khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Người Saigon trọng nghĩa khinh tài (Trích báo Tuổi Trẻ Thành Hồ)




Nói nào ngay, mấy bà mẹ buôn thúng bán bưng đất Saigon đã từng nuôi ăn, bao che, giúp đỡ đám sinh viên học sinh CSVN nằm vùng(mà hồi đó gọi là đám SVHS tranh đấu) như: Huỳnh tấn Mẩm, Lê văn Nuôi, Huỳnh công Khế,..., để chúng quậy tưng cái gọi là chính quyền Saigon và giật sập bọn "ngụy quyền" vào ngày 30/4/1975. Đám dép râu "dzô SG" chúng chạy theo CSVN, và tập hợp đám đeo băng đỏ thành tiểu đoàn 304, làm mấy "má SG" này mệt cầm canh. Đó, mấy con chó luôn nhớ ân chủ, nhưng bọn nó vô ơn, tệ hơn chó, quay qua cắn chủ.  Đám này chắc chắn không là dân Saigon mang tiếng tốt: TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI ! ĐEM CHÚNG ĐI CÂU SẤU!





Bạn Ngọc Diệp kể câu chuyện của mình:

"Gần 6 năm làm “người Sài Gòn” cô sinh viên tỉnh lẻ như tôi mang nhiều ân tình với mảnh đất này. Cảm nhận của tôi là người Sài Gòn “nói ít làm nhiều”, vẽ ngoài khép kín nhưng trong lòng rộng mở. Ngày tôi chân ướt chân ráo lên Sài Gòn trọ học rồi một kiếm một chân gia sư.

Lần đầu tiên bước vào tòa nhà khá lộng lẫy của cô học trò con một vị giám đốc công ty khiến tôi không khỏi ngại ngần. Rồi thái độ khá lạnh lùng của bà giám đốc cũng khiến tôi lo lắng khi bà chỉ dành ít lời hỏi thăm quê quán, tên tuổi…

Tất nhiên mọi khó khăn của gia đình, của cô gái quê lên thành trọ học tôi chỉ dám chia sẽ cùng cô học trò khi dần thân thiết. Và thật bất ngờ khi chỉ ít ngày sau bà giám đốc bảo tìm được cho tôi 2 cô học trò mới nhà chỉ cách một con phố.

Tôi cảm nhận từ ngày tôi “tâm sự” cùng cô học trò thì bà giám đốc dù vẫn giữ thái độ khép kín nhưng luôn dành cho tôi nhiều thiện cảm và sự giúp đở chân tình, thiết thực.

Một cô gia sư còn non nớt tuổi nghề tuổi đời, chưa “đứng lớp” được bao lâu, chưa ghi dấu ấn thành tích gì cho học trò mà được hưởng nhiều “bổng lộc” đến không ngờ.

Cứ mỗi dịp lễ, tết, ngày kỉ niệm, thành lập như 30-4, 2-9 hay ngày nhà giáo, quốc tế phụ nữ… bà đều trân trọng gởi đến tôi chiếc bao thư kèm lời chúc tặng. Mỗi lần tôi xin phép về quê là bà khéo léo gời bao thư bảo tôi “mua chút quà về cho ba mẹ”.

Có lẽ bà là hình mẫu đầu tiên mang đến cho tôi sự cảm nhận về tích cách nghĩa hiệp, hào sảng của người Sài Gòn. Với bà, tôi còn trân quý vì sự kín đáo, tế nhị.

6 năm làm dân Sài Gòn không phài chỉ toàn nếm vị thơm mật ngọt mà còn có không ít trái đắng. Như lần tôi bị mất chiếc laptop ở phòng trọ, lần bị va quẹt xe mà với một thanh niên còn suýt bị hành hung… nhưng có lẽ nó không đủ để xóa mờ những hình ảnh đẹp giữa Sài Gòn.

Tôi yêu quý chú vá xe đầu hẻm với “tiêu chí” bơm xe miễn phí cho sinh viên nhà trọ. Tôi mến chú photocopy luôn ưu ái “tính rẻ” tài liệu học tập. Thích chị chủ quán cơm bình dân không ít lần gởi lại điện thoại bỏ quên, cũng như chú xe ôm từ chối lấy tiền cuốc xe hướng dẫn tôi chờ đón xe buýt…

Có lẽ đó là những hình tượng dễ mến của mảnh đất Sài Gòn luôn đầy ấp tình người, đong đầy cảm xúc…".

Một bạn từ Đà Nẵng dùng từ "chơi được" để miêu tả tính cách của người Sài Gòn. Bạn viết:

"Người Sài Gòn nói chung chơi được, đến đâu cũng được hoan nghênh và điều cơ bản nhất là không quá sâu sắc về lời nói và không quá khôn khéo về lối sống nên lần đầu tiên khi tiếp xúc, người đối diện không tốn nhiều thời gian thăm dò, nghi ngờ hay dè dặt".

Một bạn khác cho rằng người Sài Gòn "lễ phép nhưng không màu mè thấy phát mệt, thích sự đơn giản, ghét sự rườm rà".

"Ngoài ra, người Sài Gòn còn thẳng ruột ngựa, thấy sao nói vậy, dù biết nhiều khi sự thật mất lòng, chịu không chịu thì thôi, không lòng vòng chi cho mỏi miệng.

Người Sài Gòn còn thi ân bất cầu báo, mà nếu muốn báo ân thì chỉ cần một chầu lai rai "nước mắt quê hương" kết nghĩa bằng hữu chi giao là xong. Sẵn sàng giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha (không phải chỉ can ngăn ẩu đả mà còn là cứu giúp, cưu mang người hoạn nạn...).

Nên không chỉ người Việt với nhau, mà kể cả nhiều dân Tây cũng nói là rất thích người Sài Gòn nói riêng".

Một bạn chia sẻ rằng "người Sài Gòn đặc biệt thích giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh quanh mình".

"Những khi đồng bào miền Trung, miền Tây chịu thiên tai, lũ lụt, người Sài Gòn chẳng ai bảo ai, chẳng làm theo phong trào, cứ thế tìm đến những nơi quyên góp, các toà soạn báo, lũ lượt xếp hàng để được chia sẻ, để được yêu thương với chính đồng bào của mình. Người Sài Gòn quan niệm cho đi tức là nhận".

"Tôi được nghe mẹ tôi kể lại, cái nếp sống của người Sài Gòn chỉ gói gọn 2 chữ "quốc tế". Ngẫm lại thì đúng như vậy, cái nếp sống quốc tế đó lòng luôn mở với bất cứ điều gì", bạn Mai Phú kể.

"Chỉ có 3 từ rất chính xác là: người quân tử" - bạn NTS nhận xét.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét