nhưng chúng vẫn có thể làm ổ và phát triển trong thực phẩm sau đó mà chúng ta không hề hay biết.
Nếu thức ăn không được bảo quản với muối hoặc ngâm giấm, hoặc thức ăn nấu chín còn thừa, bạn cần phải giữ thực phẩm ở nhiệt độ mà vi khuẩn không có điều kiện sống sót.
 
Thông thường, độ ẩm càng cao, thực phẩm càng dễ hỏng. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể trữ thực phẩm khô (như các loại hạt) trong tủ thường hoặc tủ chén nhưng thực phẩm có độ ẩm cao (như thịt tươi, rau) sẽ nhanh chóng bị hỏng nếu không được bảo quản trong tủ mát.

Cách bảo quản thực phẩm an toàn

Vùng ‘nhiều rủi ro' nhất là nhiệt độ từ 5 độ C đến 60 độ C. Đây là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn làm hư thối thực phẩm nhanh nhất.
Để phòng tránh điều này, cần giữ thực phẩm nóng trên 60 độ C và bảo quản chúng trong ngăn lạnh dưới 5 độ C.
Không để thức ăn dưới nhiệt độ phòng thông thường hơn hai giờ đồng hồ hoặc hơn một giờ ở nhiệt độ trên 32 độ C.
Thực phẩm chưa nấu chín, chẳng hạn như xà lách hoặc bánh mì sandwich, cũng nên được ăn hoặc làm lạnh nhanh chóng.
Nếu thực phẩm sau chế biến còn thừa đã nằm trong ‘vùng rủi ro’ trong vòng:
- ít hơn hai giờ: sử dụng ngay lập tức hoặc lưu trữ nó một cách thích hợp
- từ hai đến bốn giờ: sử dụng ngay lập tức
- nhiều hơn bốn giờ: bỏ vào thùng rác
Thức ăn nấu chín có thể được giữ trong ba đến bốn ngày trong ngăn mát tủ lạnh.
Hãy chắc chắn bạn và gia đình sẽ tiêu thụ hết chỗ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn tối đa là bốn ngày. Sau khoảng thời gian này, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ tăng lên.
 
Nếu bạn không chắc có thể ăn hết thực phẩm đã chế biến trong vòng bốn ngày, hãy cho chúng vào hộp và bỏ vào ngăn đá dùng dần.
Nếu thực phẩm vẫn còn tốt, hãy chia chúng thành từng phần nhỏ bỏ vào hộp để bảo quản. Khi làm như vậy, từng hộp có kích thước nhỏ sẽ được làm lạnh nhanh hơn kích thước lớn.
Mỗi khi bạn dùng lại thức ăn thừa, hãy hâm nóng chúng trên bếp, trong lò nướng hoặc lò vi sóng.
Các loại nồi hầm, ninh và nấu chậm không được khuyến khích dùng để hâm nóng thức ăn thừa vì những thiết bị này có thể không hâm thức ăn đủ nóng ở nhiệt độ phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn.
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét